Trang chủNewsNhân quyềnTự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng


Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của Internet và các thế hệ điện thoại thông minh, đặc biệt là truyền thông và mạng xã hội (mạng xã hội). Đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” để tín ngưỡng, tôn giáo được tuyên truyền, phát triển, tiếp cận người dân, tín đồ một cách nhanh nhất.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng ở nước ta diễn ra hết sức phong phú, đa dạng kèm theo nhiều diễn biến phức tạp, đặt ra thách thức trong công tác quản lý để vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân vừa đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Diễn biến phức tạp trên không gian mạng

Với chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển phong phú, đa dạng; mọi người dân đều được tự do hoạt động, tham gia tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; các tôn giáo ở Việt Nam đều được bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử. Mỗi tôn giáo đều đóng vai trò quan trọng, là một phần không nhỏ trong đời sống văn hóa, xã hội của đất nước.

Tính đến nay, ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo với khoảng 27 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau.

Các tôn giáo, tổ chức, hội nhóm tôn giáo, cơ sở thờ tự, nhà thờ, chùa lớn… cũng đã sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram… để truyền thông, kết nối với cộng đồng và tín đồ của mình với lượt theo dõi cao, như trên trang thông tin trên Facebook của nhà xuất bản Trí Việt (thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) có hơn 36.000 người theo dõi, Hội đồng Giáo lý Việt Nam có hơn 45.000 người, chùa Tây Thiên hơn 1 triệu, tổ chức Phật giáo Việt Nam hơn 500.000 theo dõi…

Với ưu thế vượt trội như lượng thông tin truyền tải lớn, lan toả nhanh, cách thức đa dạng, phong phú, không bị hạn chế về không gian, thời gian, số lượng người tham gia…, mạng xã hội đã được các cá nhân, tổ chức tôn giáo triệt để khai thác, sử dụng để “sinh hoạt tôn giáo online” dưới hình thức diễn đàn, hội thảo online, nhóm kín… thông qua các ứng dụng Website, Facebook Fanpage, Zalo, Telegram, Instagram, Lotus, Mocha, Gapo, TikTok, Zoom, Youtube…; truyền đạo cũng như thể hiện đức tin của mình.

Hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam coi đây là “con đường mới” để đưa tín ngưỡng, tôn giáo đến với người dân, tín đồ. Đại đức, TS. Thích Nhuận Huệ – Trưởng Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định nhận định, cần tận dụng tối đa các kênh truyền thông để đưa Phật pháp đến cư dân mạng. Mạng xã hội cũng là một cách để người tín hữu tuyên xưng, chia sẻ những điều tốt đẹp, đức tin đến với mọi người.

Chị Nguyễn Thị Kim Bích (Giáo xứ Đức Hòa – Giáo phận Mỹ Tho) cho biết: “Tôi hay chia sẻ những thông tin về việc thiện nguyện, bác ái và sống đẹp.

Hay chị Phạm Thị Ngân (Giáo xứ Đạo Truyền – Giáo phận Hà Nội) cho biết: “Việc chia sẻ đức tin của mình lên Facebook cũng là một cách tôi nhắc nhở chính bản thân mình luôn sống đúng tinh thần Kitô hữu, đồng thời truyền tải niềm hi vọng và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa đến với anh em”. mạng xã hội được coi như “giáo đường online” giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin, thể hiện tín ngưỡng, giáo điều và cầu nguyện cho nhau…; giáo dục đức tin cho giới trẻ, đời sống hôn nhân, gia đình; hướng tín đồ tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, việc tử tế, yêu thương con người…

Tuy nhiên, trên không gian mạng, tự do tôn giáo đang bị đe dọa xâm phậm bởi các hoạt động trái phép như phản động, bạo lực và kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Những hoạt động này không chỉ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các tôn giáo và tín đồ.

Một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ một số tôn giáo có tham vọng chính trị, bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng, tác động, lôi kéo, đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung.

Phụ hoạ với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước, số này thường xuyên viết bài, tán phát những thông tin sai sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; xuyên tạc tình hình tôn giáo, thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam; tán phát các nội dung kích động tôn giáo; tuyên truyền, khuyến khích bạo lực, gây ra mâu thuẫn và phân biệt chủng tộc giữa các tôn giáo khác nhau.

Điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình, phản đối và đối đầu giữa các tôn giáo, gây rối loạn trật tự công cộng. Ngoài ra, một số tổ chức hoặc cá nhân cũng có thể sử dụng mạng xã hội để quảng bá và tuyên truyền các thông điệp sai lệch về một tôn giáo hoặc một nhóm tín đồ cụ thể, nhằm phá hoại hình ảnh và uy tín của họ.

Có thể kể đến đối tượng Nguyễn Đình Thục, một kẻ phản động mang danh “cha xứ”. Lợi dụng đức tin, thông qua mạng xã hội, y kêu gọi, kích động giáo dân, giáo xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) “xuống đường” biểu tình phản đối chính quyền mở đường phục vụ người dân đi lại.

Đáng chú ý, trên không gian mạng hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều hoạt động mượn danh hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc giáo lý của các tôn giáo chính thống, truyền bá “tà đạo”, “đạo lạ” và những nội dung xấu đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, tuyên truyền bài xích tôn giáo chính thống, tạo mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết dân tộc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Điển hình là các hội, nhóm “Pháp Luân Công”, “Hội Thánh Đức chúa trời mẹ” sau khi bị phát hiện, giải tán các tụ điểm sinh hoạt tập trung, một số đối tượng cốt cán đã chuyển sang sinh hoạt, tụ tập, truyền giảng đạo trực tuyến trên không gian mạng qua một số ứng dụng như Facebook, Youtube… Đối tượng hướng đến là người già, học sinh, sinh viên, người mắc bệnh nan y nhưng có khả năng, điều kiện sử dụng thiết bị kết nối mạng Internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng.

