Trang chủDi sảnLàng lạ miền trung: Làng nhường đất cho kinh đô Huế

Làng lạ miền trung: Làng nhường đất cho kinh đô Huế

Dọc dài miền Trung có những ngôi làng bình dị nhưng lạ lẫm: lạ từ gốc tích đến tập tục xưa, đời sống sinh hoạt nay…

Từng là ngôi làng trù phú bên sông Hương thơ mộng, sau khi triều Nguyễn xây dựng kinh thành Huế, ngôi làng bị giải tỏa khiến dân làng tứ tán…

ĐÌNH LÀNG DUY NHẤT ĐƯỢC VUA GIỮ LẠI

Đình Phú Xuân hiện tại nằm trên đường Thái Phiên (P.Tây Lộc, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), là ngôi đình làng duy nhất được triều Nguyễn giữ lại trong Kinh thành và giao Bộ Lễ tế lễ hằng năm. Đình làng hiện có 2 công trình chính, trong đó phần đình họp là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái dài 17,8 m, rộng 10,6 m, sau này công trình được xây dựng lại nhưng cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Còn ngôi đình làng chính nằm phía sau với kiến trúc nhà rường dài 10,5 m, rộng 15,9 m, xây dựng theo kiểu “thượng song hạ bản”; các đường xuyên thổ, liên ba làm bằng gỗ lim, chạm trổ hoa lá cách điệu, mái lợp ngói liệt. Đây là nơi thờ thành hoàng, thổ địa cùng 7 họ khai canh: Hồ, Lê, Nguyễn, Huỳnh, Trương, Trần, Phạm.

 

Ông Nguyễn Văn Diệm (87 tuổi, cố vấn Ban đại diện của làng Phú Xuân, nguyên Phó ban phụ trách văn hóa, lịch sử của làng) cho biết lịch sử hình thành làng Phú Xuân được ghi chép từ mốc lịch sử năm 1306, khi vua Chiêm là Chế Mân dâng 2 châu Ô, Rí làm của hồi môn cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa và cử tướng Đoàn Nhữ Hài vào nhận đất đai, chia quân cai trị.

Làng lạ miền trung: Làng nhường đất cho kinh đô Huế - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Diệm, người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa làng Phú Xuân

Khi tạm ổn định, vua Trần Anh Tông lệnh cho ngài Đại học sĩ Hoàng Thái Sơ (gốc làng Thụy Lôi, trấn Sơn Nam Thượng, Hà Nam) đem dân vào Nam khai hoang lập ấp. Trước khi đi, ngài chiêu mộ và được 7 họ tộc gồm Hồ, Lê, Nguyễn, Huỳnh, Trương, Trần, Phạm hưởng ứng, đem gia quyến, gia nhân đi theo. Khi đến bờ sông Lô Dung (tức sông Hương ngày nay), thấy cảnh vật xanh tươi, đất đai màu mỡ, địa thế phong thủy tốt đẹp nên ra lệnh hạ trại, lập ấp, lập làng lấy tên lúc đầu là Tổng Thụy Lôi. Ban đầu địa phận Tổng Thụy Lôi kéo dài từ Kim Long đến An Hòa, Bao Vinh, Phủ Hiệp, chợ Cống, An Cựu, Từ Hiếu, Bạch Hổ và thêm xứ Lâm Lộc (bên kia sông Hương)… Thời gian sau, cư dân Tổng Thụy Lôi cho lập đình làng ở cạnh sông Hương (nay là khu vực Phu Văn lâu trước đại nội), đổi tên làng thành Phú Xuân. “Phú là giàu, Xuân là trẻ, với ước vọng đây là vùng đất mãi mãi tươi trẻ và phát triển về sau”, ông Diệm lý giải.

NHƯỜNG ĐẤT LÀM KINH ĐÔ

Khi quân Tây Sơn đánh thắng quân nhà Nguyễn, vua Quang Trung lên ngôi tại núi Bân vẫn cho giữ nguyên tên gọi Phú Xuân, lúc này kinh thành Huế vẫn chưa xây dựng. Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn và chiếm lại được Phú Xuân, vua Gia Long nhà Nguyễn sai Giám thành là ông Nguyễn Văn Yến lo việc khoanh vùng, quy hoạch để chuẩn bị xây dựng kinh thành mới. Vua lệnh cho dân chúng thuộc các tổng xã Phú Xuân phải di tản ra khỏi vùng xây dựng kinh thành mới, kể cả đền chùa, miếu mạo… Tuy vậy, nhà vua cho giữ lại ngôi đình Phú Xuân, nhưng dời lui phía sau hoàng thành.

