Trang chủLần thứ IX - năm 2023Báo điện tử tiếng ViệtVun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài...

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bà Nguyễn Thị Hằng, trú tại phường 13, quận 4, TP Hồ Chí Minh rất đỗi tự hào vì giờ đây, bà có 5 người con nuôi là sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam. Ban đầu, bà Hằng dự định nhận đỡ đầu 2 cháu là sinh viên Lào trong một khoảng thời gian, nhưng qua sinh hoạt, giao tiếp, bà nhận thấy bản thân hiểu rõ suy nghĩ, tình cảm của các con nên quyết định xin nuôi các con đến khi học xong đại học. Hạnh phúc hơn là ngoài 2 con là sinh viên Lào chính thức nhận từ chương trình thì còn có 3 sinh viên Lào khác vì trân quý tình cảm của bà cũng tự nguyện làm con nuôi của gia đình.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bà Hằng chia sẻ: “Khi các con đến với gia đình, gọi tôi bằng tiếng “mẹ”, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với các con, yêu thương, chăm sóc các con như chính người thân của mình. Các con đến ở với gia đình đều rất ngoan, hăng hái giúp gia đình mọi việc, cùng gia đình thực hiện công tác xã hội, các phong trào ở địa phương nên được cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể quan tâm và đánh giá cao”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Bà Nguyễn Thị Hằng: “Khi các con đến với gia đình, gọi tôi bằng tiếng “mẹ”, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với các con, yêu thương, chăm sóc các con như chính người thân của mình”.
Theo bà Hằng, khi có các hoạt động xã hội, gia đình bà và các con đều được được mời tham gia. Để các con hiểu thêm về phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, khi gia đình đi dự đám cưới, lễ tiệc, bà đều cho các con theo cùng như một thành viên chính thức, để các con có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam.

Cũng như bà Hằng, 10 năm qua, bà Trương Thúy Uyên, phường 15, quận 4, TP Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động nhận đỡ đầu sinh viên Campuchia học tập ở TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, bà đang đỡ đầu cho 2 sinh viên Campuchia cùng học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tuy các con không ở trực tiếp với gia đình nhưng vẫn thường xuyên đến với ba mẹ nuôi tham gia sinh hoạt, đi tham quan, hay cùng tham gia các hoạt động chung với gia đình.

Bà Uyên cho biết: “Tôi có con trai cùng tuổi với hai con nuôi người Campuchia, lại cùng học một trường Đại học. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi quan tâm, chăm sóc các con. Các con luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thời gian ở trường”.

Thời gian đầu nhận nuôi sinh viên Campuchia bà Uyên gặp một số khó khăn nhất định như tâm lý e ngại của các con khi đi du học một mình ở nước ngoài, tiếp xúc gia đình lạ, rồi có em thì tiếng Việt chưa tốt lắm… Vượt qua tất cả, bà tự nhủ rằng, với sự chăm sóc, yêu thương thật lòng sẽ gieo tình cảm tốt cho các em sinh viên Campuchia. Khi các em ốm đau, hoặc khi có thành tích học tập tốt hay sinh nhật, bà đều chia sẻ, động viên kịp thời. Món quà lớn lao nhất với bà là hạnh phúc khi nghe các con nuôi gọi bằng “mẹ”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Niềm hạnh phúc của bà Trương Thúy Uyên cùng các con nuôi người Campuchia. Ảnh: NVCC

Không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước cũng chung tay tham gia mô hình nhận nuôi giúp đỡ các em sinh viên Lào, Campuchia đang học tập và sinh sống trên địa bàn.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Những điệu múa gắn kết tình thân Việt-Lào. Ảnh: Đức Anh

