Trang chủDi sảnHoàng thành Thăng Long - Biểu tượng của văn hóa Thủ đô...

Hoàng thành Thăng Long – Biểu tượng của văn hóa Thủ đô Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu.

Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và thành phố Hà Nội.

thang-long-1.jpg
Tòa nhà Cục tác chiến dự kiến được hạ giải để phục vụ việc tái dựng trục Thần Đạo, điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên. Ảnh: Linh Tâm

Tầm vóc của di sản

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội suốt chiều dài lịch sử 13 thế kỷ, bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ VII – IX) qua thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X), đặc biệt phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần – Lê (thế kỷ XI – XVIII), qua thời Nguyễn (thế kỷ XIX – XX) cho đến ngày nay.

Năm 1010, khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đức vua Thái Tổ Lý Công Uẩn đã cho xây dựng kinh thành Thăng Long theo mô hình “tam trùng thành quách” gồm 3 vòng thành: Kinh thành (nơi thị dân ở), Hoàng thành (khu quan lại ở, làm việc) và Cấm thành (nơi chỉ dành cho hoàng gia). Suốt từ thế kỷ XI – XVIII, nơi đây luôn là trung tâm chính trị, hành chính của nhà nước quân chủ, là kinh đô của quốc gia Đại Việt. Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Phú Xuân (Huế), Thăng Long bị hạ cấp là Bắc Thành (tức thành Hà Nội), nhưng điện Kính Thiên và Hậu Lâu trong Cấm thành vẫn được giữ làm hành cung cho các vua Nguyễn khi ngự giá Bắc Thành.

Khi thực dân Pháp chiếm hoàn toàn Đông Dương, Hà Nội trở thành trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Thành cổ Hà Nội được sử dụng làm Sở chỉ huy tối cao của quân đội Pháp. Lúc này, các công trình đền đài, cung điện hầu như đều bị phá hủy, chỉ còn Bắc Môn và Kỳ Đài được giữ lại. Thay vào đó là các tòa nhà kiểu Pháp được xây trên nền điện Kính Thiên và sân Long Trì. Năm 1954, sau ngày giải phóng Thủ đô, Thành Hà Nội trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến năm 2004.

Ngày nay, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và di tích Thành cổ Hà Nội, nằm trong khu trung tâm chính trị Ba Đình, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, là khu vực có nhiều giá trị mang tầm quốc gia về văn hóa, lịch sử và không gian kiến trúc gắn với sự phát triển của đất nước. Đây là trung tâm quan trọng của Thủ đô, nơi tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại của đất nước.

Như vậy, trải qua 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng Long luôn đóng vai trò trung tâm chính trị của đất nước và là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích của Việt Nam. Tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản thế giới tại Brazil, diễn ra vào ngày 31-7-2010, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được ghi danh Di sản văn hóa thế giới. Nét đặc trưng nổi bật của di sản này là chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực trong suốt nhiều thế kỷ và sở hữu các tầng văn hóa, di tích, di vật đa dạng. Đây cũng là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc lớn lao.

Hình mẫu trong công tác bảo tồn di sản

Sau khi được UNESCO ghi danh, năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch quản lý di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội kèm theo Quyết định số 8038/QĐ-UBND ngày 31-12-2013. Kế hoạch này đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc gia và quốc tế trong công tác quản lý di sản Hoàng thành Thăng Long và trở thành một công cụ quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản. Kế hoạch bao gồm 7 mục tiêu mang tính lâu dài, xuyên suốt, và 6 nhiệm vụ chính cần tập trung thực hiện: Quản lý di sản; Bảo tồn di tích, di vật và cảnh quan; Nghiên cứu tìm hiểu về di sản; Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý di sản; Phát huy giá trị di sản.

thang-long-2.jpg
Những di vật được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho các tầng văn hóa xếp chồng tại di sản này. Ảnh: Linh Tâm

Một trong những mục tiêu xuyên suốt trong quá trình quản lý khu di sản Hoàng thành Thăng Long được Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang chia sẻ, là xây dựng nơi đây trở thành Công viên văn hóa, lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Khu di tích, thể hiện được một khu vực có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất, tồn tại và phát triển từ ngàn năm của đất nước. Mục tiêu này được xác định trong các quy hoạch đã được thành phố Hà Nội phê duyệt, trong đó giai đoạn 1 (đến năm 2020) tăng cường nghiên cứu khảo cổ học, nghiên cứu dữ liệu khoa học để phục dựng một số di tích quan trọng, trong đó nhấn mạnh trục không gian từ Kỳ Đài đến Bắc Môn; hạ giải những công trình tạm, không có giá trị kiến trúc cũng như giá trị sử dụng, hoàn trả lại không gian cây xanh phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ học… Giai đoạn 2 (sau năm 2020), triển khai các công tác tái dựng, tôn tạo trên cơ sở nghiên cứu của giai đoạn trước đó; triển khai các đề án phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Khu di sản; kết nối với các không gian, điểm di tích lân cận…

