Trang chủDestinationsBình PhướcHiệp định về Biển cả là dấu mốc phát triển mới của...

Hiệp định về Biển cả là dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế


Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn liên ngành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, báo cáo của Tổng thư ký LHQ tại Hội nghị quốc gia thành viên Công ước Luật biển vừa qua kêu gọi “những nỗ lực khẩn cấp” để đối phó với tình trạng “sức khỏe của đại dương bị đe dọa nghiêm trọng”. Biển cả, nơi không thuộc về quyền tài phán của quốc gia nào, nơi có những loài sinh vật đặc biệt chỉ sống ở vùng sâu hoặc xa bờ, có giá trị to lớn về đa dạng sinh học và cả về kinh tế, cũng đang bị đe doạ nghiêm trọng. 

UNCLOS có quy định về tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học biển tại biển cả, song chưa có quy định điều chỉnh về phân chia nguồn lợi là nguồn gene thu thập từ biển cả, chưa có cơ chế điều phối, kiểm soát các hoạt động trên biển cả nhằm bảo vệ nguồn gene này khỏi bị suy giảm, cạn kiệt. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận.

Hiệp định về Biển cả cụ thể hóa và phát triển Công ước Luật Biển trên khía cạnh này. Đây là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS (sau Hiệp định về đàn cá di cư và Hiệp định nhằm thực thi Phần XI của Công ước). Hiệp định này sẽ củng cố hơn nữa Công ước Luật Biển – bản Hiến pháp về đại dương, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển. Hiệp định góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện thập kỷ LHQ về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững và thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên họp thông qua, đại đa số các nước ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Hiệp định về Biển cả, cũng như bày tỏ hy vọng và cam kết thúc đẩy văn kiện sớm được đông đảo các quốc gia ký, phê chuẩn để sớm có hiệu lực và đi vào thực hiện. Việc thông qua hiệp định đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt đối với những người trực tiếp tham gia thương lượng, trong đó có đoàn liên ngành Việt Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì, cùng đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… phối hợp với Phái đoàn Việt Nam tại New York, bởi đây là kết quả của một quá trình lâu dài và phức tạp. Như bà Reena Lee, Chủ tịch Hội nghị Liên chính phủ mô tả việc xây dựng Hiệp định là “một công cuộc to lớn và có ý nghĩa sống còn”. Nếu tính cả các hoạt động trù bị cho Hội nghị Liên chính phủ và hoạt động vận động trong Đại hội đồng LHQ, quá trình này kéo dài gần 20 năm.

Về nội dung chính của hiệp định, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ trên cơ sở nguyên tắc “nguồn gene biển là di sản chung của nhân loại”, Hiệp định về Biển cả thiết lập khuôn khổ, phương thức chia sẻ lợi ích giúp cho các nước đang phát triển được chia sẻ công bằng lợi ích từ nguồn gene biển, bao gồm cả chuỗi thông tin số hóa nguồn gene biển (DSI). “Chia sẻ lợi ích” không chỉ đề cập đến lợi ích tài chính, mà còn mở ra cho các nước đang phát triển thêm cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học biển, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.

Hiệp định về Biển cả quy định về biện pháp phân vùng bảo tồn biển (ABMT), nhằm cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền vững những khu vực cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, các quy định về đánh giá tác động môi trường cũng được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng giữa nhu cầu phòng ngừa tác hại do các hoạt động trên biển cả gây ra đối với đa dạng sinh học biển với nhu cầu khuyến khích nghiên cứu khoa học biển. Hiệp định cũng thành lập và vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết Việt Nam mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” (theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045). Việt Nam cũng có nhu cầu tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra. Với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về biển cũng như về hội nhập quốc tế, với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng”, “là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, một ngày không xa, Việt Nam sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động trên vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, cũng như những khu vực khác trên thế giới.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại LHQ

Sau khi Hiệp định về Biển cả được thông qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho hay hiệp định sẽ mở ký trong vòng 2 năm tính từ ngày 20-9-2023 tại trụ sở LHQ, New York (Mỹ). Hết thời hạn này, quốc gia có thể trở thành thành viên thông qua thủ tục gia nhập. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp thuận. Trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký LHQ sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên của văn kiện này.

Cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm thông qua các quy tắc về thủ tục vận hành của chính hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt được thành lập theo hiệp định, dàn xếp liên quan đến tài trợ… Để chuẩn bị cho cuộc họp đầu tiên này, Đại hội đồng LHQ có thể sẽ phải sớm thông qua một nghị quyết thành lập Ban thư ký lâm thời của hiệp định và thu xếp các công việc chuẩn bị cho hội nghị thành viên, thậm chí trước khi hiệp định có hiệu lực. Các nước thành viên LHQ tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này. Theo Đại sứ, để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định, điều kiện tiên quyết đối với mỗi quốc gia là phải sớm trở thành thành viên hiệp định.

Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế – chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại”. Trước yêu cầu đó, đối với đại diện Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ trì tham gia Hiệp định cũng như Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và các Bộ, ngành phối hợp, việc thông qua Hiệp định mới chỉ là “kết thúc của giai đoạn bắt đầu” và sẽ còn nhiều công việc phía trước.





