Trang chủNewsNhân quyềnNhận diện các loại hình tà đạo, tạp đạo

Nhận diện các loại hình tà đạo, tạp đạo

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc, nhân dân Việt Nam.

‘Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ’: Nhận diện để phòng tránh (Kỳ cuối)
Công an thành phố Thanh Hóa phát hiện, xóa điểm tuyên truyền, sinh hoạt ‘Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ’. (Nguồn: Báo Thanh Hóa)

Nguy cơ từ tà đạo, tạp đạo: xa rời hiện thực, phản khoa học

Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa – thể thao và ngành nghề.

Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 54.000 chức sắc, trên 130.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.

Với đặc thù là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn mà các tín ngưỡng, tôn giáo đều hòa đồng với truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam, tạo nên một đất nước đa sắc màu tôn giáo.

Cũng vì vậy, Việt Nam được ví như “bảo tàng tín ngưỡng, tôn giáo” của thế giới. Mặc dù các tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại đan xen nhưng không có xung đột tôn giáo; các chức sắc, tín đồ tôn giáo đều tích cực tham gia và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Có được kết quả trên là do việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã đáp ứng tâm tư, tình cảm và nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng luôn quan tâm và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; tạo thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động pháp luật.

Tuy nhiên, số đối tượng thù địch, phản động vẫn tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc trắng trợn về tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về đời sống tôn giáo sôi động ở nước ta. Trong đó, họ khích lệ, hậu thuẫn việc hình thành, phát triển các loại hình tà đạo, tạp đạo, các tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo ở trong nước để lôi kéo người tham gia, gây phức tạp về an ninh trật tự. Khi chính quyền xử lý sẽ xuyên tạc Việt Nam “đàn áp” tôn giáo để tạo cớ gây sức ép, can thiệp vào công việc nôị bộ của ta.

Một vấn đề mang tính quy luật, đó là những loại hình tà đạo, tạp đạo thường xuất hiện và phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu xa, nhất là địa bàn Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc – các địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 12/2022, cả nước có khoảng 85 tà đạo, tạp đạo, tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo và được gọi chung là “đạo lạ”. Trong số các “đạo lạ”, có những loại hoạt động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo như “Hội Thánh đức Chúa trời mẹ”, “đạo bà Điền”, “đạo Dừa”…; thậm chí còn có những “đạo lạ” mang màu sắc chính trị, hoạt động vi phạm pháp luật, tác động xấu đến an ninh trật tự như: “Tin Lành Chrish”, “tà đạo Hà Mòn”, “Tin Lành Đề Ga”, “Đạo Bà Cô Dợ”, tổ chức bất hợp pháp “Dương Văn Mình”, “Hội đồng liên tôn Việt Nam”…

Những hiện tượng, tín ngưỡng tôn giáo này đều có một điểm chung là không được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động do được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo trên vẫn được nuôi dưỡng tồn tại, thậm chí có lúc, có nơi các đối tượng còn tìm cách qua mặt cơ quan chức năng, công khai hoạt động.

Hiện nay, những loại hình tà đạo, tạp đạo có yếu tố mê tín dị đoan đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, quản lý khi vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân tin theo và gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến đời sống xã hội.

Điển hình như những tác động tiêu cực từ “giáo lý” của tà đạo “Hội Thánh đức Chúa trời mẹ” đã khiến cho không ít người tin theo, dẫn tới hoang tưởng, mất niềm tin và thế giới trần tục khi dành niềm tin tuyệt đối, mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần linh, ma quỷ.

Không những vậy, những đối tượng cầm đầu bắt người tham gia có thu nhập ổn định phải nộp 10% thu nhập hàng tháng như một thứ tiền hội phí; mỗi ngày lễ, người tham gia lại rỉ tai nhau dâng hiến ít nhất 50.000 đồng/lần, thông thường một tuần 2 lần, vào ngày học giáo lý để “thông công” với Đức Chúa Trời… Những hành vi trên không chỉ gây lãng phí, bất ổn, đau thương, mất mát, tiêu hao của cải, vật chất của nhân dân mà còn là cơ hội để những đối tượng xấu trục lợi.

Nguy hiểm hơn, những “tín đồ” tin theo các loại tà đạo có yếu tố mê tín dị đoan như “đạo bà Điền”, “đạo Dừa”, “Pháp Luân công”…, sau một thời gian đã khiến họ xa rời khoa học hiện đại, phủ nhận những tiến bộ xã hội, đã có không ít trường hợp bị mắc bệnh nhưng do mù quáng nên không còn tin vào khoa học tiên tiến mà lại tin vào sự mê tín rằng chỉ cần năng tập luyện và làm lễ, dâng hiến cho các đáng thần linh thì có thể chữa khỏi bệnh. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không thể nào phù hợp cho một xã hội vì con người – một xã hội công bằng, dân chủ, hiện dại, văn minh, do đó cần phải đấu tranh xóa bỏ.

Tính đến tháng 12/2022, cả nước có khoảng 85 tà đạo, tạp đạo, tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo và được gọi chung là “đạo lạ”.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuần tuý

Trong khi những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố mê tín dị đoan đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội thì những “đạo lạ” do một số đối tượng có nhiều tham vọng chính trị thành lập đang có những hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị của đất nước.

Thậm chí, có đối tượng còn trở thành “con rối” của các thế lực thù địch để tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam hoặc kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cũng như trên các lĩnh khác.

Thời gian qua, số đối tượng cầm đầu trong các “đạo lạ” nêu trên đã lợi dụng tôn giáo như một chiêu trò để lừa bịp, kích động bà con đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số) tham gia các hoạt động ly khai tự trị. Vào những năm 2001, 2004, 2008, số đối tượng Fulro lưu vong đã thông qua “Tin lành Đề ga” làm công cụ tập hợp, phát triển lực lượng chống phá trong nước, âm mưu tiến tới thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập”.