Tuy nhiên, những hạng mục quan trọng thể hiện giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản đến nay đã được bảo tồn nhưng chưa xứng tầm, tiêu biểu như di tích điện Kính Thiên và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu… Vì nhiều lý do, việc khôi phục điện Kính Thiên chưa thể thực hiện do vướng mắc trong các quy định pháp luật theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam và các cam kết theo Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới của UNESCO (Công ước 1972). Đáng mừng là, trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào tháng 7-2024, UNESCO đã đồng thuận với đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, trong đó có việc đồng ý cho hạ giải một số công trình ít có giá trị được xây dựng vào thế kỷ XIX. Lý do để UNESCO đồng ý với phương án hạ giải là bởi những công trình này “không đóng góp vào Giá trị phổ quát nổi bật (OUV) và đang xâm phạm Trục trung tâm”, và từ đó tiến tới phục dựng không gian điện Kính Thiên. Đây cũng là nỗ lực của thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng phái đoàn cố vấn chung của UNESCO/ICOMOS đã đến thăm di sản vào tháng 7-2023 để đánh giá tính khả thi của các đề xuất này.

Để nhận được cái gõ búa đồng ý của Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43 chấp thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam là cả một quá trình chuẩn bị hồ sơ khoa học công phu, lâu dài. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, bên cạnh việc chứng minh cho Ủy ban Di sản thế giới thấy được Chính phủ Việt Nam đã tuân thủ, thực hiện đúng các cam kết với UNESCO theo Công ước 1972 trong hơn 10 năm qua, Trung tâm đã phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng một hồ sơ khoa học chặt chẽ, thể hiện chiến lược về khảo cổ và tầm nhìn cho Trục trung tâm cũng như việc tái hiện không gian và chính điện Kính Thiên.

Khẳng định tầm quan trọng của hồ sơ, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo cho rằng, hồ sơ này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn với thế giới vì nó gắn với những vấn đề mới liên quan tới tiến trình phát triển của di sản. Ông cũng coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cơ quan tư vấn, đồng thời là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Để thực hiện tốt việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong giai đoạn tới, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội giai đoạn 2024 – 2028, định hướng tới năm 2035, tầm nhìn năm 2045 kèm theo Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 15-1-2024. Kế hoạch này nhằm xây dựng chiến lược lâu dài để bảo vệ tính toàn vẹn và các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản, thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần ẩn chứa trong các thành phần của khu di sản; đưa di sản trở thành biểu tượng văn hóa của Thủ đô và góp phần phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch di sản. Bên cạnh đó, kế hoạch này còn là cơ sở pháp lý và khoa học quan trọng giúp các cơ quan quản lý, các bên liên quan đưa ra chính sách và hành động cụ thể nhằm thực hiện tốt cam kết, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị và chuyển giao di sản cho thế hệ tương lai theo đúng tinh thần của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới.

Cùng chủ đề

Sếp Google: Chuyển đổi số tại Việt Nam mở ra một kỷ nguyên của sự đổi mới

(Dân trí) - Hành trình của Việt Nam với mục tiêu trở thành trung tâm AI hàng đầu tại Đông Nam Á mở ra những cơ hội hấp dẫn cho nền kinh tế số tăng trưởng và phát triển. Việt Nam nổi lên như một trung tâm công nghệ Đông Nam Á, thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn, công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Đáng chú ý, nền kinh tế số Việt Nam những năm qua...

Hồ sơ về Hoàng thành Thăng Long là “ưu tiên của mọi ưu tiên”

Hồ sơ về Hoàng Thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua như một nén tâm nhang để thành kính dâng lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào hồi 10 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24.7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ...

Làng nghề hơn 400 tuổi ở Hội An tất bật tăng ca phục vụ hàng Tết

Lượng đặt hàng tăng 3-4 lần so với ngày thường, thợ đèn lồng tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, phải tăng ca thâu đêm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. Khi nhắc đến thành phố Hội An, hình ảnh những ngôi nhà cổ và đèn lồng đặc trưng luôn hiện lên trong tâm trí nhiều người. Mỗi dịp Tết đến, làng nghề làm đèn lồng truyền thống tại Hội An lại nhộn nhịp sản xuất hàng nghìn...

