Bà con nông dân 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang tất bật bước vào thu hoạch khoai mì lớn nhất trong năm.
Từ 5h, những người đàn ông khỏe mạnh được phân công nhổ khoai mì rồi gom thành từng giỏ. Đây là công việc mất nhiều sức nhất trong vụ thu hoạch.
Phụ nữ được phân công chặt củ, phân loại khoai và kiểm đếm số lượng.
Khoai mì sau khi được phân loại sẽ được những người đàn ông chuyển lên xe đi tiêu thụ.
Những người thu hoạch mì là công nhân địa phương, làm việc quần quật từ sáng đến tối mịt. Với nhóm 10 người, mỗi ngày họ thu hoạch được 10-12 tấn khoai mì.
Ông Huỳnh Văn Bảy (Tịnh Biên, An Giang) cho biết: "Mỗi tấn khoai mì chúng tôi được trả 400.000 đồng tiền công. Ngày làm năng suất nhất cũng thu hoạch được hơn 1 tấn".
Các thương lái có mặt tại ruộng để thu mua khoai mì.
Khoai mì được bà con nông dân vùng Bảy Núi An Giang trồng phổ biến là loại khoai công nghiệp (bà con hay gọi là khoai mì nhà nước).
Theo người dân, đây là loại rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có thể chịu được sự khô cằn của thổ nhưỡng trong vùng, chi phí sản xuất thấp nên các hộ gia đình ít vốn cũng có thể tạo thu nhập nhờ loại cây này.
Khoai mì là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở An Giang.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, diện tích trồng khoai mì năm 2023 đạt hơn 680ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.
Những năm gần đây, tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư vào việc nâng cao năng suất và chất lượng khoai mì.
Dantri.com.vn
Comment (0)