Trang chủNewsNhân quyềnPhát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách góp phần xóa đói...

Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách góp phần xóa đói giảm nghèo


Từ nguồn vốn chính sách ưu đãi, nhiều gia đình hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được mô hình sinh kế hiệu quả, tạo thu nhập ổn đỉnh, qua đó vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hỗ trợ bò giống cho người nghèo để phát triển sinh kế

Hỗ trợ bò giống cho người nghèo để phát triển sinh kế

Trở về quê hương lập nghiệp sau nhiều năm bôn ba làm công nhân may ở miền Nam, gia đình chị Ngô Thị Kim Ngân (41 tuổi, ở thôn 1, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến nay đã tạo lập được mô hình sinh kế ổn định. Từ một gia đình có hoàn cảnh nghèo nghèo khó, ở trong căn nhà tạm khi mới trở về thì nay vợ chồng chị Ngân đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, kiên cố, có đàn bò gần 10 con để tạo nguồn thu nhập. 

Được biết, năm 2015, gia đình chị Ngân đã được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phú Sơn hỗ trợ một con bò giống sinh sản theo hình thức vốn quay vòng. Gia đình cũng tự vay thêm 9 triệu đồng để mua thêm 1 con nữa cho đủ cặp. Có bò giống trong tay, vợ chồng chị Ngân tập trung chăm sóc, từ việc làm chuồng đến chăn dắt, cắt cỏ. Được chăm sóc tốt, những con bò mẹ đã liên tục đẻ bê con. Đến nay, đàn bò của gia đình đã tăng lên gần 10 con và đã có một số được bán để tạo thu nhập, trả lại tiền hỗ trợ ban đầu.

Trước đó, vàn năm 2011, khi biết gia đình chị Ngân phải ở trong căn nhà tạm tại khu tái định cư thôn 1, xã Phú Sơn, một đơn vị tại TP Huế đã hỗ trợ 20 triệu để xây dựng nhà cửa. Gia đình quyết định vay thêm 40 triệu từ Ngân hàng chính sách xã hội để làm căn nhà kiên cố, xoá nhà tạm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn nên phải đến tận năm 2022, nhà của chị Ngân mới chính thức hoàn thiện. Chị Ngân cho biết, đàn bò là mô hình sinh kế chủ lực, giúp gia đình có tiền trả nợ, hoàn thiện nhà cửa và nuôi con ăn học.

Theo lãnh đạo xã Phú Sơn, dự án đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, bảo toàn đồng vốn để quay vòng, giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn xã có điều kiện chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo được triển khai từ năm 2008. Đợt đầu tư đầu tiên với số tiền 28 triệu đồng, mua 7 con bò giống cấp cho 7 hộ nghèo. Sau thời gian 4 năm, những con bê đầu tiên sinh ra được dự án thu lại. Nhận thấy đây là mô hình có hiệu quả cao, xã Phú Sơn tiếp tục đầu tư mua bò giống thêm 2 đợt để hỗ trợ cho người nghèo, nâng tổng số hộ được hỗ trợ lên 22 hộ. Hiện nay, mô hình đang được nghiên cứu, nhân rộng để giúp xóa đói giảm nghèo bền vững. 

Bà Dương Thị Kim Tú – Trưởng phòng LĐ-TB&XH thị xã Hương Thủy cho biết, để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, địa phương này đã tập trung triển khai lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tập trung hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, như: hỗ trợ nhà ở, vật tư, phương tiện sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài… 

Bên cạnh đó là phát huy tốt các nguồn vốn chính sách để hỗ trợ người dân phát triển mô hình sinh kế. Năm 2022, thị xã Hương Thuỷ hỗ trợ 85 hộ nghèo xây dựng mô hình nuôi gà, bò, heo. Đến nay, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình nuôi gà, cho nguồn thu nhập ổn định, giúp quay vòng vốn tốt. Cũng nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã giảm mạnh, tính đến hết năm 2022 chỉ còn 1,22%, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. 

Hỗ trợ heo giống cho hộ nghèo

Hỗ trợ heo giống cho hộ nghèo

Theo đánh giá, những năm qua, các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trở thành cầu nối quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; từ đó, nhiều gia đình đã có vốn để đầu tư vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, có 17.062 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống; 799 hộ vay vốn Chương trình hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn,…Thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 2.879 lao động, tạo điều kiện để người lao động phát triển sản xuất, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho 176 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ chỉ đạo khai thác tốt nguồn vốn ủy thác, kết hợp các nhóm nguồn lực để người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách, tạo điều kiện để các nhóm đối tượng được vay vốn sản xuất kinh doanh. Tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, gắn với các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội. 

CAO TIẾN



Source link

Cùng chủ đề

Khởi sắc ở Yên Thuận

Với hơn 80% là đồng bào DTTS sinh sống, xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ sự hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước bứt phá, vươn lên.Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình điểm “Hỗ...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững

Trong nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân, mang lại những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...

Nghệ An: “Định vị” hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu

Từ dữ liệu trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội năm 2019, những năm qua, tỉnh Nghệ An tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Ơ Đu khởi sự kinh doanh, từng bước hòa nhập với kinh tế thị trường. Đây là hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu cần được quan tâm triển khai trong thời gian tới.So với số liệu cuộc điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chân dung tân Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Tường Lâm

Anh Nguyễn Tường Lâm (SN 1984), là Tiến sĩ Xây dựng, vừa được bầu trở thành tân Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (T.Ư Hội LHTN) Việt Nam. Tại Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần thứ nhất khóa IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029, anh Nguyễn Tường Lâm – Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt...

Hà Nội hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng tối đa 6 triệu đồng

(LĐXH) - UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 69/2024/QĐ-UBND phê duyệt mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng với mức từ 2 - 6 triệu đồng/người. Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian tham gia khóa đào tạo nghề.Theo đó, mức 6 triệu đồng/người/khoá học hỗ trợ cho người khuyết tật được xác định...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Năm 2025: Giảm tần suất tai nạn chết người trung bình 4%

(LĐXH) - Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Theo báo cáo của Cục An toàn lao động, năm 2024 đã đạt được một số kết quả nổi bật trong công tác ATVSLĐ. Cụ thể, Cục đã tham mưu trình Bộ LĐ-TB&XH, trình Ban Bí thư, Chính...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Cùng chuyên mục

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Mới nhất

Petrovietnam và Saudi Aramco thúc đẩy hợp tác

Tham gia đoàn công tác có Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, đại diện các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị BSR và PTSC. Ông Mohammed Y. Al Qhatani - Tổng Giám đốc phụ trách khâu sau và các lãnh đạo cấp cao của Saudi Aramco đón tiếp trọng...

Giảm giá 100% tại Vietnam Grand Sale 2024

Để kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần phục hồi, Bộ Công thương vừa phát động chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” kéo dài đến hết ngày 31/12. Ảnh: HẢI NAM Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thời...

Fed chốt vấn đề lãi suất, chứng khoán “đỏ rực”, S&P 500 “bốc hơi” 178,45 điểm

Ngày 18/12, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 9/2024.

Người dân TPHCM được săn hàng hiệu giảm giá lớn dịp cuối năm

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức sự kiện khuyến mãi hàng hiệu - City sale (chuỗi Shopping Season mùa 2024). Chương trình Khuyến mãi tập trung - Mùa mua sắm “Shopping Season” năm 2024 được Sở Công Thương TPHCM tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối với người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng...

Mới nhất

Tăng mạnh dịp cận Tết