Xác định là “Người Mẹ thứ hai”, bà Hoàng Thị Nga, trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tích cực tham gia nuôi dưỡng con em Lào sang học tập tại Việt Nam.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Lễ kết nghĩa Phụ nữ Khối Trung Hưng với sinh viên Lào học tập tại Trường Đại học Y khoa Vinh – Tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Vào mỗi dịp cuối tuần, lễ, Tết các con nuôi lại về ăn cơm với gia đình bố mẹ nuôi.
Ảnh phải: Nhiều bài hát, điệu múa truyền thống của hai nước Việt – Lào là món ăn tinh thần không thể thiếu tại buổi liên hoan tất niên. Ảnh: Đức Anh

 

Bà Nga tâm sự: “Ngày 25-7-2020, Chi hội phụ nữ khối Trung Hưng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức lễ kết nghĩa với sinh viên Lào tại Trường đại học Y khoa Vinh. Lúc đó có 122 lưu học sinh Lào và ngay sau khi tổ chức lễ kết nghĩa xong, tháng 9-2020 hoạt động nhận con nuôi được tổ chức, chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên khối chỉ tổ chức được đợt 1 gồm có 40 con, gia đình tôi nhận nuôi 3 con. Trước đó tôi cũng đã nhận nuôi 1 con là sinh viên Lào, hiện con đã học xong và trở về nước”.

Cùng với gia đình bà Nga, có nhiều gia đình đã nhận nuôi các em sinh viên Lào từ rất lâu trước khi diễn ra lễ kết nghĩa.

Thời gian trôi đi, các em sinh viên Lào và Campuchia cũng dần tốt nghiệp và trở về quê hương sinh sống, làm việc nhưng vẫn giữ liên lạc với bố mẹ nuôi ở Việt Nam. Bố mẹ nuôi và các con có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, với bà Nga, kỷ niệm sâu đậm nhất và thương nhất là với em Phonekeo, tên Việt Nam là Thảo Tiên. Khi em sang học, mẹ em bị bệnh tim, được đưa đến Việt Nam điều trị, phẫu thuật tại bệnh viện ở Hà Nội nhưng sau đó lại không thể về nước do dịch bệnh. Biết được hoàn cảnh của em, bà Nga thương lắm, bà đã bàn bạc cùng chi hội tìm cách giúp đỡ em. Đến tháng 3-2022, Thảo Tiên tốt nghiệp về nước, đưa cả mẹ ruột về cùng. Bà Nga chia tay hai mẹ con và gửi ít quà Việt Nam cho em mang về mà hai mẹ con ôm nhau rơi nước mắt. Tới nay, hai mẹ con vẫn liên lạc với nhau qua mạng xã hội.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ông Vũ Vương Việt chụp ảnh bên bốn lưu học sinh Campuchia được ông đỡ đầu.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ông Vũ Vương Việt nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

“Việc đón nhận các cháu không khác gì ươm mầm cho tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia. Hàng trăm sinh viên Campuchia do Hội đỡ đầu đã tốt nghiệp về nước, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Campuchia và là nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia”, ông Vũ Vương Việt, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

Là một trong những người từng công tác tại Campuchia, với tình cảm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Campuchia, khi về nước, ông Vũ Vương Việt, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã mang theo bao tình cảm gắn bó với đất nước chùa Tháp. Khi phong trào “Ươm mầm hữu nghị” bắt đầu được phát động liên tục từ năm 2002 đến nay, ông và gia đình đã tích cực tham gia chương trình và đã nhận đỡ đầu 7 sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam.

