Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của anh Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...Ngày 14/2, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức cuộc họp về tình hình giải ngân nguồn vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG năm 2024; lộ trình, tiến độ phân bổ, giải ngân nguồn vốn năm 2025.Chiều 18/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.Tháng Giêng, tháng khởi đầu của mùa Xuân. Tháng Giêng đẹp như nàng công chúa. Một chút dịu dàng, e ấp nắng Xuân. Một chút ve vuốt, mơn man của những làn gió thoảng hay một chút lả lơi, ướt át của mưa bụi phất phơ… Tất cả như hòa quyện vào nhau, ướp đượm hương tình, căng tràn nhịp đập yêu thương. Tháng Giêng - mùa lễ hội. Lễ hội là sự thăng hoa của cộng đồng, là thành tố cấu thành bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc.Chiều 18/2, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của anh Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...Việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày thông qua dạng trà, súp… để tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng.Chiều 18/2, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức gặp mặt báo chí Xuân Ất Tỵ 2025. Trung tướng Lê Đức Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP và Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP, đồng chủ trì.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Giữ mạch nguồn và lợi thế của văn hóa truyền thống. Quả còn ngày Xuân. Gập gềnh Lũng Pu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Lúc 7 giờ 20 sáng 18/2/2025, công ty sản xuất mút xốp trên đường Bình Chuẩn 12, khu phố Bình Quới, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương bất ngờ phát cháy. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội, ở xa hàng cây số người đi đường nhìn thấy cột khói đen cuồn cuộn bốc lên.Do cấp sai tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo ở huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa), nhiều cán bộ đã bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách và kiểm điểm rút kinh nghiệm.Thực hiện sai quy định của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), một số đối tượng đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Bắc Kạn, khởi tố, bắt tạm giam.Người dân không chủ quan, nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm mùa. Chúng ta cần hiểu đúng và hiểu đủ về cúm mùa, cũng như cách để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi loại Virus thường niên này.Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc du lịch trực tuyến, du lịch tự chọn hay đặt phòng trực tuyến tại các khách sạn, Homestay, khu nghỉ dưỡng trở nên phổ biến nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo du khách.
Ngày tôi về thăm khu vườn của ông Sinh, lứa cam tới vụ thu hoạch như nhuộm một màu vàng rực trên triền núi. Từng đợt gió cất lên từ thảo nguyên Suối Thầu thổi ngang qua mang mùi hương của trái chín bay xa. Mấy giống chim rừng ưa quả mọng từng đàn kéo nhau về lích rích chuyền cành, đánh đu trên những ngọn cây quả sai trĩu trịt. Những lối đi nhỏ ngang dọc giữa khu vườn nhộn nhịp bước chân của thương lái tìm về mua cam, của người dân tìm tới tham quan mô hình làm kinh tế giỏi.
Thôn Suối Thầu, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang có 58 hộ gia đình, 100% là đồng bào dân tộc Mông. 57/58 hộ gia đình tại đây thuộc diện nghèo và cận nghèo nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Trò chuyện cùng tôi, ông Sinh tâm sự: "Nếu cứ giới thiệu về những mô hình trang trại tiên tiến cho hiệu quả cao ở các địa phương khác, để động viên người dân có quyết tâm làm giàu, thì chi bằng, trong vai trò là trưởng thôn mình sẽ là người tiên phong làm thử"!
Năm 1999 chàng trai người Mông Sùng Văn Sinh khi ấy 25 tuổi, xuất ngũ trở về địa phương. Thương quê hương nằm khuất nẻo sau những dãy núi mờ xa, giao thông lại không thuận lợi nên Sinh quyết trí tìm hướng làm giàu, ước mong một ngày Suối Thầu không còn là vùng khó! Nghĩ là làm, Sinh vay mượn vốn rồi đầu tư nuôi dê. Ba năm thử nghiệm, mô hình nuôi dê không đem lại hiệu quả. Sùng Văn Sinh lại chuyển hướng sang nuôi trâu bò. Suốt hơn 10 năm sau đó, đàn trâu bò của Sinh luôn nhiều nhất thị trấn, duy trì ổn định trên 50 con.
