Trang chủDi sảnHiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong...

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt


VHO – Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian”, Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử” đã diễn ra chiều ngày 2.11 tại Hà Nội.

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 1
Trình chiếu clip tại Hội thảo

Chủ trì và điều hành hội thảo có nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay; Chủ tịch Hội đồng Khoa học CTCP Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xherozone Nguyễn Trọng Mạnh.  

Hội thảo quy tụ gần 50 đại biểu là các GS, TS, KTS, chuyên gia, nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá dòng họ, kiến trúc, phong thuỷ, khảo cổ, di sản, mỹ thuật và cổ văn…

Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm, tham gia, góp ý của các chuyên gia: KTS. Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích; PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; GS.TS. Đinh Khắc Thuân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm; PGS.TS. Phạm Văn Dương, Viện phó Viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam; PGS.TS. KTS Khuất Tân Hưng, Trường Đại học Kiến trúc; TS. Tạ Hoàng Vân, Phó Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia…

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 2
Nhà sử học Dương Trung Quốc điều hành hội thảo

Ngoài ra còn có các chuyên gia đại diện cho các khu vực miền Trung, miền Nam, gồm: TS. Trần Đình Hằng, Viện trưởng, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – Phân viện Huế; KTS. Lương Hoài Trọng Tính – Viện Ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong…

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian” được Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam triển khai trong thời gian gần đây nhằm thực hiện sứ mệnh tâm huyết trong việc lưu giữ các dấu tích di sản tư liệu, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, phong thủy đồng thời tôn vinh và phát huy những giá trị đó trong tương lai.

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 3
Theo ông Nguyễn Trọng Mạnh, từ những góc nhìn lịch sử, văn hóa và kiến trúc sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Trọng Mạnh cho biết, tiếp nối thành công của Hội thảo “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật từ thế kỷ X – XIV thế kỷ X – XIV” , Hội thảo hôm nay quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, kiến trúc, phong thủy, khảo cổ, cùng các học giả uy tín… Tất cả cùng đồng hành trên con đường bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hoá, kiến trúc Việt.

“Việc hội tụ của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu. Đồng thời, từ những góc nhìn lịch sử, văn hóa và kiến trúc sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt”, ông Nguyễn Trọng Mạnh phát biểu.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng bàn luận về những giá trị thiêng liêng của không gian thờ cúng và nhà thờ truyền thống – nơi chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc và di sản phong phú của người Việt. 

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 4
Đại diện nhóm nghiên cứu dự án “Dòng chảy thời gian trình bày Dự thảo đề cương nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”

Nhà thờ và từ đường không chỉ là nơi thực hiện nghi thức thờ cúng mà còn là biểu tượng của lòng hiếu kính, là trung tâm văn hóa và gắn kết giữa các thế hệ trong dòng họ. Trong lịch sử dân tộc, rất nhiều dòng họ lớn đã góp phần hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam. 

Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, chủ đề hội thảo là một nội dung điểm nhấn trong dự án “Dòng chảy thời gian”. Đề cập về văn hóa tín ngưỡng, nhưng gắn cụ thể với thành tố là kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt.

“Đây là chủ đề chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa người Việt nói chung, văn hóa tín ngưỡng nói riêng, thể hiện tấm lòng hiếu kính tổ tiên, trân trọng những giá trị thiêng liêng trong tâm khảm mỗi người. Dòng chảy thời gian luôn không chờ đợi, ở đó có những lớp trầm tích văn hóa sâu sắc, kết nối các thế hệ”, nhà sử hoc Dương Trung Quốc nhận định.

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 5
Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo là dịp tham vấn các chuyên gia về nội dung nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”; hoàn thiện Dự án nghiên cứu “Dòng chảy thời gian”. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, dựa trên ý kiến các chuyên gia, BTC sẽ xây dựng đề cương nghiên cứu, dưới nhiều góc độ khác nhau để từng bước làm rõ, hoàn thiện vấn đề được hội thảo đặt ra, một cách khoa học, bài bản và thấu đáo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã góp ý kiến về Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”.

Các nội dung cụ thể được đề cập, phân tích gồm: Văn hoá thờ cúng tổ tiên, dòng họ qua các triều đại; Lựa chọn các dòng họ tiêu biểu qua các triều đại phong kiến Việt Nam; Lựa chọn các danh nhân/đại diện tiêu biểu của các dòng họ qua các triều đại phong kiến Việt Nam; Nhà thờ, từ đường truyền thống từ các góc độ kiến trúc, di tích; Hỗ trợ khai thác các nguồn tư liệu Hán Nôm: văn bia, hoành phi, câu đối, gia phả…

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt - ảnh 6
Đại biểu tham quan những hình ảnh được trưng bày trong khuôn khổ sự kiện

Ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ góp phần định hướng, bổ sung thêm các căn cứ khoa học về truyền thống thờ cúng dòng họ ở Việt Nam từ các góc độ lịch sử, tư liệu, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc và phong thuỷ .

Đây là cơ sở khoa học góp phần giúp BTC lưu giữ, bảo tồn các dấu tích di sản tư liệu, văn hoá, kiến trúc, phong thuỷ trong truyền thống thờ cúng dòng họ, đồng thời góp phần tôn vinh, lan toả các ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống xã hội, duy trì và phát huy hơn nữa truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. 

Dự án “Dòng chảy thời gian” là Dự án khảo cứu, hệ thống lại những giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật, đặc biệt là khoa học phong thuỷ của các triều đại phong kiến từ thế kỷ X-XIX. Dự án không chỉ gìn giữ những tư liệu, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần của cha ông ta đối với thế hệ con cháu mai sau, mà còn giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp và truyền cảm hứng tới cộng đồng trong việc lưu giữ truyền thống văn hoá, kiến trúc của dân tộc.

Dự án đã tái hiện được các dấu tích lịch sử, tiến hành sắp xếp, hệ thống hoá những di sản văn hoá vật chất và tinh thần thông qua các di sản Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật của 5 triều đại phong kiến Việt Nam: Ngô – Đinh – Lê – Lý – Trần một cách đầy đủ, khoa học và tiếp tục nghiên cứu, khảo cứu về các giai đoạn tiếp theo trong lịch sử. Đặc biệt, Dự án triển khai nghiên cứu nội dung lưu giữ, bảo tồn các dấu tích di sản tư liệu, văn hoá, kiến trúc, phong thuỷ trong truyền thống thờ cúng dòng họ ở nước ta. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/hieu-ro-hon-ve-vai-tro-cua-khong-gian-tho-cung-trong-doi-song-tam-linh-nguoi-viet-110337.html

Cùng chủ đề

Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Chiều ngày 4/7, trả lời câu hỏi của phóng viên khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, theo báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Tọa lạc tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, ngay ở điểm giao nhau của 3 con phố lớn là Nhà Thờ, Lý Quốc Sư và Nhà Chung. Nhà thờ Lớn có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội, không chỉ là một địa điểm tôn giáo linh thiêng mà còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu của...

Đoàn kết tôn giáo để xây dựng đất nước

Với chủ trương “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm và thúc đẩy việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong đời sống xã hội.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của Internet và các thế hệ điện thoại thông minh, đặc biệt là truyền thông và mạng xã hội (mạng xã hội). Đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” để tín ngưỡng, tôn giáo được tuyên truyền, phát triển, tiếp cận người dân, tín đồ một cách nhanh nhất.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

VHO - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn được tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 93 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định số 4215/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam

VHO - Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Mới nhất

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng...

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

(ĐCSVN) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venezuela, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Nhà hữu nghị Venezuela – Việt Nam (CAVV) đã phối hợp...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao...

Mới nhất