Trang chủLần thứ IX - năm 2023Báo điện tử tiếng ViệtThúc đẩy xuất khẩu khu vực biên giới, nâng cao vị thế...

Thúc đẩy xuất khẩu khu vực biên giới, nâng cao vị thế hàng Việt

Từ những chuyến khảo sát thực địa tại các cửa khẩu, các địa phương biên giới, những cuộc trao đổi với các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia, cư dân khu vực biên giới, Báo Điện tử Chính phủ thực hiện loạt bài về hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc, cung cấp một góc nhìn, nhận diện khó khăn, vướng mắc, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của thương mại song phương, trong đó có thương mại biên giới bền vững với thị trường Trung Quốc.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo nhiều giải pháp để những chuyến hàng, việc giao thương hàng hóa của người dân, doanh nghiệp được “xuôi chèo mát mái” – Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Lời toà soạn: Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền ngày càng được chú trọng, quan tâm phát triển, đặc biệt là với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việc thúc đẩy thương mại biên giới càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội hậu COVID-19.

Mặc dù hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng đã đạt những kết quả ấn tượng và không ngừng có những cải thiện đáng kể thời gian qua, song vẫn còn những vấn đề tồn tại, hạn chế và các khó khăn, vướng mắc, được ví như “tảng đá ngầm” ảnh hưởng dòng chảy thương mại này. Do nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, dòng chảy thương mại không phải lúc nào cũng thông suốt. Có thời điểm, “dòng chảy” này gặp ùn tắc, nhất là vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát.

Từ những chuyến khảo sát thực địa tại các cửa khẩu, các địa phương biên giới, những cuộc trao đổi với các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia, cư dân khu vực biên giới, Báo Điện tử Chính phủ thực hiện loạt bài về hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc, cung cấp một góc nhìn, nhận diện khó khăn, vướng mắc, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của thương mại song phương, trong đó có thương mại biên giới bền vững với thị trường Trung Quốc.

Điều này có ý nghĩa quan trọng và thiết thực để triển khai những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc vào cuối năm 2022 vừa qua; đồng thời thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu – một trong 3 động lực tăng trưởng trong bối cảnh tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn thời gian qua. Đây được coi như thời cơ “vàng” để thúc đẩy xuất khẩu hai bên, nhất là khẳng định vị thế hàng Việt, gia tăng xuất khẩu hàng Việt Nam sang nước bạn.

Bài 1: Mở cơ hội, “rộng” đường biên

Việt Nam có biên giới phía bắc giáp Trung Quốc với chiều dài 1.449,566km. Hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu tại 7 tỉnh miền núi biên giới phía bắc – nơi có 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu song phương, 21 cửa khẩu phụ ngày càng nhộn nhịp, tấp nập.

Mặc dù dịch COVID-19 và biến động địa-chính trị trên thế giới đã tác động tới kinh tế, thương mại toàn cầu nhưng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển và đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Để những chuyến hàng, việc giao thương hàng hóa của người dân, doanh nghiệp được “xuôi chèo mát mái”, lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành đã tích cực chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ giải pháp ngoại giao đến những giải pháp kỹ thuật.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 30/10-2/11/2022 đã khơi thông và làm sâu sắc thêm “dòng chảy” thương mại giữa hai quốc gia.

Cơ hội quý hiếm, ý nghĩa đặc biệt

Theo Vụ Thị trường châu Á, Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất và đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 (chỉ sau Malaysia) trong các nước ASEAN của Trung Quốc.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 30/10-2/11/2022 đã khơi thông và làm sâu sắc thêm “dòng chảy” thương mại giữa hai quốc gia.

Đây là chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta tới Trung Quốc kể từ sau khi bùng phát đại dịch COVID-19, là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhận định của giới chuyên gia Trung Quốc mà báo chí nước này đăng tải  khẳng định ý nghĩa của chuyến thăm đối với sự phát triển của quan hệ hai nước, nhất là hợp tác thương mại.

Ông Cát Hồng Lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh biển Trung Quốc-ASEAN thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất và mục tiêu đầu tư quan trọng của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Việc mở cửa hợp tác và tăng cường kết nối năng lực sản xuất giữa hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, trước mắt là trong ngắn hạn.

Chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải Triệu Can Thành dự báo, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng vì hai nước có thể bổ trợ cho nhau rất nhiều.

Những ngọn hải đăng cho dòng chảy hợp tác

Cơ sở của những nhận định lạc quan này, đó là trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 13 văn kiện hợp tác, trong đó có Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác, bảo đảm chuỗi cung ứng Việt-Trung; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại; Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các văn kiện đã được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết.

