Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị...

Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh và đồi A1

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng trận địa xuyên qua hàng rào dây thép gai ở vị trí cuối cùng phía Tây sân bay Mường Thanh và đánh sập một số lô cốt bảo vệ các cứ điểm.
Chú thích ảnh

Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị (bên phải) cùng các chiến sĩ nổ súng tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh, triệt hẳn đường tiếp tế và tiếp viện của địch

Cứ điểm 105 (Huyghét 6) là một trong những cứ điểm quan trọng, được thực dân Pháp bố trí ở phía Bắc sân bay Mường Thanh, bảo vệ và khống chế khu vực tương đối rộng, nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của ta. Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, Tổng Quân ủy quyết định sử dụng một số trung đoàn của Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 tiến công cứ điểm 105.

Phát huy kinh nghiệm đánh lấn, đêm ngày 18/4/1954, Trung đoàn 165 tiêu diệt cứ điểm 105 bảo vệ phía Bắc sân bay Mường Thanh. Như vậy, cứ điểm cuối cùng ở đầu Bắc sân bay Mường Thanh của địch không còn tồn tại.

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng trận địa xuyên qua hàng rào dây thép gai ở vị trí cuối cùng phía Tây sân bay và đánh sập một số lô cốt bảo vệ các cứ điểm.

Để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vị trí cuối cùng ở phía Tây và đánh chiếm sân bay Mường Thanh, triệt hẳn tiếp tế và tiếp viện của địch, lãnh đạo, chỉ huy hai Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 quyết tâm cùng động viên các đơn vị tham gia đào hào chia cắt sân bay địch hoàn thành mục tiêu trước kế hoạch.

“Quân ta khẩn trương xây dựng trận địa ngày càng tiến sát gần địch, có nơi chỉ cách hàng rào cứ điểm chừng 10 mét. Các điểm cao phía Đông ta chiếm được, nhất là đồi D1, đã trở thành cứ điểm phòng ngự mạnh để đánh địch phản kích và cũng là trận địa xuất phát tiến công của ta. Hoả lực súng cối, sơn pháo của ta trên các điểm cao này luôn uy hiếp quân địch ngày đêm.”

“Đại đoàn 312 đã xây dựng hệ thống trận địa ngày càng tiến gần vị trí địch. Các chiến sĩ Đại đoàn ngày đêm giữ vững từng tấc đất trên các điểm cao E, D, C. Những trận địa phòng ngự được củng cố, công sự, hào giao thông, hào chiến đấu, ụ súng, vị trí dự bị. Đài quan sát D1 trở thành cứ điểm phòng ngự mạnh của Đại đoàn có trận địa hỏa lực cho sơn pháo và súng cối với công sự kiên cố. Có nơi ta và địch chỉ cách nhau từ 10 đến 12m. Có chiến sĩ bắn tỉa một mình dùng ba loại súng…

Từ kinh nghiệm bắn tỉa của Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308 phát triển lên thành chiến thuật đánh lấn. Một trong những trận tiêu biểu của chiến thuật đánh lấn là trận tiến công cứ điểm 206 (một cứ điểm ở sát sân bay) của Trung đoàn 36 vào đêm ngày 22/4/1954.”

Trong khi đó, “các chiến sĩ Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308, cũng bắt đầu gặp một khó khăn mới. Chiến hào vào gần cứ điểm thì “con cúi” giảm tác dụng, nó không ngăn được hỏa lực lướt sườn cũng như lựu đạn từ trong đồn ném ra và còn làm lộ vị trí của bộ đội. Một số chiến sĩ bị thương. Tốc độ đào chiến hào chậm hẳn lại. Mấy chiến sĩ tân binh, vốn là du kích ở địch hậu, đề nghị cho đào dũi, khoét ngầm dưới mặt đất vào tới lô cốt địch, vừa giảm thương vong vừa giữ được bí mật. Lúc đầu, cán bộ ngại làm theo cách này sẽ kéo dài thời gian chuẩn bị. Nhưng khi cho một tổ đào thử, thấy không chậm hơn đào chiến hào lộ thiên, vì có thể đào cả ban ngày. Phương án đào dũi được chấp nhận, tuy có vất vả, nhưng tránh được thương vong.”