Không những thế, hiện nay, có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi. Họ mượn danh tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền những quan điểm sai lệch, kêu gọi từ thiện trên không gian mạng… nhưng thực chất là để thu lợi bất chính.

Chắc hẳn mọi người đều không xa lạ với cái tên “Tịnh thất bồng lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”, một địa điểm hoạt động trái phép mượn danh “cơ sở thờ tự của Phật giáo” để trục lợi bất chính. Lê Tùng Vân cùng với một số đối tượng đã giả danh Phật giáo, mặc trang phục gần giống các tăng sĩ, tự xưng là “thầy”, thực hiện hoạt động “truyền đạo” nhưng lại không phải là truyền giáo lý Phật giáo mà là những “giáo lý” do y tự nghĩ ra để lôi kéo tín đồ; lợi dụng lòng tin, tấm lòng từ thiện của tín đồ và người dân kêu gọi từ thiện cho “trẻ mồ côi” nhưng thực chất đều là con, cháu của y…

Không những thế, nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng, tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan như xem bói, cúng giải hạn, cắt tiền duyên, chữa bệnh online, lên đồng…; lợi dụng tâm lý tò mò của người dùng mạng xã hội, thu hút sự chú ý, tương tác của cộng đồng mạng để bán hàng, trục lợi, lừa đảo. Nhiều người do thiếu hiểu biết, cả tin, cuồng tín nên dễ bị lừa gạt bởi những hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan này.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng
Cô đồng “đúng nhận, sai cãi” livestream khi xem bói khiến dư luận xôn xao. (Ảnh chụp từ màn hình)

Gần đây nhất có thể kể đến vụ “cô đồng” Trương Hương với hoạt động xem bói online cùng phát ngôn “đúng nhận sai cãi” gây “bão” dư luận những ngày vừa qua. Đối tượng này đã thường xuyên đăng tải những video có nội dung tuyên truyền mê tín, dị đoan lên tài khoản facebook cá nhân, thu hút hàng triệu lượt xem. Hành vi này đã bị Công an huyện Kinh Môn (Hải Dương) xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”…

Hay cũng đã có rất nhiều “thánh cô”, “thánh cậu” tự nhận mình là “người trời”, có thể chữa bách bệnh bằng bùa chúa, nước thánh; đăng tải những clip “chữa bệnh” lên mạng xã hội nhằm thu hút người xem, tìm đến khám chữa…

Hiện trạng trên đã đặt ra thách thức và yêu cầu cần tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng để vừa bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng của người dân, vừa giữ gìn, phát huy những giá trị tốt tốt đẹp, chống mê tín, dị đoan đồng thời ngăn chặn âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Để đảm bảo quyền tự do tôn giáo trong thời gian tới cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường công tác nắm tình hình, giám sát nội dung trên không gian mạng. Áp dụng chặt chẽ các chính sách quản lý, kiểm soát nội dung trên mạng để ngăn chặn việc phát tán thông tin sai lệch, kích động, gây mất ổn định xã hội; đồng thời, đảm bảo không vi phạm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo của người dùng mạng.

Hai là, tăng cường các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quyền tự do tôn giáo, giúp người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình, cùng như nhận thức được giới hạn của quyền tự do tôn giáo và tôn trọng quyền của người khác.

Ba là, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tôn giáo, tín đồ thực hiện các nghi lễ, nghi thức, tôn giáo trên không gian mạng, vừa thuận lợi cho công tác quản lý, vừa bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân và các tổ chức.

Bốn là, thúc đẩy sự tương tác giữa các tôn giáo khác nhau trên mạng. Cần khuyến khích sự tương tác giữa các tôn giáo khác nhau trên mạng để người dân có thể hiểu và tôn trọng quan điểm và giá trị của nhau.

Năm là, tăng cường tuyên truyền về pháp luật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong linh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo trên mạng và đưa ra trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hành vi vi phạm này.

Sáu là, xây dựng các cơ chế phản hồi nhanh chóng cho các vi phạm quyền tự do tôn giáo trên mạng để giúp người dân có thể báo cáo các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo trên mạng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Trên không gian mạng hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều hoạt động mượn danh hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc giáo lý của các tôn giáo chính thống, truyền bá “tà đạo”, “đạo lạ” và những nội dung xấu đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, tuyên truyền bài xích tôn giáo chính thống, tạo mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết dân tộc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

(*) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.





Nguồn

Cùng chủ đề

An ninh mạng là một chiến trường, cần sự tham gia của nhiều lực lượng

(NLĐO)- Trong năm 2024, A05 (Bộ Công an) đã tiếp nhận, xử lý 74.000 cảnh báo tấn công mạng ...

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng. Ngày 17/12, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội An toàn thông...

Người dùng Việt thiệt hại 18.900 tỷ đồng

Lừa đảo trực tuyến: Không gian ảo thiệt hại thậtLừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam trong năm 2024. Theo khảo sát của...

“Chìa khóa vàng 2024” vinh danh 18 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức Lễ công bố và trao tặng danh hiệu Chìa khóa vàng 2024 để vinh danh các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam đã có nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam.   Ông Trần Quang Hưng, quyền Cục trưởng Cục...

Tập huấn về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các tôn giáo

Ngày 10/12, tại TPHCM, Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, kiến thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BVMT - BĐKH) cho tôn giáo các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh lân cận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Mới nhất