Trang chủLần thứ IX - năm 2023Báo điện tử tiếng ViệtLàm chủ 'sức mạnh mềm' nhân quyền: Việt Nam tự tin vào...

Làm chủ ‘sức mạnh mềm’ nhân quyền: Việt Nam tự tin vào ‘sân chơi lớn’

Với quan điểm nhất quán về việc đảm bảo quyền con người, đến nay, Việt Nam đã đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN phát)

Bài 5: Làm tốt khuyến nghị của quốc tế: Việt Nam vững tin tham gia “luật chơi” toàn cầu

Sau nhiều năm nỗ lực “lấy xây để chống,” đảm bảo “sức mạnh mềm” về nhân quyền, giờ đây, Việt Nam đã đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự; qua đó chủ động tham gia vào “luật chơi” toàn cầu.

Với kết quả trên, tại Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cho hơn hàng nghìn cán bộ cấp cơ sở, diễn ra tại tỉnh Lai Châu mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch và khách quan.”

Đủ “sức đề kháng” trước mọi luận điệu xuyên tạc

Nhấn mạnh chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; người dân tộc thiểu số được hưởng toàn bộ các quyền con người chính đáng, bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) cho biết thời gian gần đây, niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới.

Cùng với đó, sự đồng thuận xã hội đã được nâng lên, khối đại đoàn kết các dân tộc được xây dựng vững chắc hơn, đủ “sức đề kháng” với mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự như thời gian trước.

Khảo sát của Ủy ban Dân tộc cũng cho thấy kinh tế-xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển khá.

Các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trước. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu nhập bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với các dịch vụ công thuận lợi hơn. Tiềm năng lợi thế ở từng vùng, từng khu vực được khai thác hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm, phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; một số sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể được khôi phục, lưu truyền. Hàng năm, các ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức mang đậm dấu ấn của từng vùng, từng dân tộc, phong phú, đa dạng, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Lam chu 'suc manh mem' nhan quyen: Viet Nam tu tin vao 'san choi lon' hinh anh 1

Tại Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020. (Ảnh: Nhật Anh/Vietnam+)

Có chung quan điểm, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng nhấn mạnh những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.

Điển hình là, theo Báo cáo kinh tế-xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn, ổn định…

Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc cũng khẳng định chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021).

“Với những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế,” ông Dũng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, đại diện Cục Thông tin đối ngoại cho biết hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Đồng thời chủ động ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt Nam.

Hội nhập quốc tế sâu rộng, làm chủ thông tin

Để thực hiện mục tiêu trên, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Đinh Tiến Dũng cho biết công tác thông tin, tuyên truyền có vai trò, vị trí rất quan trọng. Trong đó, Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác nhân quyền trong tình hình mới đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của công tác nhân quyền, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, nhận thức rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta là vì con người.

Trong thời gian qua, nhằm tăng cường hoạt động thông tin và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020; tích hợp các chính sách hỗ trợ thông tin, tuyên truyền cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo kết hợp với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về thông tin, Chương trình Mục tiêu quôc gia về giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phổ cập và cá nhân hóa các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế) tới từng người dân để phục vụ quyền của người dân tốt hơn; tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn, rộng khắp.

Lam chu 'suc manh mem' nhan quyen: Viet Nam tu tin vao 'san choi lon' hinh anh 2

Chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. (Ảnh: Nhật Anh/Vietnam+)

Theo bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ), những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới sẽ tiếp tục tạo đà cho sự phát triển của đất nước cũng như đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau.” Uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục tăng lên sẽ là yếu tố nền tảng để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Mới đây, Báo Washington Times ngày 21/9 đã đăng bài viết trong đó ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo bài viết, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao tại Liên hợp quốc với việc cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hợp quốc.

Đồng tình với nhận định trên, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Viện trưởng, Viện Quyền con người (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết để thực hiện nghĩa vụ pháp lý của một quốc gia thành viên đối với các công ước, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động cam kết và thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua việc đẩy mạnh việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người; thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền con người; soạn thảo và đệ trình báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện công ước; hợp tác quốc tế trong việc thực hiện công ước; xây dựng các chương trình quốc gia để thực hiện đúng cam kết quốc tế.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các khuyến nghị của một số cơ quan giám sát việc thực hiện quyền con người của Liên hợp quốc trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là phương thức khuyến nghị chủ yếu và trực tiếp nhất mà Việt Nam đang triển khai áp dụng đối với khuyến nghị của các uỷ ban công ước.