Cũng là một trong những người tích cực hưởng ứng phong trào “Ươm mầm hữu nghị” và có tới 9 người con đỡ đầu là sinh viên Campuchia, ông Nguyễn Thế Đậu, nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch – Tài Chính, Văn phòng Quốc hội chia sẻ: “Mục đích phong trào này là nâng cao khả năng ngôn ngữ tiếng Việt, nhằm hỗ trợ, động viên các con giành kết quả cao trong học tập. Bên cạnh đó, thông qua chương trình, tạo điều kiện cho các sinh viên tìm hiểu về văn hóa, lịch sử truyền thống của Việt Nam như tổ chức các chuyến du lịch tại các tỉnh thành. Những dịp lễ tết, như Tết Nguyên đán, Tết Campuchia, Quốc khánh 2-9, Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia cũng như trực tiếp cá nhân gia đình ông thường xuyên tổ chức tặng quà cho các cháu sinh viên được nhận đỡ đầu, cùng các cháu đi tham quan, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Ông Nguyễn Thế Đậu cùng các con nuôi sinh viên Campuchia lưu lại những kỷ niệm đẹp trong các chuyến tham quan, du lịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một trong những địa phương đi đầu trong nuôi dưỡng con em Lào – Campuchia sang học tập tại Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt việc này, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã có Đề án số 01/ĐA-MTTQ-BTT ngày 28-5-2021 về việc tổ chức Chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021- 2025. Từ đề án này, Ban tổ chức đã thông tin đến Tổng lãnh sự quán Lào và Tổng lãnh sự quán Campuchia tại TP Hồ Chí Minh để trao đổi thống nhất về các nội dung chương trình thực hiện. Theo đó, các bên đã thống nhất cao về nội dung, cách thức triển khai chương trình trong giai đoạn 2021-2025.

Đến nay, Ban tổ chức chương trình đã vận động và ghi nhận có 33 gia đình, 42 sinh viên Lào và 6 sinh viên Campuchia tham gia trong năm 2022. Trong đó, các gia đình nhận sinh viên với nhiều hình thức: Sống cùng gia đình, giao lưu vào cuối tuần hoặc thời gian nghỉ học…

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP Hồ Chí Minh năm 2022.
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bên cạnh tấm lòng của các gia đình nhận đỡ đầu, nhận nuôi sinh viên Lào, Campuchia, để chương trình thực sự hiệu quả, vai trò của các cấp chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Sự quan tâm, chỉ đạo cùng những việc làm thiết thực như hoạt động quyên góp hay ủng hộ nuôi dưỡng đã mang đến thành công cho chương trình nói riêng và thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa 3 nước anh em Việt Nam – Lào – Campuchia.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tuyên dương sinh viên Lào, Campuchia tiêu biểu năm 2022.
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Hội Cựu chiến binh-Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh tặng quà cho sinh viên Lào, Campuchia trong chương trình giao lưu hữu nghị. Ảnh: Đỗ Phú
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các gia đình cha mẹ nuôi Việt cùng các con nuôi Lào, Campuchia tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Phú

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước luôn theo dõi, dành sự quan tâm sâu sắc đến sinh viên Lào, Campuchia đang học tập, sinh sống trên địa bàn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, Thành đoàn Thành phố đã tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác thanh niên giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia nói chung.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh tin tưởng rằng chính các sinh viên Lào, sinh viên Campuchia là nhân tố tích cực góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị, tình cảm keo sơn gắn bó của nhân dân ba nước. Các sinh viên sẽ tiếp tục là những người vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa ba nước, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuổi trẻ của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia sẽ là nhân tố rất quan trọng trong kết nối và thắt chặt tình hữu nghị, sự trọn nghĩa vẹn tình đã được các thế hệ hun đúc, phát triển”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Đồng chí Nguyễn Hồ Hải (áo trắng, đứng giữa) cùng các đại biểu, sinh viên ba nước trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2022.
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Tiết mục văn nghệ trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2022.
Ảnh phải: Đồng chí Nguyễn Hồ Hải phát biểu trong chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam-Lào-Campuchia dịp Tết cổ truyền Lào, Campuchia.

Điểm nổi bật của chương trình gia đình Việt nhận đỡ đầu, nhận nuôi sinh viên Lào, Campuchia là đã tạo được môi trường tốt cho sinh viên Lào, Campuchia tham gia trải nghiệm đời sống sinh hoạt hằng ngày của các gia đình Việt Nam, qua đó gắn kết tình cảm, tinh thần cho các bạn khi phải học tập xa nhà. Chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan. Đặc biệt, chương trình thành công là nhờ sự tích cực hưởng ứng, tham gia của các gia đình Việt Nam. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã góp phần thiết thực cùng thành phố tăng cường công tác đối ngoại nhân dân với nhân dân Lào, Campuchia.

Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức, cơ quan đoàn thể, không thể thiếu sự giúp đỡ, đồng hành của các trường đại học, cao đẳng, các ký túc xá, nơi có các bạn sinh viên Lào, Campuchia theo học và sinh sống.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các sinh viên Lào, Campuchia học tập tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tham gia vui xuân, Tết cổ truyền tại Việt Nam. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Ảnh trái: Các sinh viên Lào, Campuchia biểu diễn trong lễ khai giảng năm học mới tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Ảnh phải: Các sinh viên Lào, Campuchia tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh.

Đồng chí Nguyễn Thanh Nhã, Phó giám đốc Ký túc xá sinh viên Lào tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Ban Giám đốc Ký túc xá sinh viên Lào định kỳ làm việc với Ban tự quản sinh viên Lào, Ban tự quản sinh viên Campuchia trong việc giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình học tập, sinh hoạt tại ký túc xá. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, cập nhật hồ sơ quản lý sinh viên, đăng ký tạm trú, tạm vắng định kỳ và hướng dẫn cho các lưu học sinh lưu trú tại Ký túc xá sinh viên Lào gia hạn visa qua hệ thống phần mềm quản lý của cục xuất nhập cảnh. Tổ chức buổi làm việc, trao đổi với tân sinh viên lưu trú về những quy định, nội quy của ký túc xá; đồng thời lắng nghe, chia sẻ và giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của sinh viên mới lưu trú.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chụp ảnh cùng Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia.

Trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, ký túc xá đã phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) cho sinh viên Lào và sinh viên Campuchia. Đồng thời, tổ chức sân chơi hội nhập định kỳ hàng tháng dành cho sinh viên Lào, Campuchia cùng các chuyến tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ… Cùng với đó, tọa đàm, trao đổi chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa”, vận động các đơn vị phối hợp trao tặng học bổng cho sinh viên Lào, Campuchia…

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tặng quà cho sinh viên Lào, Campuchia nhân dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
Các sinh viên Lào, Campuchia biểu diễn trong lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Để gắn kết sinh viên Việt Nam – Lào – Campuchia, các trường đại học đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Mỗi nhóm thực hành, thực tập đều có sinh viên Việt Nam – Lào – Campuchia cùng hỗ trợ các bạn chưa giỏi tiếng Việt, chưa nắm kỹ bài học… Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu bóng đá, dã ngoại, văn nghệ, ẩm thực giữa sinh viên Việt Nam – Lào – Campuchia, nhằm giao lưu văn hóa giữa các nước.

Là một hoạt động đầy ý nghĩa, đậm chất nhân văn, thắm đượm tình hữu nghị, chương trình các gia đình Việt nhận nuôi, đỡ đầu, giúp đỡ sinh viên Lào, Campuchia học tập, sinh sống ở Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ và chung tay thực hiện từ cộng đồng.

(còn nữa)

  • Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng
  • Nội dung: NHÓM PV BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo QĐND, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

nguồn

Cùng chủ đề

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở...

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021...

Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn

Bình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao với đường ven biển ĐT.639 nhằm kết với khu công nghiệp và cảng biển Phù Mỹ trong tương lai. Phương án này sẽ sớm được trình lên Bộ Giao thông vận tải. Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối với Khu công nghiệp và Bến cảng Phù MỹBình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao...

Loạt UAV hiện đại do Viettel sản xuất trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Nhiều sản phẩm do Viettel chế tạo phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng như máy bay không người lái (UAV), tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV... Với tổng diện tích trưng bày là 2.600m2, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024), sáng 18-12, Bộ CHQS TP Cần Thơ tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tri ân, thăm hỏi các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam do Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tới dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí nguyên lãnh...

Trao giải cuộc thi chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Tối 17-12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ và thế hệ trẻ về lịch...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự có Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường, Chính ủy Binh chủng Công binh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo...