“Việc duy trì lượng thức ăn đảm bảo cho đàn phát triển vào thời điểm đó cũng là cả vấn đề. Số lượng cá thể trong đàn nhiều đòi hỏi việc chăm sóc, phòng bệnh phải cẩn thận. Chưa kể thị trường đầu ra phải phụ thuộc hoàn toàn vào một số ít đầu mối nên nguồn vốn quay vòng chậm. Nếu không phát triển lên hẳn mô hình nuôi trang trại lớn, mà chỉ dừng ở mức độ chăn nuôi gia đình thì hiệu quả thực tế chưa chắc đã cao”, ông Sinh sẻ chia với tôi những điều vừa là kinh nghiệm, nhưng cũng là những trăn trở mà ông canh cánh trong lòng.
Thế rồi tới năm 2017, sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm của một số mô hình phát triển cây trồng cho giá trị kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh, ông Sinh quyết định chuyển đổi hoàn toàn mô hình nuôi trâu bò phát triển kinh tế hộ gia đình, sang trồng các loại cây ăn quả gồm: 1000 gốc mận, 600 gốc lê, 250 gốc cam trên diện tích 3,7 ha đất vườn.
Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ những loại cây này, trong vai trò là Trưởng thôn, Người có uy tín của thôn Suối Thầu, ngay từ năm 2020, ông Sùng Văn Sinh đã vận động người dân cùng mạnh dạn thực hiện và phát triển mô hình. Ông phân tích: “Người dân Suối Thầu hoàn toàn có thể yên tâm trồng thử nghiệm một số ít rồi dần mở rộng diện tích lớn hơn về sau, bởi địa phương có khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp và tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc thực tế”. Thế nhưng, người dân vẫn ngần ngại thử nghiệm vì chưa tận mắt nhìn thấy hiệu quả mà các loại cây này đem lại!
Ông Sinh thông tin: “Với mận và lê, năm 2023 gia đình thu hoạch 27 tấn quả, tới năm 2024 nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi số quả thu hoạch được nhiều hơn năm trước 3 tấn. Sau khi trừ chi phí đầu từ như phân bón và công chăm sóc mỗi năm gia đình thu lãi hơn 400 triệu đồng. Đối với 250 gốc cam giá dao động từ 15.000-20.000 đồng/kg, năm 2023 gia đình thu về 50 triệu, năm 2024 cho thu hoạch 80 triệu đồng”.
Từ những kết quả đã được thực tiễn chứng minh đó, đầu năm 2024, 7 hộ dân trong thôn Suối Thầu đã được ông Sinh hỗ trợ trồng thử 10 ha lê. Nhận thấy khó khăn ban đầu của người dân về nguồn kinh phí mua phân bón, Trưởng thôn, Người có uy tín Sùng Văn Sinh chia sẻ: “Không chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, mỗi năm tôi cũng đã cố gắng để hỗ trợ theo hình thức cho không mỗi hộ gia đình này 300kg phân bón. Hiện tại, vườn lê của các hộ gia đình được hỗ trợ như, anh Sùng Quang Phòng, Thào Seo Chư, Thào Văn Séng, Sùng Văn Giống... đều sinh trưởng, phát triển tốt”.
Nói rồi, Trưởng thôn, Người có uy tín của thôn Suối Thầu khẳng khái: “Suối Thầu mình rồi sẽ phải đổi khác, so với những địa phương khác của huyện Xín Mần, Suối Thầu có rất nhiều khó khăn, nhưng càng như thế mình càng phải mạnh dạn làm giàu. Nếu có mô hình phát triển kinh tế hay mà chưa ai làm thì ta lại là người làm thử”.
Xín Mần là huyện biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 17 xã, với 160/187 thôn đặc biệt khó khăn, là địa bàn sinh sống của cộng đồng 16 dân tộc, với dân số trên 72.000 người, trong đó trên 69.300 người là đồng bào DTTS, chiếm 96,2% tổng dân số toàn huyện.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Xín Mần có 186 Người có uy tín là Bí thư Chi bộ; trưởng thôn, bản; cán bộ nghỉ hưu; già làng; trưởng dòng họ; chức sắc tôn giáo và các thành phần khác. Đây là những người được Nhân dân tín nhiệm, có phạm vi ảnh hưởng lớn trong cộng đồng và khả năng tập hợp người dân.
Nguồn: https://baodantoc.vn/vi-truong-thon-suoi-thau-va-nhung-nghia-cu-vi-cong-dong-1739611738596.htm
Bình luận (0)