Source link

Cùng chủ đề

Giá tiêu trong nước ngày mai tăng trở lại

Dự báo giá tiêu ngày mai 21/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 21/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 21/12/2024 ổn định và tăng trở lại, giao động quanh mức 145.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 20/12/2024 như sau, giá...

Ukraine thừa nhận khó giành lại lãnh thổ, cần sự đảm bảo an ninh của phương Tây

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy thừa nhận rằng Ukraine không đủ khả năng quân sự để giành lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát. ...

Thêm 4 cán bộ huyện ở Bình Phước bị khởi tố do sai phạm về đất đai

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến sai phạm về đất đai, Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục khởi tố thêm 4 bị can là cán bộ huyện Bù Gia Mập. Hôm nay (20/12), Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 4 cán bộ huyện Bù Gia...

Giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu giảm nhẹ

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 20/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 20/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước sau phiên đồng loạt tăng đã quay đầu giảm nhẹ và ổn định ở mức cao tại...

Giá tiêu ngày mai biến động giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 20/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 20/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 20/12/2024 biến động giảm nhẹ, giao động quanh mức 146.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 19/12/2024 như sau, giá tiêu trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Minh bạch trong giao dịch mua bán

Hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVNSố lượng doanh nghiệp cá nhân tham gia kinh doanh đăng ký sử dụng hình thức này chưa sát với thực tế. Ngành thuế đang nỗ lực đưa hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào cuộc sống - đây cũng là một trong những giải pháp để tăng thu ngân sách trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.Hóa đơn điện tử đã được triển...

Các trường mong có nghị quyết riêng về giáo dục đại học

Các đại biểu tham dự cuộc họp. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Cần có nghị quyết riêng về giáo dục đại học là kiến nghị của các trường tại phiên họp chủ đề “Định hướng báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29/NQ-TW” của Tiểu ban giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chiều ngày...

Bài đọc nhiều

Giám sát việc quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài Hà Anh Dũng làm trưởng đoàn giám sát. Cùng tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.Hiện trên địa bàn huyện Lộc Ninh có 24 di tích lịch sử - văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia đặc biệt và di tích thuộc danh mục kiểm kê...

28 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Chung tay vì một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ hai, từ phải sang), Tổng Thư ký ASEAN và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại cuộc họp kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, ngày 28-7-1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Ảnh tư liệu: Trần Sơn/TTXVN28 năm là một hành trình ghi đậm dấu ấn những đóng góp tích cực của Việt Nam vào sự phát triển chung của Hiệp...

Gần 300 VĐV tham dự Giải vô địch Vovinam các lứa tuổi tỉnh Bình Phước năm 2023

BPO - Sáng nay 1-7, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bình Phước tổ chức khai mạc Giải vô địch Vovinam các lứa tuổi tỉnh Bình Phước năm 2023. Giải vô địch Vovinam các lứa tuổi tỉnh Bình Phước năm 2023 quy tụ 16 đội, CLB của...

Còn khoảng 800.000 tấn bom đạn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình PhướcTiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Phước Giám...

Các đài PT-TH miền Đông Nam Bộ đổi mới để phát triển

Các đại biểu đến từ các Đài PT-TH Cụm thi đua số 7 dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2023, các đơn vị trong cụm đã thực hiện đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí; thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội; là phương tiện thông tin, tuyên truyền thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong định...

Cùng chuyên mục

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Minh bạch trong giao dịch mua bán

Hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVNSố lượng doanh nghiệp cá nhân tham gia kinh doanh đăng ký sử dụng hình thức này chưa sát với thực tế. Ngành thuế đang nỗ lực đưa hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào cuộc sống - đây cũng là một trong những giải pháp để tăng thu ngân sách trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.Hóa đơn điện tử đã được triển...

Các trường mong có nghị quyết riêng về giáo dục đại học

Các đại biểu tham dự cuộc họp. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Cần có nghị quyết riêng về giáo dục đại học là kiến nghị của các trường tại phiên họp chủ đề “Định hướng báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29/NQ-TW” của Tiểu ban giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chiều ngày...

5 phút trưa nay 12-8-2023

5 phút trưa nay 12-8-2023 Source link

Mới nhất

Bộ Nội vụ: Cơ bản hoàn thành báo cáo, đề án tinh gọn bộ máy, trình Bộ Chính trị, BCĐ Trung ương

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hơn một tháng qua, Bộ đã tập trung cao độ tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ với khối lượng công việc lớn chưa từng có. Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng...

Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024: Tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm Việt

Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024 tiếp tục kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm ưu đãi nhất trong năm. Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức chương trình Khuyến mại tập trung Thành phố...

Hà Nội kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại

Tối 19/12, tại Khu đô thị An Bình City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp các đơn vị khai mạc Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024. Chương trình chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại và 50 Điểm Vàng Khuyến mại trên toàn địa bàn Thủ...

Lan tỏa ý chí bảo vệ Tổ quốc trong thế hệ trẻ

(NLĐO) - Chương trình văn nghệ với chủ đề "Tiếp bước truyền thống" góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ Tổ...

Mới nhất