티엔콩 페스티벌 2025 개막

Việt NamViệt Nam02/02/2025

Ngày 2/2 (mùng 5 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công, xã Cẩm La (TX Quảng Yên), đã diễn ra khai hội lễ hội Tiên Công năm 2025, kỷ niệm 591 năm các Tiên Công khai canh, mở đất vùng đảo Hà Nam (1434 – 2025). Đây là lễ hội Xuân đặc sắc lớn nhất vùng đảo Hà Nam được tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị Tiên Công đã có công khám phá, khai khẩn và lập nên hòn đảo này. Lễ hội Tiên Công cũng là dịp để con cháu mừng thọ những cụ già với lễ rước các cụ thượng thọ lên miếu Tiên Công.

Đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên gióng trống khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.
Đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên gióng trống khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.

Miếu Tiên Công là nơi thờ phụng 17 vị Tiên Công, họ là những người sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và đánh cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu, ở thành Thăng Long và tỉnh Nam Định. Vào thế kỷ XV, họ đã cùng gia đình xuôi theo dòng sông Hồng, ra cửa sông Bạch Đằng, dần khám phá ra các gò đất và khai phá, quây đê, lấn biển để có được vùng đảo Hà Nam phát triển như ngày hôm nay.

Lễ tế khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.
Lễ tế khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.

Lễ hội Tiên Công năm 2025 là sự kiện nằm trong chương trình chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), hưởng ứng và chào mừng năm Du lịch quốc gia 2025; đồng thời để tiếp tục thực hiệt tốt Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh của về Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”.

a
Các đoàn dẫn lễ cụ thượng thọ lên miếu Tiên Công.

Thông qua Lễ hội nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của lễ hội Tiên Công – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giới thiệu những nét đẹp văn hóa của lễ hội và giá trị của quần thể di tích miếu Tiên Công và các dòng họ Tiên Công; truyền thống quai đê lấn biển, phát triển kinh tế biển của người dân vùng đảo Hà Nam, TX Quảng Yên. Qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa, góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng con người Quảng Yên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

a
Các cụ vui mừng, phấn khởi khi được con cháu đưa lên miếu Tiên Công làm lễ.

Chương trình Lễ hội Tiên Công 2025 được diễn ra trong ba ngày từ 2/2 đến 4/2 (từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian phong phú. Đặc sắc nhất là nghi lễ rước cụ Thượng bằng kiệu võng đào lên miếu Tiên Công, mang đậm nét văn hóa Thăng Long nơi cửa biển sẽ diễn ra vào ngày chính hội mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội Tiên Công năm nay được tổ chức ở quy mô có 3 đoàn rước tập thể với 35 cụ Thượng. Theo đó, những cụ tròn 80 tuổi, 90 tuổi, 100 tuổi sẽ được ngồi trên võng đào, được các con cháu rước ra Miếu làm lễ tế Tiên Công. Ngoài ra còn hơn 100 đoàn cụ Thượng dẫn lễ lên miếu Tiên Công.

Cụ Dương Văn Mùi, 95 tuổi ở xã Cẩm La
Cụ Dương Văn Mùi, 95 tuổi ở xã Cẩm La được mừng thọ làm lễ tạ tại miếu Tiên Công.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Tiên Công cũng sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đan xen như: Cờ người, tổ tôm điếm, chơi đu, hát đúm giao duyên, kéo co… giàu bản sắc và ý nghĩa lịch sử Tiên công.

Các tiết mục văn nghệ chào mừng khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.
Các tiết mục văn nghệ chào mừng khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025.
Các trò chơi dân gian diễn ra trong ngày khai hội.
Các trò chơi dân gian diễn ra trong ngày khai hội.

Lễ hội Tiên Công vùng đảo Hà Nam đã được nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm nay. Năm 2017, Lễ hội Tiên Công được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hằng năm, Lễ hội Tiên Công đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX Quảng Yên, thu hút từ 3-4 vạn lượt du khách. Việc duy trì tổ chức Lễ hội không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công, những người đầu tiên quai đê lập làng, mà còn là dịp con cháu báo hiếu cha mẹ, qua đó giáo dục cho các thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; để cùng nhau lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.


Nguồn

Comment (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available