Trang chủDestinationsHà GiangNửa nhiệm kỳ nhìn lại: Sức mạnh từ nội lực

Nửa nhiệm kỳ nhìn lại: Sức mạnh từ nội lực


08:02, 07/08/2023





 

BHG – Qua nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, dịch bệnh Covid-19, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, giành nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Diện mạo mảnh đất cực Bắc Tổ quốc với nhiều bức tranh đa sắc đã tạo niềm tin, khí thế để “tăng tốc” thực hiện những chỉ tiêu còn lại trong nửa cuối nhiệm kỳ 2020 – 2025.





 

Với quyết tâm tạo đột phá trên các lĩnh vực, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 2025 quyết nghị 17 chỉ tiêu, 3 đột phá và 5 chương trình trọng tâm để triển khai thực hiện. Sau nửa nhiệm kỳ phấn đấu, có 5/17 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (chiếm 29,4%); có 8/17 chỉ tiêu đạt từ 80% đến dưới 100% (chiếm 47,1%); 4/17 chỉ tiêu đạt từ 50% đến dưới 80% (chiếm 23,5%). Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2021 – 2023 đạt 5,94%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng dần qua từng năm, ước năm 2023 đạt 3.006 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2020.








Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 quyết nghị 17 chỉ tiêu, 3 đột phá và 5 chương trình trọng tâm

Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2021 – 2023 ước tăng 4,66%. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực triển khai các giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nâng giá trị thu hoạch bình quân ước năm 2023 đạt 62 triệu đồng/ha, tăng 12 triệu đồng/ha so với năm 2020. Chăn nuôi đại gia súc dần trở thành hàng hóa chính; đến nay, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 32% (tăng 6,7% so với năm 2020), đạt 91,43% chỉ tiêu Nghị quyết. Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được quan tâm, chú trọng. Năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 58,9% (tăng 0,9% so với năm 2020), đạt 98,17% so với chỉ tiêu Nghị quyết.

Công nghiệp, thủ công nghiệp cơ bản hoạt động ổn định, phát triển tốt, đúng định hướng quy hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tăng đều qua các năm, năm 2023 ước đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2020. Giai đoạn 2021-2023 có thêm 11 nhà máy thuỷ điện đi vào phát điện. Ngành chế biến nông, lâm sản đang từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển theo phương châm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.




Các hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng bình quân hàng năm đạt 11,7%/năm (Nghị quyết Đại hội đề ra 8%/năm). Đầu năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đã có nhiều chuyển biến tích cực; dự kiến năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt khoảng 270 triệu USD (gấp 3,5 lần so với năm 2022 và tăng 4,5% so với năm 2020). Lượng khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng đáng kể. 6 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1,418 triệu lượt khách, ước trong năm 2023 có khoảng 3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 5.000 tỷ đồng (đạt 100% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra).

Các chương trình trọng tâm và đột phá được triển khai quyết liệt và hiệu quả. Đặc biệt, đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng, đầu tư, xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, huy động nguồn lực triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, có tính kết nối vùng cao như: Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang; hoàn thành nâng cấp, cải tạo, đưa vào sử dụng Quốc lộ 279 đoạn nối thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) với xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Quốc lộ 2 đoạn cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Giang. Cùng với đó, các tuyến Quốc lộ 4C, 280, 34, đường đi Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và 7 tuyến đường tỉnh được nâng cấp, cải tạo cơ bản đạt cấp IV, V miền núi. Các tuyến đường huyện, đường nông thôn, đường ra các cửa khẩu, lối mở, đường tuần tra biên giới tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa. Qua đó, tạo nền tảng cho kinh tế phát triển.

Thực hiện đột phá về phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, các địa phương đã từng bước hình thành vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển các cây, con đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn tỉnh có 8 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, 30 sản phẩm có nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, hơn 200 sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền và 201 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trở thành hàng hóa đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Du lịch có sự tăng trưởng ấn tượng, đã hình thành các tour, tuyến kết nối thành phố Hà Giang với các khu du lịch trọng điểm trong tỉnh. Bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng điện, nước và giao thông kết nối tới các khu, điểm du lịch; thu hút đầu tư, nhất là những dự án về du lịch quy mô lớn, chất lượng cao, đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.





