Nỗ lực ngăn chặn học sinh DTTS nghỉ và bỏ học sau Tết

Báo Dân tộc và Phát triểnBáo Dân tộc và Phát triển19/02/2025

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học sinh bỏ học để đi làm thuê.Thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, nhiều người ở tỉnh Đắk Lắk nhanh chóng đi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục để đáp ứng quy định mới.Sáng 19/2, tại Hà Nội, sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, kỹ lưỡng và trách nhiệm, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV đã tiến hành Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9.Sau gần 5 năm làm Trưởng thôn ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chị Hồ Thị Hiếu (1989) đã góp phần làm cho vùng “đất khó” trở mình khởi sắc. Từ công tác giải phóng mặt bằng ở khu “rừng ma”, đến làm đường Nông thôn mới, tuyên truyền, vận động và trực tiếp giúp Nhân dân trong thôn phát triển kinh tế... đều mang dấu ấn đậm nét của vị nữ trưởng thôn Hồ Thị Hiếu. Với những đóng góp của mình, cuối năm 2024 vừa qua, chị Hiếu vinh dự nhận giải thưởng “Bông Sen Hồng” của huyện Vĩnh Linh.Đông y có nhiều vị thuốc đơn giản, hiệu quả giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường gặp trong dịp lễ, Tết, khi chế độ ăn uống thường phong phú và dễ gây rối loạn tiêu hóa.Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đang là thông điệp yêu thương, trách nhiệm, sẻ chia của cả hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An. Dẫu khối lượng công việc còn lớn, nhưng nhìn từ những cách làm mới, sáng tạo của Nghệ An, thì mục tiêu cán đích vào cuối năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, sẽ rất có triển vọng.Tương truyền có vị tu sĩ râu tóc bạc trắng ẩn tu trong ngôi chùa lá nhỏ trên đỉnh núi đã làm phép mỗi khi nước lũ dâng cao, thì ngọn núi cũng lên cao như trong truyện Sơn tinh - Thuỷ tinh để dân nghèo có chỗ tránh trú. Ngọn núi và ngôi chùa đều gắn liền với cái tên Núi Nổi hay còn gọi Phù Sơn tự, tọa lạc tại ấp Núi Nổi, xã Tân Thạnh, TX Tân Châu, tỉnh An Giang.Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học sinh bỏ học để đi làm thuê.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tháng Giêng trẩy hội Đền Vạn - Cửa Rào. Thế giới hang động trong lòng đất giữa rừng ở Đồng Nai. Làm giàu từ nuôi ong lấy mật. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Ngày 19/2, ông Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, cho biết, đơn vị có 3 trường hợp công chức, trong đó có 2 lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Kết thúc chuỗi hoạt động “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” năm 2025, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã huy động đóng góp, hỗ trợ được hơn 1,5 tỷ đồng cho người dân trên khu vực biên giới của tỉnh.Sáng 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với tỷ lệ tán thành cao.Sáng 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng


(Bài KH tuần): Nỗ lực ngăn chặn học sinh DTTS bỏ học, bị lôi kéo bỏ học sau Tết
Địa hình cách trở, điều kiền còn khó khăn là những trở lực lớn khiến nhiều học sinh DTTS trở lại trường học không đúng lịch sau kỳ nghỉ Tết

Quyết liệt vận động học sinh đến trường sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết nguyên Đán, buổi học đầu tiên ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) có gần 20 học sinh nghỉ học. Tất cả học sinh của trường vắng mặt trong buổi học đầu tiên đều là học sinh DTTS. ngay trong buổi sáng, nhà trường đã cử giáo viên xuống từng bản, đến từng nhà để tìm hiểu thông tin và vận động học sinh trở lại trường. Chỉ sau một thời gian ngắn, các phụ huynh đều đồng tình với nhà trường, cam kết sẽ sớm đưa các con đi học trở lại.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Tân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nhôn Mai cho biết: "Trường có 268 học sinh và có 197 học sinh thuộc diện bán trú. Với địa hình núi cao, có những học sinh nhà cách trường 10km, đây là một phần lý do sau Tết Nguyên đán, các em học sinh có tâm lý ngại đến trường. Tuy nhiên chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà học sinh có ý định thôi học để vận động. Kiên quyết không để học sinh nào bỏ học giữa chừng”.

Giáo viên Trường Phổ thông DTBT THCS Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) vào bản để vận động học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Giáo viên Trường Phổ thông DTBT THCS Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) vào bản để vận động học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dù đã bước vào tuần học thứ 3 sau kỳ nghỉ Tết nguyên Đán Ất Tỵ, nhưng hàng chục học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bảo Thắng (xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn chưa đến trường học. Với quyết tâm không để học sinh bỏ học sau Tết, các giáo viên cùng cán bộ xã, công an xã phải đi vào bản, đến từng nhà vận động học sinh đến lớp. Chủ yếu học sinh chưa đến trường nằm ở các bản sâu xa như bản Thà Lạng, Ca Da và Xao Va (xã Bảo Thắng).