Việt Nam chủ động tham gia “luật chơi” toàn cầu

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sở dĩ Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề nhân quyền, bởi đây là một “luật chơi mới” trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, tham gia hội nhập về kinh tế, văn hóa, ngoại giao thì phải tham gia “luật chơi” toàn cầu này.

“Giống như chúng ta chơi cầu lông, bóng đá thì phải hiểu luật chơi đó. Muốn tham gia ‘sân chơi toàn cầu’ thì phải tương tác, đối thoại với thế giới; chia sẻ việc thực hiện quyền con người của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới,” bà Hải nói.

Bà Hải cũng khẳng định Việt Nam hiện đang không coi nhân quyền là vấn đề nội bộ. Bằng chứng là sự tham gia rất tích cực của Việt Nam vào các cơ chế nhân quyền của quốc tế. Sự chủ động của Việt Nam đã được thể hiện trong rất nhiều cuộc đối thoại song phương, đối thoại đa phương trên các diễn đàn quốc tế.

Tuy vậy, có một thực tế cần lưu ý là nhân quyền còn có cả khía cạnh chính trị trong đó. Mặc dù nhân quyền liên quan đến mỗi cá nhân, con người trong xã hội, như “cơm chúng ta ăn, nước chúng ta uống, không khí chúng ta thở hàng ngày đều liên quan tới nhân quyền,” song đây cũng là cụm từ dễ bị các thế lực, tổ chức phản động lợi dụng, để làm cho nhân quyền trở thành vấn đề nhạy cảm và trở nên “méo mó.”

Do đó, theo bà Hải, nhận thức của mỗi cán bộ, nhất là lực lượng công an giữ vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lam chu 'suc manh mem' nhan quyen: Viet Nam tu tin vao 'san choi lon' hinh anh 3

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nhật Anh/Vietnam+)

Một lý do khác để nói nhân quyền là một “luật chơi mới” trên toàn cầu, là bởi hiện nay có hẳn một hệ thống pháp luật quốc tế về vấn đề này. Việt Nam chấp nhận tham gia “cuộc chơi” này bằng cách phê chuẩn rất nhiều công ước, điều ước quốc tế về quyền con người; tham gia tích cực vào các diễn đàn, đối thoại trên toàn cầu. Hơn thế, nhân quyền còn là vấn đề ngoại giao quốc tế. Vì thế, trong các cuộc đối thoại song phương hay trong các cuộc đàm phán về thương mại mà Việt Nam tham gia, nội dung nhân quyền cũng được đưa ra để trao đổi và thảo luận công bằng.

“Nhìn từ góc độ tích cực thì việc tham gia ‘luật chơi mới’ về nhân quyền theo yêu cầu của Liên hợp quốc cũng là một kênh rất tốt để Nhà nước Việt Nam tự hào báo cáo với thế giới một cách đàng hoàng về các thành tích mà mình đã làm được. Từ đó, chúng ta thu hút nhà đầu tư đến với Việt Nam nhiều hơn,” bà Hải nhấn mạnh.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền, Phó Viện trưởng Viện Quyền con người cho biết trước đây dù còn nghèo nhưng mỗi năm, Việt Nam vẫn đóng góp 1 triệu USD cho các hoạt động của Liên hợp quốc; từ năm 2022, Việt Nam đã tăng khoản đóng góp lên gấp đôi, tức 2 triệu USD (khoảng 46-47 tỷ đồng). Điều này cho thấy sự tham gia của Việt Nam ngày càng chủ động hơn. Cùng với hỗ trợ tài chính, Việt Nam cũng đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, đóng góp tích cực cho Liên hợp quốc.

Trong công cuộc “củng cố” về nhân quyền, đảm bảo quyền con người, Việt Nam đã từng là thành viên không thường trực 2 nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; từng là thành viên của Hội đồng nhân quyền (cơ quan quan trọng nhất, chuyên trách chuyên sâu nhất về vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc) trong nhiệm kỳ 2014-2016. Và bây giờ, Việt Nam đang vận động để được xin ứng cử vào thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc cho nhiệm kỳ 2023-2025.

“Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đang điều chỉnh một số luật trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, như tòa án phải độc lập để đảm bảo việc xét xử công bằng – đây là vấn đề rất tích cực. Thực tế, Nhà nước ta cũng đang gấp rút xây dựng chiến lược thúc đẩy Nhà nước pháp quyền; trong đó nhân quyền được coi là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt,” bà Hải thông tin.

Đặc biệt, theo bà Hải, Việt Nam đang làm rất tốt việc giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức về nhân quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước, đặc biệt là cán bộ công an, cán bộ thực thi pháp luật. Hiện tại, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – cơ quan đào tạo cán bộ cấp lãnh đạo quản lý từ Trung ương tới địa phương cũng đã có hẳn một môn học về quyền con người.

Cùng với đó, một đề án của Chính phủ cũng đang được triển khai, đó là đưa nội dung quyền con người vào chương trình học trong hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát từ bậc mầm non cho tới đại học.

“Ngoài ra, về khuyến nghị xóa đói, giảm nghèo, tôi cho rằng Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Thậm chí, theo tôi biết thì có nước ở châu Phi cũng đã sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm. Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam đã làm rất tốt việc đảm bảo quyền con người, vững tin tham gia ‘luật chơi’ toàn cầu,” bà Hải nói./.

Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Mới đây, ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Theo đó, 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu vào tháng 1/2023.

Kết quả trên cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

[Bài 1: Nhận diện “bóng ma” tà đạo “bóp méo” nhân quyền, chống phá Việt Nam]

[Bài 2: Cảm hóa, yên dân: Nền tảng để đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc]

[Bài 3: Thiết lập “sợi chỉ đỏ” nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở]

[Bài 4: Củng cố niềm tin, giữ vững “thành trì” và bảo vệ bình yên biên giới]

Hùng Võ (Vietnam+)

Cùng chủ đề

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở...

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021...

Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn

Bình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao với đường ven biển ĐT.639 nhằm kết với khu công nghiệp và cảng biển Phù Mỹ trong tương lai. Phương án này sẽ sớm được trình lên Bộ Giao thông vận tải. Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối với Khu công nghiệp và Bến cảng Phù MỹBình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao...

Loạt UAV hiện đại do Viettel sản xuất trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Nhiều sản phẩm do Viettel chế tạo phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng như máy bay không người lái (UAV), tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV... Với tổng diện tích trưng bày là 2.600m2, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietravel Hà Nội khai trương 3 văn phòng giao dịch trong năm 2024

Năm 2024, Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội đã chính thức khai trương 3 văn phòng giao dịch tại các địa chỉ: Số 262 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội; 121 Nguyễn Gia Thiều, Thành phố Bắc Ninh và 418 Trần Hưng Đạo, Thành phố Nam Định để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của người dân địa phương. Văn phòng Giao dịch tại 262 Xã Đàn của Vietravel...

Bước lên chuyến xe đi dọc nước Việt: Tuổi trẻ nên tận dụng để khám phá

Với những người trẻ lớn lên giữa một "thế giới phẳng" thì dịch chuyển và du lịch là nhu cầu, là hành trang chứ không phải thú vui xa xỉ… Quan điểm du lịch Xuyên Việt mới mẻ Các bạn trẻ cùng nhau băng qua những cung đường tuyệt đẹp. Là Nha Trang mùa nắng vàng biển xanh, trở về với đại dương xanh thẳm, ghé thăm tháp Bà Po Nagar cổ kính, hòa mình giữa đất trời rộng lớn, bao la. Là Đà...

Vẻ đẹp vùng chè Long Cốc

Vùng chè Long Cốc ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái miền Bắc Việt Nam. Nơi đây nổi bật với những đồi chè bạt ngàn, uốn lượn theo những dãy núi trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vào mỗi buổi sáng sớm, lớp sương mỏng bao phủ, kết hợp với ánh nắng đầu ngày, tạo nên khung cảnh huyền ảo. Không chỉ...

Tổ tàu SP7 trả lại hơn 20 triệu cho khách nước ngoài

Mới đây, tổ tàu SP7 vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Lào Cai. Tàu SP7 đến ga Lào Cai, khi tiếp viên toa số 2 Phạm Ánh Nguyệt đang tác nghiệp thì phát hiện tài sản của khách để quên trên tàu. Ngay lập tức chị Nguyệt đã báo cho trưởng tàu Phạm Quang Chiến. Trưởng tàu cùng các bộ phận liên quan đã kiểm tra và tiến hành lập biên bản...