 

 Xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân là mục tiêu phấn đấu, cũng là chiến lược lâu dài của Đảng bộ tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh đến nay, mục tiêu này được đặc biệt quan tâm lãnh đạo, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân được Đảng bộ tỉnh xác định là một trong 3 đột phá chiến lược của nhiệm kỳ. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; cùng với đó, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch để triển khai thực hiện.







Trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa và triển khai hỗ trợ xây dựng được 3.113 căn nhà đối với người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo các xã biên giới với kinh phí 186,78 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng 47 nhà Đại đoàn kết từ Quỹ “Vì người nghèo”, sửa chữa 503 nhà ở cho các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn. Quan tâm sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nghiên cứu triển khai dự án cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất tại các huyện vùng Cao nguyên đá. Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, đã có 1.935 vườn cho hiệu quả kinh tế, với thu nhập 18,8 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp 2 – 3 lần so với trước khi cải tạo. Hỗ trợ 72.409 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn với tổng kinh phí 480,2 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho người có công và chính sách khác đối với 2.841 người; trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho 54.327 đối tượng. Đến nay, tỷ lệ nghèo đa chiều còn 49,95%, trong đó hộ nghèo còn 37,08%, hộ cận nghèo còn 12,87%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.








Những đổi thay đáng kể đến với đời sống người dân sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh.

Qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện, cuộc sống của người dân về vật chất cũng như đời sống văn hóa, tinh thần không ngừng được nâng cao. Nhân dân được bảo đảm an ninh, an toàn và thụ hưởng các chính sách an sinh, tiến bộ, công bằng, phúc lợi xã hội. Góp phần xây dựng Hà Giang ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp hơn, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.




 Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình KT-XH của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ qua cũng còn những khó khăn, hạn chế. Những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của tỉnh trong nửa cuối nhiệm kỳ đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa để thực hiện hiệu quả 3 đột phá, 5 nhiệm vụ trong tâm và hoàn thành thắng lợi 17 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được phê duyệt. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm và giải ngân vốn đầu tư công, vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục thực hiện quyết liệt đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách; phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh; quan tâm chống thất thu và xử lý tốt nợ đọng thuế. Tập trung phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cửa khẩu gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự, an toàn xã hội.








Đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những nội dung tiếp tục được chú trọng triển khai trong nửa cuối nhiệm kỳ.

Tiếp tục phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển vùng nguyên liệu phù hợp. Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn để hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh, phát triển văn hóa – xã hội, tăng cường công tác đối ngoại, đảm bảo QP-AN, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Nửa cuối của nhiệm kỳ 2020-2025, với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt được cùng tinh thần vượt khó và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra.





 

Nội dung: Nguyễn Phương | Thiết kế: Minh Châu





Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về dự án Luật Điện lực …

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Tổ diễn ra vào chiều ngày 26/10, Bộ Công Thương đã nhận được 104 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) và đánh giá cao sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt...

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018...

18:19, 16/08/2023 BHG - Chiều 16.8, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu (ĐCTC) Unesco Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018 – 2022; triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 – 2027. Các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí...

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

17:35, 14/08/2023 BHG - Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Không ngừng nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới”. Đây là lần đầu tiên trong các Văn kiện của Đảng gắn liền hai khái niệm lãnh đạo và cầm quyền với nhau. Đảng vừa có vai trò lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm lãnh đạo của mình, vừa nắm quyền lực quản lý đất...

Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ

4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 D034F0256FC215A2E053256AA8C0C981 4028eaa57d01d5df017d02319a751162 /multimedia/truyen-hinh/ Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ 4028eaa589e184e00189e567de5a6afb Truyền hình (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=687626948770491&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Source link

Nông nghiệp khẳng định vai trò “trụ cột”

14:36, 16/08/2023 BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 2025 xác định nông nghiệp là một trong ba “trụ cột” chính trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và ngành nông nghiệp giữ thế chủ đạo thực hiện 2 trong 3 đột phá về tạo sinh kế, nâng cao vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá...

Sau 15-8, bán xe không nộp lại biển số, đăng ký sẽ bị phạt

11:51, 11/08/2023 Theo quy định từ ngày 15-8, khi bán xe chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Từ ngày 15-8, trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15-8 quy định biển số ô tô, xe máy được...