Việc thực hiện các văn kiện này, cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực thi hành từ năm 2022 đã tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực mới cho thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp hai nước tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực cũng như thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau.

Không chỉ là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, Việt Nam trở thành thị trường bên ngoài hoàn hảo cho hàng hóa Trung Quốc vì điều kiện kinh tế tương đồng, văn hóa tiêu dùng và chi phí vận chuyển thấp.

Sự phát triển của thương mại biên mậu đã góp phần gia tăng, thúc đẩy kênh giao lưu hàng hóa giữa hai nước. Bộ mặt thị trường miền núi, vùng cao, biên giới nhờ đó cũng khởi sắc.

Thương mại góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu nhập và sức mua dân cư nhờ đó cũng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế-xã hội các tỉnh vùng cao biên giới từng bước có nhiều chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Cùng xây dựng đường biên giới chất lượng cao, hòa bình, hữu nghị

Đường biên giới đất liền Việt-Trung tiếp giáp với 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang – tỉnh Quảng Tây. Những ngày cuối tháng 3/2023, lãnh đạo cao nhất của 2 địa phương này – Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh – đều có chuyến thăm Việt Nam, mở ra giai đoạn mới trong hợp tác giữa các địa phương biên giới của hai nước.

Tại các buổi tiếp lãnh đạo 2 tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian vừa qua, trong đó quan hệ giữa Vân Nam, Quảng Tây và các địa phương biên giới của Việt Nam đã có những bước phát triển tốt đẹp sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 10/2022.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh biên giới của Việt Nam đi đầu, phát huy tinh thần xung kích đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu nhân dân; cùng nhau xây dựng đường biên giới chất lượng cao, hòa bình, hữu nghị.

Về phía Chính phủ, tại các buổi tiếp lãnh đạo 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương hai bên mở rộng hợp tác cùng có lợi với trọng tâm là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế-thương mại, kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, du lịch và giáo dục.

Theo đó, các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây phối hợp duy trì ổn định, nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới hai nước, nhập khẩu nhiều hơn nữa nông, thủy sản chất lượng cao của Việt Nam. Đẩy mạnh kết nối giao thông cả đường bộ, đường sắt và đường biển phù hợp quy mô hợp tác kinh tế-thương mại hai nước; nâng cao hiệu suất thông quan với việc thí điểm mô hình “cửa khẩu thông minh”.

Ngày 4/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tiếp đó, tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 4/4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tích cực nghiên cứu các biện pháp duy trì giao thương thông suốt, nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan; tăng cường kết nối hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện về thuận lợi hóa thương mại, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam…

Trước đó, trong các chuyến công tác, làm việc tại các tỉnh biên giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh về phát triển kinh tế; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Riêng xuất khẩu hoa quả của Việt Nam sang Trung Quốc có tiến triển mới, trong đó sầu riêng chính thức là loại quả thứ 10 được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc từ tháng 7/2022. Bước vào năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại duy nhất của Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc 10 tỷ USD ngay trong tháng 1.

Theo ông Trần Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 11,9 tỷ USD, tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2022 do nhiều lý do khác nhau nhưng tốc độ giảm đã chậm lại so với các tháng trước, cho thấy tín hiệu tích cực trong tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dự báo, trong quý II/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có sự cải thiện nhất định.

Còn tiếp…

Hồng Sâm – Phương Liên

nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển giao kết quả thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ…

Hội thảo do Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) và Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc ngành hàng Dầu cọ và Cà phê, IDH đồng chủ trì. Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), chính quyền, sở ban ngành cấp TW và các tỉnh Tây Nguyên, các hiệp hội và doanh nghiệp ngành cà...

Cân nhắc việc bán thuốc kê đơn online

Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Mặc dù mua...

VietinBank Chợ Lớn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (VietinBank Chợ Lớn) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung ứng dịch vụ nhân sự cho VietinBank Chợ Lớn từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2025”.1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư: VietinBank Chợ Lớn. - Địa chỉ: Số 132 - 134 - 136 - 138 Lũy Bán Bích,...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MobiFone ra mắt loa thần tài hỗ trợ giao dịch thông minh

Ngày 12/12, MobiFone đã cho ra mắt sản phẩm mới mang tên loa thần tài - thiết bị quản lý giao dịch dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và cửa hàng bán lẻ. MobiFone tổ chức sự kiện ra mắt loa thần tài. Xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi, kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị loa thông báo nhận tiền tại cửa hàng bán lẻ. Trong những khung giờ cao điểm...