Đẩy mạnh hợp tác, đưa Việt Nam thành trung tâm logistics tại Đông Nam Á

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPort, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Hợp tác chiến lược này sẽ góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trung tâm...

Bài đọc nhiều

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ 1)

Sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Hiện Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới với khoảng 68,7 triệu người dùng (chiếm 70,3% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 giờ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ 2)

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và không gian mạng đối với công tác thông tin đối ngoại (1) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công tác thông tin đối ngoại: Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam ra thế giới. Giới thiệu, quảng bá thông tin về Việt Nam ra thế giới bằng hình ảnh quốc gia, đất nước, con...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ CUỐI)

Vị trí, vai trò tầm quan trọng của TTĐN trên không gian mạng phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, tuyên truyền và đối ngoại của Đảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện và trực tiếp triển khai phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt tiến trình...

Acuerdos de París de 1973 – Aspiración por la paz

Con motivo del 50 aniversario de la firma de los Acuerdos de Paz de París sobre el fin de la guerra y el restablecimiento de la paz en Vietnam (27 de enero) la Televisión de este país asiático realizó el programa en vivo “Acuerdo de París- Aspiración por la paz”. La canciller del Gobierno Revolucionario Provisional de la República de Vietnam del Sur, Nguyen Thi Binh, firmó el documento de los Acuerdos de paz de París el 27 de enero...

Cùng chuyên mục

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bà Nguyễn Thị Hằng, trú tại phường 13, quận 4, TP Hồ Chí Minh rất đỗi tự hào vì giờ đây, bà có 5 người con nuôi là sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam. Ban đầu, bà Hằng dự định nhận đỡ đầu 2 cháu là sinh viên Lào trong một khoảng thời gian, nhưng qua sinh hoạt, giao tiếp, bà nhận thấy bản thân hiểu rõ suy nghĩ, tình cảm của các con nên quyết...

Y tế Nghệ An đồng hành, hỗ trợ y tế Xiêng Khoảng

P.V: Trong đầu tháng 6/2022 vừa qua, ngành Y tế Nghệ An đã có chuyến thăm, làm việc với ngành Y tế Xiêng Khoảng. Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác này? PGS.TS Dương Đình Chỉnh phát biểu tại hội đàm rút kinh nghiệm trong công tác hợp tác giữa y tế Nghệ An và y tế Xiêng Khoảng. PGS.TS Dương Đình Chỉnh: Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962) và...

Sắt son nghĩa tình đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào

Ngày hội giao lưu VHTTDL vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Điện Biên đã để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và du khách cũng như các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của hai nước tham gia Ngày hội. Chương trình nghệ thuật đặc sắc thể hiện tình nghĩa gắn bó keo sơn của đồng bào các dân...

Ninh Bình đánh thức di sản, phát triển du lịch bền vững

Ninh Bình được UNESCO đánh giá là một trong những địa phương thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững. Di sản không chỉ được bảo tồn, bảo vệ nguyên vẹn mà còn gia tăng giá trị đúng theo tinh thần Công ước năm 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Nhờ đó, Ninh Bình đang giữ...

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

Mới nhất

Khẩn trương triển khai các thủ tục để khởi công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Nhiều trường tư chủ động nghỉ tết kéo dài cho học sinh

Nhiều trường tư chủ động xây dựng kế hoặc thời gian năm học, cho học sinh nghỉ Tết dương lịch hoặc Tết Nguyên...

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp...

8 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Bà Rịa – Vũng Tàu

(NLĐO) - Ngoài bắn pháo hoa, tỉnh còn tổ chức hàng loạt các hoạt động ý nghĩa như tổ chức chăm lo cho hộ nghèo, hoàn cảnh...

Khi di sản văn hoá Cố đô Huế tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ

Những đồ chơi mang đậm tính văn hoá lấy cảm hứng từ các bảo vật triều Nguyễn của Cố đô Huế sẽ tự kể câu chuyện của mình đến du khách bằng một cái 'chạm' smartphone. Bảo vật triều Nguyễn tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ Sáng 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng...

Mới nhất