“Khi vòng vây của quân ta áp sát sân bay, Bộ Chỉ huy Chiến dịch phán đoán: Khi ta đánh vào bất cứ điểm nào xung quanh sân bay, thế nào địch cũng phản kích. Bộ Chỉ huy chủ trương dùng hỏa lực thật mạnh đánh bọn phản kích. Đồng chí Vương Thừa Vũ được giao nhiệm vụ chỉ huy chung hỏa lực đánh địch phản kích, Chỉ huy phó là đồng chí Đàm Quang Trung.

Cụm hỏa lực gồm có năm đại đội lựu pháo, tất cả hỏa lực súng cối của hai Đại đoàn 308, 312 và hai trung đoàn bộ binh. Kế hoạch hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh được tổ chức thống nhất. Các đại đội pháo tính toán xong địa điểm thì bắn vào các ngã ba, đường cơ động và vị trí tập kết của địch. Chỉ huy phó Đàm Quang Trung và các tiểu đoàn trưởng pháo lên đỉnh Hồng Lếch chỉ thị từng mục tiêu trên thực địa.

Chập tối ngày 20/4/1954, đại đội lựu pháo 803, theo kế hoạch đã thống nhất với Hồng Sơn – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36, bắn 20 phát vào cứ điểm 206. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 lệnh cho đơn vị hò hét xung phong, nhưng thực ra đó là xung phong giả, còn anh em vẫn tiếp tục đào hào lấn dần vào hàng rào địch.”

Chú thích ảnh

Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1, ngày 6/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đào đường hầm ngầm để đặt bộc phá trên đồi A1

Sau nhiều ngày tích cực đào hào chuẩn bị cho đợt tiến công thứ 3, “chiến hào của các đơn vị tiếp cận địch đến mức cán bộ và chiến sĩ thuộc địa hình cứ điểm sắp tiến công như địa hình một đồn địch đắp trên thao trường đã qua nhiều lần diễn tập.

Công phu hơn cả là việc chuẩn bị đánh vào hầm ngầm trên đồi A1. Anh em cán bộ đã đặt cho vị trí này một cái tên rất khá đúng: Cái đinh của tập đoàn cứ điểm. Một cái đinh mà địch quyết chốt chặt, còn ta quyết nhổ đi bằng được. Cho đến khi đợt tiến công thứ ba bắt đầu, ta và địch đã trải qua một tháng giành giật nhau từng tấc đất trên điểm cao này. Đối với địch, đồi Al còn thì tập đoàn cứ điểm còn. Đối với ta, diệt đồi A1 để mở đường tiêu diệt toàn bộ quân địch còn sống sót trong tập đoàn cứ điểm.”

“Sau bốn lần tiến công vẫn không chiếm được đồi A1, Chỉ huy trưởng chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần trao đổi trong Cơ quan Tham mưu về cao điểm này. Một người dân địa phương trước đây tham gia xây dựng ngôi nhà trên đồi A1 kể lại: Đó là một ngôi nhà tuy kiên cố nhưng không có gì là đặc biệt, khi mới xây không có hầm ngầm.

Nghe bộ đội tả lại căn hầm, người này cho rằng có thể quân Nhật trong thời gian đóng ở Điện Biên Phủ đã xây dựng căn hầm này đề phòng máy bay Mỹ ném bom, hoặc có thể quân Pháp đã cải tạo hầm đựng rượu cũ thành hầm ngầm. Về sau mới biết, trong hai tháng xây dựng công sự, quân Pháp đã dùng những gạch, đá từ ngôi nhà trên đồi, biến hầm rượu thành một căn hầm trú ẩn tương đối kiên cố với rất nhiều đất đổ bên trên…

Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ thị cho Cục Quân báo tiến hành nắm chắc hệ thống hầm ngầm tại A1. Theo chỉ đạo của Cục Quân báo, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 122 dẫn một tổ trinh sát tiềm nhập, điều tra, xác định vị trí hầm ngầm địch cố thủ tại đồi A1. Tổ trinh sát đã phát hiện rõ hầm ngầm của địch; đưa đến quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch là: muốn tiêu diệt được A1 phải bí mật đưa bộc phá vào đánh đúng hầm ngầm, diệt được hầm ngầm mới diệt được A1.

Công binh đề nghị đào một đường hào men theo đường 41, tách rời A1 với A3, cũng là cắt đứt đường tăng viện của quân Pháp. Trung đoàn 174 đề nghị đào thêm một đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Công binh của đơn vị tính toán sẽ hoàn thành công trình này trong vòng 14 ngày và bảo đảm đào đúng hướng.

Đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào hầm ngầm và đánh bộc phá là Đại đội công binh M83 của Trung đoàn công binh 151 thuộc Đại đoàn công – pháo 351. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp và trong tầm kiểm soát của lựu đạn địch.

Chú thích ảnh

Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1, ngày 6/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đêm ngày 20/4/1954, công việc đào hầm ngầm bắt đầu. Mọi người phải làm trong tư thế ngồi nghiêng như móc hàm ếch. Để đảm bảo bí mật, an toàn, công việc ngụy trang cửa hầm được làm rất công phu. Ngoài cửa hầm có mái che phủ đất để vừa chống lựu đạn và mảnh pháo từ trên cao ném xuống vừa che mắt địch. Đất đá đào ra đều cho vào bao dù đưa ra ngoài, sau khi đổ còn ngụy trang rất kỹ.

Đất đồi A1 cực kỳ rắn, Tiểu đội trưởng Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ công binh khỏe nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90cm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném lựu đạn, khiến ba chiến sĩ ta bị thương. Bản thân Tiểu đội trưởng Lưu Viết Thoảng cũng bị ngất vì sức ép. Và ba đêm mới đào xong cửa hẩm.

Khi đào sâu vào lòng núi được 10m, lực lượng ta phải đối mặt thêm khó khăn: Thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều trong khi lại không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm. Càng đào vào sâu, công việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải liên tục thay nhau ra ngoài để thở. Trên chiến hào, nơi nào thuận lợi có thể quan sát địch, ta đều bố trí lực lượng bắn tỉa, một tổ chừng bốn đến năm người yểm trợ thêm cho công binh đào hầm.

Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82 mét và dẫn lên tận đỉnh đồi A1, nơi đặt khối bộc phá 1.000kg. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người lách trườn lên.”

Trong khi đó, “Tướng Navarre (Nava) gửi về Pháp bản báo cáo tình hình quân sự ở Đông Dương. Theo Navarre (Nava), cuộc tổng phản công của ta đã diễn ra sớm 8 tháng trước thời hạn đã dự kiến. Tướng Navarre (Nava) đề nghị với chính phủ Pháp hoặc ngừng bắn trước khi thương lượng, hoặc thương lượng mà không ngừng bắn, trong lúc đó thì tích cực chuẩn bị một quân đoàn tác chiến mới, người của Pháp, trang bị và tiền của Mỹ, để tiến hành một cuộc chiến tranh mới bằng những phương tiện khổng lồ…”

Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ:

“Tại đồng bằng Bắc Bộ, bộ đội ta phục kích trên đường 5, gần Như Quỳnh (Hưng Yên) tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch thuộc GM3, thu 85 súng trường; 25 trung, tiểu liên; phá hủy 3 xe tăng của địch.”

Hoàng Yến (tổng hợp) (TTXVN)

Cùng chủ đề

Dâng hương tưởng niệm 150 năm ngày mất của danh nhân Đặng Huy Trứ

Đây là hoạt động văn hóa, giáo dục, đồng thời là dịp để tri ân và tưởng nhớ đến những cống hiến to lớn của danh nhân Đặng Huy Trứ cho quê hương và đất nước. Theo Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Đặng Huy Trứ...

Công đoàn GTVT thăm, tặng quà các thương, bệnh binh nhân ngày 27/7

Sáng nay (27/7), Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Phạm Hoài Phương đã...

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định Geneva là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc buộc thực dân Pháp và các bên có liên...

[Ảnh] Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại thành phố Điện Biên Phủ

NDO - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiều 6/5, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Dự lễ viếng có các đồng chí:...

Tiếp tục khẳng định tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Chiến dịch và Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Đây là sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2024). Hội thảo diễn ra với ba chủ đề: Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử; Những con người làm nên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4 - 9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát. Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ hai (4/11) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 - 8/11/2024. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp...

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao chưa từng có

Không ứng cử viên nào có cách biệt lớn hơn 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường", theo kết quả thăm dò dư luận do báo The Hill và tổ chức Decision Desk HQ (DDHQ) vừa công bố ngày 1/11. Tại 3 trong số 7 bang đó - được gọi là “Bức tường Xanh” gồm Michigan, Pennsylvania và Wisconsin - cách biệt giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo Asian Telegraph của Qatar

Kết thúc chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Qatar từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2024, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Asian Telegraph của Qatar về ý nghĩa, kết quả của chuyến thăm, cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ...