Theo ông Huỳnh Viết Bút (70 tuổi, P.Thuận Lộc, hiện là Phó ban thường trực của làng Xuân Phú), tương truyền khi dời đình làng về nơi mới dưới triều vua Minh Mạng, đội gánh kiệu ban đầu có 4 người nhưng khiêng án thờ thành hoàng nhấc mãi không lên. Vua cho tăng dần số lượng, lên tới 20 người vẫn không nhấc nổi kiệu. Lúc này, nhà vua phải đích thân ra đứng lễ, ban chỉ dụ do vâng mệnh trời phải lập kinh đô trên đất của làng để vững bền xã tắc, nên phải dời đình làng về nơi mới. Nhà vua hứa sẽ chuyển đình làng đến một nơi có vị trí đẹp, cao ráo nhất trong kinh thành, thuộc hướng tây của đại nội, ngay lập tức 4 người khiêng kiệu đã nhấc lên nhẹ nhàng, ông Bút kể.

Nhà vua đặc ân cho đình Phú Xuân được tế lễ vào ngày mồng 5 và 6.6 âm lịch hằng năm. Sau khi làng Phú Xuân trong kinh thành tế lễ xong, các làng khác mới được làm lễ thu tế. Theo ông Nguyễn Văn Diệm, tiền nhân làng Phú Xuân có công trạng rất lớn nên được các vua nhà Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong (làng đang cất giữ 20 sắc phong). Năm 1994, đình làng Phú Xuân được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia.

Làng lạ miền trung: Làng nhường đất cho kinh đô Huế - Ảnh 2.

Từ khi xây kinh thành Huế, đình làng Phú Xuân được đưa về phía tây. Ảnh: Lê Hoài Nhân

KHÔNG QUÊN NGUỒN CỘI

Sau khi dời làng, vua ban sắc chỉ người làng Phú Xuân được đi khắp nơi để lập nghiệp, đến đâu cũng có thể lập làng lấy tên Phú Xuân để nhận diện người dân gốc kinh đô Huế. Do đó, sau này phía tây kinh thành đã lập ra thôn Phú Xuân (nay thuộc P.Kim Long); một số đi về phía đông vùng Bãi Dâu, hình thành nên xóm Bàu Cháu, Hợp Phố đã lập thành làng Phú Xuân (nay thuộc P.Gia Hội). Phần còn lại về phía đông nam, lập làng Phú Xuân (nay là P.Xuân Phú). Làng Phú Xuân ở gần làng Phước Tích cũng đã nhập với Phước Tích thành làng văn hóa Phước Phú (ở xã Phong Hòa, H.Phong Điền). Riêng tại H.Hải Lăng (Quảng Trị) còn có 2 thôn gốc làng Phú Xuân, giờ thuộc xã Hải Phú và xã Hải Xuân. Sau này khi nhà nước có chương trình kinh tế mới, người dân Huế lên Tây nguyên lập các làng Phú Xuân tại Lâm Đồng, tại Krông Năng (Đắk Lăk)… và đa số có gốc gác dân làng Phú Xuân của Huế.

Ông Nguyễn Văn Diệm cho hay mong muốn lớn nhất của con dân làng Phú Xuân là dáng vóc của đình làng được quan tâm gìn giữ, bảo tồn. Hiện tại, ngôi đình họp vẫn dùng mái tôn công nghiệp, đã xuống cấp, dột nát. “Đây là di tích quốc gia nên chúng tôi cũng khó tự ý để chỉnh trang, mong chính quyền quan tâm để khắc phục”, ông Diệm nói. Còn theo ông Bút, lễ tế mỗi năm các họ có gốc từ làng Phú Xuân đều cử đại diện đến dự, còn tổng số con dân thì quá đông, chưa thể thống kê được cụ thể. “Gần đây mới tổ chức một chương trình khuyến học để khen thưởng con em của làng. Các bô lão luôn đau đáu chuyện làm sao để con em mình hiểu về lịch sử, biết nguồn cội. Cho dù ly tán mười phương, không quên nguồn cội Phú Xuân, kinh thành”, ông Bút nói.

Nguồn: https://thanhnien.vn/lang-la-mien-trung-lang-nhuong-dat-cho-kinh-do-hue-185230524002338678.htm

Cùng chủ đề

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Nhộn nhịp làng nghề thủ công ngày giáp Tết

Thời điểm này các làng nghề thủ công truyền thống ở Đồng Tháp như nem Lai Vung, chiếu Định Yên, khô Phú Thọ... tất bật chuẩn bị nguồn hàng Tết. Chị Đặng Thị Ngọc Thùy - chủ cơ sở nem Hoàng Khánh (xã Tân...

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tạo nguồn nhân lực chất lượng từ vốn vay ưu đãi

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là một chính sách nhân văn do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian, các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi,...