Thầy Lê Dương Lê - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bảo Thắng cho biết, ngoài việc gia đình các em học sinh ở xa trung tâm thì dịp đầu năm ở bản thường có nhiều lễ hội và các phong tục tập quán hoặc cưới xin nên còn tình trạng học sinh nghỉ học ở nhà.

Thầy Lê cho biết thêm, toàn trường có 444 học sinh với 100% là con em đồng bào dân tộc Khơ Mú. Sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có 28 học sinh không đến lớp. Sau khi được các thầy cô giáo, cán bộ, công an xã đến tuyên truyền vận động thì các em đã quay trở lại trường. Hiện vẫn còn một vài em chưa đến trường học.

Nhờ kịp thời nắm bắt thông tin, chỉ đạo và tuyên truyền vận động kịp thời nên sau kỳ nghỉ Tết, học sinh DTTS ở huyện A Lưới (Tp. Huế) đến trường đầy đủ
Nhờ kịp thời nắm bắt thông tin, chỉ đạo và tuyên truyền vận động kịp thời nên sau kỳ nghỉ Tết, học sinh DTTS ở huyện A Lưới (Tp. Huế) đến trường đầy đủ

Nhiều giải pháp ngăn chặn học sinh bỏ học

Việc ổn định dạy học, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học sau Tết đã được Sở Giáo và Đào tạo và các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ đạo. Các đơn vị trường học và chính quyền địa phương cấp xã cũng đã triển khai nhiều giải pháp.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Thầy Phan Trọng Trung - Trưởng phòng Giáo dục huyện Con Cuông (Nghệ An) chia sẻ: “Công tác tuyên truyền kết hợp với các biện pháp có tính quyết liệt để hạn chế học sinh bỏ học sau Tết được ngành giáo dục triển khai từ trước, trong và sau Tết Nguyên đán”.

Cùng với ngành Giáo dục, các xã vùng đồng bào DTTS ở huyện Con Cuông cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế học sinh DTTS bỏ học và bị lôi kéo dẫn đến bỏ học sau Tết. Trong đó, lực lượng Công an xã đả chủ động nắm bắt thông tin sớm từ đó phát hiện các biểu hiện bỏ học,bị  lôi kéo học dẫn tới bỏ học để tham mưu chính quyền địa phương đến tận nhà để tuyên truyền vận động.

Đối với các thanh niên đã từng bỏ học đi làm ăn xa trở về quê đón Tết, nếu có biểu hiện vận động các em bỏ học để đi làm cùng, chính quyền địa phương có biện pháp tuyên truyền, răn đe. Nhờ đó, đến thời điểm này trên địa bàn huyện Con cuông chưa ghi nhận học sinh DTTS bỏ học.

Còn trên địa bàn huyện A Lưới (TP. Huế), sau tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, có một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang tuyển dụng lao động. Trong đó, có đơn vị tuyển dụng có sử dụng cả học sinh, trẻ vị thành niên. Trước thực tế đó, ngày 7/2, UBND huyện A Lưới có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý học sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên đi lao động trái pháp luật.

UBND huyện A Lưới đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh chấp hành các quy định. Kiên quyết không để tình trạng học sinh bỏ học đi lao động trái pháp luật. Các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, không để tình trạng các doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động là học sinh, trẻ em, trẻ chưa thành niên trái pháp luật...

Thầy Hồ Văn Khởi - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới cho biết, đặc thù vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn vất vả đối với học sinh. Nếu không đi vận động, nhiều học sinh sẽ bỏ học. Những ngày đầu sau Tết, tỷ lệ học sinh mầm non và tiểu học đến lớp đạt 100% nhưng với học sinh THCS thì vẫn còn tình trạng học sinh nghỉ học.

Bằng sự quyết tâm cao, nhất là sự quyết tâm cao của giáo viên cắm bản đã phần nào hạn chế được học sinh DTTS bỏ học sau các kỳ nghỉ. Tuy nhiên để đồng hành với ngành giáo dục trong việc chăm lo việc học của con trẻ rất cần sự vào cuộc của gia đình, các cấp chính quyền, nhất là đối với phụ huynh người DTTS cần nâng cao hơn nữa nhận thức tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Có như vậy thì “chuyện buồn” học sinh DTTS bỏ học giữa chừng mới chấm dứt.     

Quảng Ngãi: Chăm lo để học sinh vùng DTTS và miền núi không bỏ học sau Tết


Nguồn: https://baodantoc.vn/no-luc-ngan-chan-hoc-sinh-dtts-nghi-va-bo-hoc-sau-tet-1739935233500.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Ngư dân Bình Định '5 thuyền 7 lưới' tấp nập khai thác ruốc biển
Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam
Xuyên đêm bủa lưới ở Cù Lao Chàm, ngư dân xứ Quảng trúng đậm cả chục tấn cá cơm
DJ top 1 thế giới khám phá Sơn Đoòng, khoe video triệu view

No videos available