Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị kinh tế cao này giúp người dân miền núi xóa đói, giảm nghèo, từng bước thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.Chiều 17/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagao Yutaka, Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam.Chuyến xe nhân văn Mái ấm gia đình Việt vẫn tiếp tục hành trình giúp đỡ các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi nẻo đường từ Bắc vào Nam. Và sắp tới đây, Chương trình sẽ dừng chân tại thành phố biển Phan Thiết, Bình Thuận với 6 số ghi hình từ ngày 21/2 đến ngày 23/2.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị kinh tế cao này giúp người dân miền núi xóa đói, giảm nghèo, từng bước thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.Công an thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tạm giữ hình sự 9 đối tượng trong vụ dàn cảnh cướp tài sản của du khách, trong khuôn viên chùa Kim Tiên.Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Những công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, đã và đang phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Lưu giữ văn hóa cội nguồn. Xứ Mường chuyển đổi số. Lễ hội “Gầu Tào” - Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ cây, con giống, giúp cho các hộ đồng bào DTTS có điều kiện phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo.Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km, Đền Và tọa lạc ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đền nằm trên đồi và được bao quanh bởi một rừng cây lim cổ thụ cùng những cánh đồng xanh mướt, không khí trong lành và tươi mát quanh năm. Di tích Đền Và và lễ hội Đền Và là sự kết nối giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.Lễ hội “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025 vừa được UBND huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tổ chức vào hôm nay (ngày 17/2) tại thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh. Lễ hội là cụ thể hóa Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Điểm dừng chân Khởi My tại Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), nơi bị sập cầu, khiến gần 10 du khách rơi xuống sông, bị đình chỉ hoạt động vì chưa đăng ký kinh doanh hoàn thiện, không có cảnh báo, bảo đảm an toàn cho du khách, phương tiện sà lan hết hạn đăng kiểm.Sáng 17/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Hiệu quả rõ rệt
Đông Giang là một trong những huyện miền núi Quảng Nam tiên phong trong việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết; bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Trong năm 2024, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã phân bổ, giải ngân hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân nuôi hưu sao, heo đen, trồng dược liệu, cây ăn trái và hàng chục mô hình sản xuất khác.
Ông Ating Banh (thôn Cutchrun, xã Mà Cooih) cho biết, năm 2022, gia đình ông chuyển đổi khoảng 1 sào đất rẫy trồng bắp sang giống ớt A Riêu. Sau 3 tháng ươm trồng và chăm sóc, cây ớt đã bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi cây cho ra từ 3 – 4 lạng quả. Đến mùa thu hoạch, ông thu hái và mang bán cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih.với giá khoảng 200 nghìn đồng/kg, mỗi vụ thu hơn 15 triệu đồng.
Không những ông Ating Banh, hầu hết các hộ dân ở xã Mà Cooih bên cạnh trồng dược liệu và chăn nuôi đều trồng ớt A Riêu để cải thiện thu nhập.Theo người dân, trong những năm gần đây, từ nguồn cây giống hỗ trợ từ địa phương, người dân đã tham gia trồng ớt nhờ có sự liên kết thu mua đầu ra ổn định từ Hợp tác xã lâm nghiệp Mà Cooih.
Ông Arất Bói, Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết, mô hình trồng ớt A Riêu theo mô hình chuỗi liên kết đã giúp cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. “Trước đây, nguồn thu nhập chính của đồng bào Cơ Tu từ cây sắn, ngô, chuối, gỗ keo..., giờ có thêm ớt A Rriêu giúp nhiều hộ xóa đói giảm nghèo. Mỗi năm huyện hỗ trợ xã 200 triệu đồng mua cây giống cung cấp cho người dân trồng”, ông Bói cho biết.
Là một trong những hộ được hỗ trợ sản xuất nằm trong chuỗi liên kết giá trị của xã Sông Kôn, anh Ating Cao Linh đã hình thành cho mình một hệ sinh thái vườn, với hàng chục loại cây trồng tươi tốt, có giá trị kinh tế cao. Anh chia sẻ, trước đây anh chủ yếu làm nưỡng rẫy với cây keo. Sau thời gian được các cấp chính quyền động viên, anh đã khai hoang diện tích đất với hơn hơn 1,5ha để trồng các loại cây ăn trái và chăn nuôi gà vịt.
Đến thời điểm hiện tại, anh sở hữu cho mình vườn cây ăn trái, với hơn 300 cây sầu riêng, 300 cây măng cụt, 240 cây mít, hàng nghìn cây chanh và chuối. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi gà và đào ao thả cá để có thêm thu nhập. Không những thế, anh Linh cũng là 1 trong 12 hộ được hỗ trợ hưu sao để phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị trong đợt này.
Hiện tại anh đã đầu tư chuồng trại bài bản, với số tiền bỏ ra khoảng hơn 70 triệu làm chuồng 6 ngăn. Trong vài ngày tới, anh sẽ được cấp hỗ trợ 5 con hưu sao để thả nuôi. Với sự hỗ trợ từ các cấp, cùng với sự nỗ lực của bản thân, anh rất hy vọng trọng thời gian tới kinh tế sẽ từng bước phát triển, đem lại thu nhập cao.
Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất
Là một trong những hộ được nhận hỗ trợ trâu để phát triển kinh tế theo mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, anh Hồ Văn Ring (đồng bào Gié Triêng, thôn 4, xã Phước Đức) đến nay vẫn chưa hết phấn khởi khi kể lại.
“Trước khi được cấp trâu, tôi được cán bộ xã tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại. Tôi cũng trồng một sào cỏ để phòng khi trời mưa gió còn có cái cho bò ăn. Nhờ được hỗ trợ trâu để làm ăn, cùng với mở rộng làm nương rẫy, trồng keo, gia đình tôi cũng đã thoát khỏi hộ nghèo”, anh Rin nói.
Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết:Trong năm 2024, huyện đã giải ngân hơn 15 tỷ đồng để thực hiện Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, qua đó hỗ trợ về con giống cho hơn 400 hộ dân với 29 dự án phát triển sản xuất cộng đồng và 4 dự án liên kết phát triển sản xuất. Theo đó, mỗi hộ được cấp 2 – 3 con trâu, bò; hoặc 10 con dê; hoặc 5 - 6 con heo sinh sản…
Ngoài ra, với nguồn vốn hơn 23 tỷ đồng từ Chương trình MTQG 1719, địa phương đã giải ngân để thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho người dân. Huyện đã phân bổ cho các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện 27 dự án sản xuất, qua đó hỗ trợ hàng trăm con giống trâu, bò, dê cho người nghèo, cận nghèo.
Ông Đặng Tấn Giản, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, chia sẻ từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, toàn tỉnh đã triển khai được 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các huyện, với 3.391 hộ dân tham gia.
“Trong đó, địa phương tập trung vào các dự án hỗ trợ cho người dân về cây giống, con giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như heo, bò, trâu, hưu sao và các loại cây trồng như quế, chè, ớt, cây ăn trái và những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh…. Qua đó, đã giúp cho hàng ngàn hộ dân từng bước cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, ông Đặng Tấn Giản thông tin.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-nam-buc-pha-giam-ngheo-tu-cac-du-an-lien-ket-chuoi-gia-tri-1739790795581.htm
Bình luận (0)