Bài đọc nhiều

Mùa nắng nóng, có nên mở hé nắp capo khi di chuyển để tránh quá nhiệt cho xe?

11:34, 13/06/2023 Nhiều tài xế truyền tai nhau mẹo nhỏ mở hé nắp capo để động cơ ô tô lấy được nhiều gió hơn, tránh quá nhiệt. Vậy, cách làm này là đúng hay sai? Vào mùa nắng nóng cao điểm như hiện nay, ô tô khi làm việc nhiều giờ liên tục trên đường rất dễ bị nóng máy, quá nhiệt, dẫn đến giảm công suất, hư hại cho động cơ, thậm chí tăng nguy cơ cháy nổ. Gần đây, nhiều độc...

Những biển số xe đặc biệt tại Việt Nam không phải ai cũng biết

16:47, 14/07/2023 Ngoài những biển số thông thường được sử dụng cho ô tô cá nhân và xe kinh doanh, còn nhiều biển số đặc biệt được lưu hành tại Việt Nam không phải ai cũng biết. Biển số xe có nền màu xanh, chữ màu trắng Biển số nền xanh là biển số xe của các cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng công an nhân dân;...

Cam Sành – đặc sản Hà Giang

Bên cạnh mật ong bạc hà, sẽ là thiếu sót khi đến vùng cao nguyên đá mà không nhắc tới quả cam sành. Nhờ điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi mà giống cam sành nơi đây cho quả đồng đều và đạt chất lượng cao. https://media.techcity.cloud/vietnam.vn/2023/05/Cam-sanh-san-vat-tren-cao-nguyen-da-Dong-Van-2p.mp4

Ban Văn hóa – Xã hội giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND tại Sở Giáo dục và Đào tạo

18:01, 10/06/2023 BHG - Ngày 9.6, đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện Nghị quyết 33/2021/NQ-HĐND ngày 16.7.2021 của HĐND tỉnh quy định mức thu, các khoản dịch vụ phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các...

Biên cương xanh màu hy vọng: Kỳ 2 – Yêu rừng, rừng “trả công”

20:56, 09/06/2023 BHG - Giữ tình yêu lớn lao với rừng, quản lý và bảo vệ rừng nghiêm ngặt, tích cực trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế dưới tán rừng... và người dân được rừng “trả công”, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Sản xuất ván ép tại Công ty Cổ phần Trạch Duy, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên). Gia đình ông Bàn Văn Tràng, thôn Khuổi Luông, xã Cao Bồ (Vị Xuyên) trồng quế...

Cùng chuyên mục

Rượu Tam Giác Mạch – Hương vị đặc trưng của vùng cao

Rượu tam giác mạch là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng cao Việt Nam, đặc biệt là Hà Giang. Được làm từ hạt tam giác mạch – một loại ngũ cốc đặc trưng của vùng núi cao, loại rượu này mang trong mình hương vị thơm ngon đặc biệt và những câu chuyện văn hóa thú vị.

Bí quyết nấu rượu Tam giác mạch đặc sản Hà Giang

Rượu tam giác mạch Hà Giang là một đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất cao nguyên đá. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, rượu tam giác mạch không chỉ là thức uống giải khát mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân. Rượu tam giác mạch được sản xuất thủ công theo phương pháp truyền thống. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ được ngâm, nấu chín, trộn với men...

Loài hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tam giác mạch là một loại cây trồng phổ biến ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Hoa tam giác mạch nở vào mùa thu, khi những cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm màu hồng rực rỡ. Đây là thời điểm du khách đổ về cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm hoa và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trong...

Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!

(ĐCSVN) - Hà Giang vốn dĩ mùa nào cũng đẹp nhưng vào mùa xuân, khi sắc đào, mận, lê, mộc miên... rộn ràng khoe sắc trên mọi cung đường, trên những ngọn núi, bản làng vùng cao là thời điểm miền cao nguyên đá đẹp nhất. Đó cũng chính là lý do mà nhiều du khách thường rỉ tai nhau: Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!  Đến Hà Giang thời điểm này, du khách mới cảm nhận rõ...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày...

Mới nhất