Rộn ràng Tết thiếu nhi của người Hà Nhì

Ở nơi rẻo cao quanh năm mây phủ sương giăng, người Hà Nhì đen đón xuân mới với nhiều lễ hội truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sau lễ cúng rừng cảm tạ thần rừng ban cho không gian sinh tồn an toàn, cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt, người Hà Nhì đen sẽ tổ chức Tết thiếu nhi để cầu cho các em nhỏ trong thôn bản khỏe mạnh, chăm ngoan và học...

Khám phá Thung Nham- xứ sở của các loài chim

Khu du lịch sinh thái Thung Nham hiện là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú với điểm nhấn là khu vườn chim – nơi lưu trú của hàng ngàn con chim các loại. Toàn cảnh khu du lịch vườn chim Thung Nham Khu du lịch Thung Nham- Ninh Bình là một điểm du lịch rất được các du khách cả trong và ngoài nước yêu thích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đến Hội An, ghé những đình làng hơn trăm năm tuổi của người Việt

Đây là di tích sống giúp cho các nhà nghiên cứu về làng xã Hội An từ thế kỷ 15, là đình làng của người Việt có kiến trúc hoàn chỉnh. Làng Cẩm Phô là một trong những làng hình thành khá sớm tại Hội An. Trong Ô Châu cận lục (thế kỷ 16), tác giả Dương Văn An khi liệt kê các xã ở huyện Điện Bàn đã đề cập đến xã Cẩm Phô. Từ thế kỷ 19 trở về trước,...

Người Mỹ tìm đến ‘Tiểu Hồng Thư’ khi TikTok sắp bị cấm

Các nhà sáng tạo nội dung tạo Mỹ đã tìm đến ứng dụng mạng xã hội RedNote (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc như một nền tảng thay thế cho TikTok sắp bị cấm. ...

Muốn được khen ngợi trẻ trung, đừng quên diện trang phục sáng màu

Không chỉ mang đến vẻ ngoài trẻ trung tươi sáng, trang phục sáng màu còn chứa đựng sức...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Cùng chuyên mục

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Khám phá Thung Nham- xứ sở của các loài chim

Khu du lịch sinh thái Thung Nham hiện là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú với điểm nhấn là khu vườn chim – nơi lưu trú của hàng ngàn con chim các loại. Toàn cảnh khu du lịch vườn chim Thung Nham Khu du lịch Thung Nham- Ninh Bình là một điểm du lịch rất được các du khách cả trong và ngoài nước yêu thích...

Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Với vị trí giữa vùng lõi của Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), Thung Nham mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khác biệt. Khu du lịch sinh thái Thung Nham thuộc vùng lõi của quần thể Di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình - địa phương được xem là điểm sáng trên bản đồ du lịch miền Bắc. (Nguồn: Traveloka) Khu du lịch sinh thái Thung Nham nằm ngay cạnh khu du...

Hang Múa, động Thiên Hà gây ấn tượng trên sóng truyền hình Hàn Quốc

Chương trình truyền hình nổi tiếng Battle Trip của Hàn Quốc với sự tham gia của hai ngôi sao Eun Kyung và Ahn Sun Yeong đã ghé thăm Việt Nam. Ngoài Hà Nội, dàn sao Hàn đã ghé thăm Hang Múa và động Thiên Hà của Ninh Bình. Những cảnh đẹp của Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến. Nhiều địa danh nổi tiếng của Việt Nam như Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Tràng An... từng...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Mới nhất

Chàng trai Việt gửi hơn 600 đơn xin việc trước khi vào Microsoft

Kiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Nguyễn Nhật Quang, sinh năm 2002, là cựu sinh viên ngành Khoa học máy tính của Đại học Rice (Mỹ). Trước khi tốt nghiệp khoảng 4 tháng, Quang đã nhận được...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội...

Hình tượng rồng trên di tích kiến trúc ở Hội An

 Ở Hội An, vượt ra khỏi khuôn khổ cung đình, hình tượng rồng đã "bay lên" mái đình làng, ẩn mình trong các bình sứ, quấn trên những cột đình, có nơi, rồng trở thành thần gác cửa cho các điện thờ. Đến Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp hình tượng của rồng trong các di tích kiến...

Diễn biến mới vụ đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1

(NLĐO) - Đến nay công an đã tạm giữ 11 đối tượng liên quan vụ đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1 ở Tiền Giang ...

Đến Hội An, ghé những đình làng hơn trăm năm tuổi của người Việt

Đây là di tích sống giúp cho các nhà nghiên cứu về làng xã Hội An từ thế kỷ 15, là đình làng của người Việt có kiến trúc hoàn chỉnh. Làng Cẩm Phô là một trong những làng hình thành khá sớm tại Hội An. Trong Ô Châu cận lục (thế kỷ 16), tác giả Dương Văn An khi liệt...

Mới nhất