Thường vụ Quốc hội họp về ‘Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030’

Sáng 3/11/2024, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Cũng tại Phiên họp này, Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai...

Bài đọc nhiều

Đại tướng Tô Lâm kiểm tra tổng duyệt diễu binh của hơn 5.000 cảnh sát cơ động

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đã kiểm tra tổng duyệt diễu binh, biểu diễn võ thuật chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng cảnh sát cơ động. Tại buổi tổng duyệt, hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động và hơn 100 xe đặc chủng các loại đã diễu binh với các động tác "đúng, đều, mạnh mẽ, đẹp, thống nhất". Bên cạnh đó, các chiến sĩ nam, nữ cảnh...

Ngày 2/4/1945: Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

11 giờ, quân địch tăng viện từ Mường Thanh ra phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích định chiếm lại A1. Trên trận địa ta chỉ còn lại hơn năm chục người. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung đoàn trưởng, cán bộ, chiến sĩ chia thành nhiều tổ phụ trách từng đường hào. Các cán bộ tiểu đoàn, kể cả Trung đoàn trưởng cũng nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo,...

Ngày 10/4/1954: Quân đội Pháp chiếm được một phần C1, bộ đội Trung đoàn 98 phải dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với...

- Theo đề nghị của ta, hai bên trao trả thương binh: Lính Pháp bị thương được trao trả ở phía nam Claudine, trên đường 41; thương binh ta được trao trả ở Km số 2 đường Pavie (đi Lai Châu). Để thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Đợt 2, theo quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch tại Hội nghị cán bộ chiến dịch sơ kết đợt 2 (đã họp vào ngày 8/4), ngày 10/4/1954, Bộ...

Tái hiện ‘binh chủng’ xe đạp thồ Điện Biên Phủ huyền thoại

45 chiến sĩ Quân khu 1 tái hiện sinh động hình ảnh dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước chiến dịch, thực dân Pháp cho rằng quân và dân ta sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến...

Những ngày theo Chiến dịch Điện Biên Phủ

Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, do tình hình chiến sự, tòa soạn Báo Cứu Quốc phải thường xuyên di chuyển qua nhiều địa điểm thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang...Nhưng trải...

Cùng chuyên mục

’70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ’ qua lăng kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Á

Sáng 7.8, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức triển lãm và ra mắt cuốn sách ảnh '70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vang mãi bản hùng ca'. Triển lãm có sự góp mặt của GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam; con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Điện Biên; PGS-TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam... 70 năm Chiến...

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Mới nhất

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện...

Lịch thi đấu World Cup billiards mới nhất: 3 cơ thủ Việt Nam xuất trận

Hôm nay (4.11), 3 cơ thủ của Việt Nam sẽ ra sân trong ngày thi đấu mở màn của World Cup billiards carom 3 băng Seoul 2024, diễn ra ở Hàn Quốc. Tại World Cup Seoul 2024 (diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10.11 tại Hàn Quốc), billiards Việt Nam có đến 11 cơ thủ góp mặt tranh tài. Trong ngày...

Đất nền Đông Anh, Hà Nội lại nóng bỏng tay: 2 tỷ đồng không mua nổi

Chị Giang Minh (Đống Đa, Hà Nội) tích lũy được khoảng hơn 2 tỷ đồng. Vì muốn đồng tiền nhàn rỗi sinh lời nên chị quyết định đầu tư vào bất động sản. Chung cư ở Hà Nội đang là mặt hàng “hot", nhưng với số tiền ít ỏi, chị không thể tìm được một căn ưng ý....

Bộ trưởng KH&ĐT: Thay cán bộ sợ sai để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, một trong những giải pháp được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu ra là kịp thời thay thế cán bộ, công chức yếu kém, sợ sai, sợ trách nhiệm, đồng thời kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

(Dân trí) - Những quyết sách quan trọng của Quốc hội khóa XV từ đầu nhiệm kỳ đã giúp cởi trói, phá bỏ rào cản để mở ra chủ trương đầu tư và thúc đẩy tiến độ thi công hàng loạt dự án giao thông quan trọng. Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường...

Mới nhất