Gần đây, vẫn sử dụng chiêu bài cũ, số đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”… nhằm tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin Lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số.

Tại Tây Bắc, năm 2011, nhóm đối tượng Vàng A Ía chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền để cầu nguyện, tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông”, “xưng vua”, lập “vương quốc Mông”.

Do ảnh hưởng của những luận điệu trên, trong những ngày đầu tháng 5/2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông… mang chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “Xưng vua – lập vương quốc Mông”.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến nay, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được bên ngoài giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối, câu kết với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về Mường Nhé để bàn bạc, thống nhất, nhen nhóm tổ chức hoạt động lập “nhà nước Mông”…

Như vậy có thể thấy, những hoạt động trên không chỉ xâm phạm đến an ninh quốc gia Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của chủ quyền lãnh thổ của đất nước…

Nhận diện các loại hình tà đạo, tạp đạo
Chính quyền xã Đắk Ha (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) tuyên truyền cho người dân không tin, theo tà đạo. (Nguồn: Báo Công an Nhân dân)

Do đó, việc đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ các loại hình tà đạo, tạp đạo, các tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vừa góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, vừa xóa bỏ các yếu tố chính trị ra khỏi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuần tuý của nhân dân.

Để đạt được mục tiêu trên, các cấp, các ngành có liên quan trong hệ thống chính trị như Ban Tôn giáo, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với lực lượng Công an các cấp tăng cường tuyên truyền nâng, nâng cao giác ngộ chính trị, pháp luật; âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất của là tà đạo, tạp đạo; cũng như những ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội.

Từ đó hình thành tính tự giác trong công tác phòng ngừa, tham gia đấu tranh chống hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của các tà đạo, tạp đạo. Đây cũng sẽ là tiền đề quan trọng để các cơ quan chức năng giành được sự đồng tình, ủng hộ từ phía nhân dân trong việc đấu tranh, xử lý số đối tượng cầm đầu, cốt cán theo pháp luật, đem lại đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thuần khiết, đáp ứng nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong đời sống của quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự đối với các hoạt động tôn giáo. Trong đó cần chú trọng quản lý và định hướng các sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng theo thuần phong mỹ tục của dân tộc, với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của địa phương và phù hợp với luật pháp.

Đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tà đạo, tạp đạo, các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, cần xử lý kiên quyết, kịp thời, triệt để; vạch trần bản chất và hành vi vi phạm pháp luật, làm mất ổn định chính trị, xã hội, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan, kích động ly khai tự trị.

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo… kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Đồng thời tăng cường xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh cho mọi người dân nhằm tạo “sức đề kháng”, “miễn dịch” mạnh mẽ trước hoạt động của các tà đạo, tạp đạo.


(*) Học viện An ninh nhân dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Nga, Ukraine cáo buộc nhau cản trở trao đổi tù binh

Theo Reuters, ngày 3/11, Ủy viên Quốc hội Ukraine về nhân quyền Dmytro Lubinets kêu gọi Nga cung cấp danh sách tù binh, sau khi Moscow cáo buộc Kiev phá hoại quá trình trao đổi tù binh.

Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

USD có tiềm năng “phi” tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử bắt đầu được công bố cùng với chiến thắng của ông Donald Trump.

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,76 triệu bao, lượng xuất khẩu tính theo vụ cũng tăng khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 137,27 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Nâng cao kỹ năng đưa tin cho 30 phóng viên ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Từ ngày 3-5/10/2024, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Khoá đào tạo ASEAN “Nâng cao kỹ năng đưa tin cho đội ngũ phóng viên các nước ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”. Bộ Lao động chỉ đạo làm rõ vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng Bảo vệ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Cùng chuyên mục

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Mới nhất

Sự cố mất điện làm gián đoạn metro Nhổn – ga Hà Nội: Thiếu nhân sự trực

Tại thời điểm xảy ra mất điện phải dừng metro Nhổn - ga Hà Nội hôm 24/10, nhà thầu đã liên hệ đơn vị vận hành nhưng không có nhân sự trực giải quyết sự cố. Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo UBND TP về sự việc metro Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi...

Mặt sân Mỹ Đình xơ xác, cỏ úa vàng loang lổ

Tại mùa giải 2024/2025, CLB Thể Công Viettel phải chọn Mỹ Đình làm sân nhà. Đội bóng áo lính phải chia tay sân Hàng Đẫy do quyết định của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Tổ chức này yêu cầu chỉ tối đa 2 câu lạc bộ được chọn một sân vận động làm sân nhà.Tuy nhiên,...

Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới tỉnh

UBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnhUBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy...

Đà Lạt bùng nổ với tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam được quỹ nước ngoài đầu tư

Nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt, một tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam sắp hình thành. Dự án được đầu tư phát triển bởi The One Destination, tập đoàn đa ngành Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina cùng loạt thương hiệu hàng đầu thế giới. Đà Lạt bùng nổ với tổ...

“Hyundai Share & Care: Người bạn đồng hành tin cậy!” – Chuỗi sự kiện trải nghiệm xe thương mại Hyundai được mong chờ nhất...

Hyundai Thành Công Thương Mại (HTCV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện trải nghiệm “Hyundai Share & Care 2024 – Người bạn đồng hành tin cậy!”. Sự kiện Hyundai Share & Care đặc biệt quan tâm và hướng đến những trải nghiệm của khách hàng xe thương mại Hyundai, đáp ứng toàn diện nhất các mong muốn...

Mới nhất