VN-Index nhiều dư địa tích cực, kỳ vọng chinh phục mốc 1.300

VN-Index sẽ lên 1.555 - 1.663 điểm trong năm 2025; 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất năm 2024; Kết quả kinh doanh ngânh ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng mạnh; Lịch trả cổ tức. ...

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

30 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia đã bước sang một giai đoạn mới với sứ mệnh mới. Vượt qua những khó khăn về chuyển đổi mô hình hoạt động, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công Thương và nỗ lực của tập thể lãnh đạo, người lao động, Công ty TNHH MTV Vận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kích cầu tiêu dùng với Chương trình khuyến mại tập trung

Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội là giải pháp thiết thực nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của Hà Nội. Chương trình cũng đồng thời thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các chương trình liên quan đến thương mại điện tử và các sản phẩm có...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26-12, tại quảng trường khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh, diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc...

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2

Sáng 25-12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại tá Đinh Như Huệ, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho biết, việc bàn giao...

Quốc Oai đón danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy

Tối 12-4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn), huyện Quốc Oai tổ chức chương trình đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai 2024 với chủ đề “Quốc Oai - Khơi nguồn di sản”. Về dự chương trình có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương;...

Các chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản Huế

Ngày 20-12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương”. Đô thị Huế mang những giá trị riêng biệt Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên - Huế, xây dựng cơ chế chính sách, bộ tiêu chí về thành phố trực...

Bài đọc nhiều

Thêm 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được công nhận gồm: Tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu; Lễ cấp sắc...

Làm Rõ Hơn Các Quy Định Quản Lý Di Sản Trong Luật Hiện Hành

Việc quản lý di sản văn hóa đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn khi di sản không chỉ là những giá trị lịch sử mà còn là nguồn tài nguyên văn hóa, kinh tế quan trọng. Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc vào Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm hướng tới một hệ thống quản lý...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

‘Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô’: Giới thiệu văn hóa đặc sắc của vùng tới du khách

Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” tại thị trấn Vân Đình trong 3 ngày từ 27 - 29/12. Chương trình được tổ chức hướng tới mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại huyện Ứng Hòa nói riêng...

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

ối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Múa Khèn H'Mông, nét đẹp của người H' Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất...

Cùng chuyên mục

Hồ sơ về Hoàng thành Thăng Long là “ưu tiên của mọi ưu tiên”

Hồ sơ về Hoàng Thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua như một nén tâm nhang để thành kính dâng lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào hồi 10 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24.7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ...

Làng nghề hơn 400 tuổi ở Hội An tất bật tăng ca phục vụ hàng Tết

Lượng đặt hàng tăng 3-4 lần so với ngày thường, thợ đèn lồng tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, phải tăng ca thâu đêm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. Khi nhắc đến thành phố Hội An, hình ảnh những ngôi nhà cổ và đèn lồng đặc trưng luôn hiện lên trong tâm trí nhiều người. Mỗi dịp Tết đến, làng nghề làm đèn lồng truyền thống tại Hội An lại nhộn nhịp sản xuất hàng nghìn...

Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO ở Paris cho biết, sáng 24/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát...

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam...

Hoàn Kiếm: công bố bộ nhận diện thương hiệu di sản ẩm thực

Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030". Sáng 28/12, UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn di sản ẩm thực quận phục...

Mới nhất

Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn

Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku qua Gia Lai và Bình Định có chiều dài 123 km sẽ mở ra cơ hội khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồngTuyến cao...

Thừa Thiên Huế khởi công dự án cải tạo xây dựng khu chung cư 1.300 tỷ đồng

Ngày 29/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đống Đa khởi công Dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C khu chung cư Đống Đa, phường Phú Nhuận, TP. Huế. Thừa Thiên Huế khởi công dự án cải tạo xây dựng khu chung cư 1.300 tỷ đồngNgày...

Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải báo cáo Bộ Công thương định kỳ 3 tháng/lần về việc triển khai kinh doanh xăng E5RON92 để nắm bắt những khó khăn trong quá trình thực hiện. Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu...

Những điểm nhấn nổi bật nhất trên thị trường chứng khoán 2024

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; áp dụng non-prefunding từ ngày 2/11/2024; cổ phiếu công nghệ liên tục thăng hoa... là những điểm nhấn trên thị trường chứng khoán năm 2024 do Báo điện tử Đầu tư bình chọn. Những điểm nhấn nổi bật nhất trên thị trường chứng...

Đại học Quốc gia TP.HCM đổi mới tuyển sinh theo hướng tích hợp

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố định hướng hoạt động đào tạo năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Trong...

Mới nhất