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và...

Bài đọc nhiều

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ 1)

Sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Hiện Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới với khoảng 68,7 triệu người dùng (chiếm 70,3% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 giờ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ 2)

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và không gian mạng đối với công tác thông tin đối ngoại (1) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công tác thông tin đối ngoại: Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam ra thế giới. Giới thiệu, quảng bá thông tin về Việt Nam ra thế giới bằng hình ảnh quốc gia, đất nước, con...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ CUỐI)

Vị trí, vai trò tầm quan trọng của TTĐN trên không gian mạng phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, tuyên truyền và đối ngoại của Đảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện và trực tiếp triển khai phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt tiến trình...

Acuerdos de París brindan primavera libre al pueblo vietnamita

Los Acuerdos de París sobre el fin de la guerra y el restablecimiento de la paz en Vietnam, firmados el 27 de enero de 1973, brindaron la Primavera libre al pueblo vietnamita. El exprimer ministro Vu Khoan (Fuente: VNA) Hanoi (VNA) Los Acuerdos de París sobre el fin de la guerra y el restablecimiento de la paz en Vietnam, firmados el 27 de enero de 1973, brindaron la Primavera libre al pueblo vietnamita. Así lo evaluó el expremier Vu Khoan en una...

Cùng chuyên mục

Y tế Nghệ An đồng hành, hỗ trợ y tế Xiêng Khoảng

P.V: Trong đầu tháng 6/2022 vừa qua, ngành Y tế Nghệ An đã có chuyến thăm, làm việc với ngành Y tế Xiêng Khoảng. Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác này? PGS.TS Dương Đình Chỉnh phát biểu tại hội đàm rút kinh nghiệm trong công tác hợp tác giữa y tế Nghệ An và y tế Xiêng Khoảng. PGS.TS Dương Đình Chỉnh: Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962) và...

Sắt son nghĩa tình đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào

Ngày hội giao lưu VHTTDL vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Điện Biên đã để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và du khách cũng như các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của hai nước tham gia Ngày hội. Chương trình nghệ thuật đặc sắc thể hiện tình nghĩa gắn bó keo sơn của đồng bào các dân...

Ninh Bình đánh thức di sản, phát triển du lịch bền vững

Ninh Bình được UNESCO đánh giá là một trong những địa phương thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững. Di sản không chỉ được bảo tồn, bảo vệ nguyên vẹn mà còn gia tăng giá trị đúng theo tinh thần Công ước năm 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Nhờ đó, Ninh Bình đang giữ...

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

Thúc đẩy xuất khẩu khu vực biên giới, nâng cao vị thế hàng Việt

Từ những chuyến khảo sát thực địa tại các cửa khẩu, các địa phương biên giới, những cuộc trao đổi với các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia, cư dân khu vực biên giới, Báo Điện tử Chính phủ thực hiện loạt bài về hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc, cung cấp một góc nhìn, nhận diện khó khăn, vướng mắc, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển...

Mới nhất

Khẩn trương triển khai các thủ tục để khởi công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Nhiều trường tư chủ động nghỉ tết kéo dài cho học sinh

Nhiều trường tư chủ động xây dựng kế hoặc thời gian năm học, cho học sinh nghỉ Tết dương lịch hoặc Tết Nguyên...

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp...

8 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Bà Rịa – Vũng Tàu

(NLĐO) - Ngoài bắn pháo hoa, tỉnh còn tổ chức hàng loạt các hoạt động ý nghĩa như tổ chức chăm lo cho hộ nghèo, hoàn cảnh...

Khi di sản văn hoá Cố đô Huế tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ

Những đồ chơi mang đậm tính văn hoá lấy cảm hứng từ các bảo vật triều Nguyễn của Cố đô Huế sẽ tự kể câu chuyện của mình đến du khách bằng một cái 'chạm' smartphone. Bảo vật triều Nguyễn tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ Sáng 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng...

Mới nhất