Tập đoàn TH tọa đàm về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An vừa tham gia tọa đàm “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới” để cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới từ gia đình tới nơi làm việc và trong cộng đồng. Ngày 11/12, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối nam giới...

Hơn 20 hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 Sáng 15/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức buổi họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).   Các đồng chí chủ trì buổi họp báo - Ảnh: VGP/Vũ Phong Theo Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn,...

Chương trình NESCAFÉ Plan được vinh danh ở hạng mục cao nhất tại Human Act Prize năm 2024

Tại Lễ trao giải thưởng hành động vì cộng đồng do Báo Nhân dân phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, Chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé Việt Nam tự hào được vinh danh ở hạng mục cao quý nhất - "Giải thưởng năm" Giải thưởng hành động vì cộng đồng (Human Act Prize). Giải thưởng ghi nhận những đóng góp và cam kết bền bỉ của Nestlé Việt Nam trong việc xây dựng được một cộng...

OCB được vinh danh vào top thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông (OCB) được vinh danh trong top 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024. Đại diện lãnh đạo OCB nhận chứng nhận tại sự kiện. Ảnh: VGP/MT Forbes Việt Nam đã tập hợp dữ liệu tài chính của các công ty niêm yết trên ba sàn HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM), HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội) và Upcom. Với...

Bài đọc nhiều

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ 1)

Sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Hiện Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới với khoảng 68,7 triệu người dùng (chiếm 70,3% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 giờ...

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHỤC VỤ NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM (KỲ CUỐI)

Vị trí, vai trò tầm quan trọng của TTĐN trên không gian mạng phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, tuyên truyền và đối ngoại của Đảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện và trực tiếp triển khai phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt tiến trình...

Ninh Bình đánh thức di sản, phát triển du lịch bền vững

Ninh Bình được UNESCO đánh giá là một trong những địa phương thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững. Di sản không chỉ được bảo tồn, bảo vệ nguyên vẹn mà còn gia tăng giá trị đúng theo tinh thần Công ước năm 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Nhờ đó, Ninh Bình đang giữ...

Sắt son nghĩa tình đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào

Ngày hội giao lưu VHTTDL vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Điện Biên đã để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và du khách cũng như các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của hai nước tham gia Ngày hội. Chương trình nghệ thuật đặc sắc thể hiện tình nghĩa gắn bó keo sơn của đồng bào các dân...

Cùng chuyên mục

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt – Bài 1: Những người tình nguyện gieo trồng

Bà Nguyễn Thị Hằng, trú tại phường 13, quận 4, TP Hồ Chí Minh rất đỗi tự hào vì giờ đây, bà có 5 người con nuôi là sinh viên Lào sang học tập tại Việt Nam. Ban đầu, bà Hằng dự định nhận đỡ đầu 2 cháu là sinh viên Lào trong một khoảng thời gian, nhưng qua sinh hoạt, giao tiếp, bà nhận thấy bản thân hiểu rõ suy nghĩ, tình cảm của các con nên quyết...

Y tế Nghệ An đồng hành, hỗ trợ y tế Xiêng Khoảng

P.V: Trong đầu tháng 6/2022 vừa qua, ngành Y tế Nghệ An đã có chuyến thăm, làm việc với ngành Y tế Xiêng Khoảng. Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác này? PGS.TS Dương Đình Chỉnh phát biểu tại hội đàm rút kinh nghiệm trong công tác hợp tác giữa y tế Nghệ An và y tế Xiêng Khoảng. PGS.TS Dương Đình Chỉnh: Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962) và...

Sắt son nghĩa tình đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt – Lào

Ngày hội giao lưu VHTTDL vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Điện Biên đã để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và du khách cũng như các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của hai nước tham gia Ngày hội. Chương trình nghệ thuật đặc sắc thể hiện tình nghĩa gắn bó keo sơn của đồng bào các dân...

Ninh Bình đánh thức di sản, phát triển du lịch bền vững

Ninh Bình được UNESCO đánh giá là một trong những địa phương thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững. Di sản không chỉ được bảo tồn, bảo vệ nguyên vẹn mà còn gia tăng giá trị đúng theo tinh thần Công ước năm 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Nhờ đó, Ninh Bình đang giữ...

Vai trò của “binh chủng” thông tin đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực đã đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ...

Mới nhất

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Mới nhất