Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy trẻ không ăn hiếp người khác và không sợ người khác...

Dạy trẻ không ăn hiếp người khác và không sợ người khác ăn hiếp để tránh bạo lực học đường


Phải dạy trẻ không có tâm sân và tâm sợ mới dẹp tận gốc bạo lực học đường - Ảnh 1.

Tranh minh họa: DAD

Như Tuổi Trẻ Online thông tin: Ngày 8-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết đang củng cố hồ sơ, xử lý vụ cố ý gây thương tích giữa hai nữ sinh Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc (phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên).

Điều đáng nói là nữ sinh lớp 10 dùng dao đâm bạn trọng thương ngay giữa lớp học.

Đến khi nào chúng ta mới thôi không còn thấy những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường? Đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Làm thế nào để phòng tránh bạo lực học đường từ gốc?

Nhằm góc thêm góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của bạn đọc Lương Đình Khoa xung quanh vấn đề này.

Bạo lực học đường đến từ tâm sân và tâm sợ

Tôi có tham gia cộng đồng “Dạy con trong hạnh phúc” với gần 300.000 thành viên trên Facebook. Đây là không gian sinh hoạt dành cho các cha mẹ trao đổi, thảo luận về các vấn đề dạy con, với sự đồng hành của chính các cha mẹ, thầy cô giáo có kinh nghiệm và tâm huyết.

Tôi nhớ trong một buổi chia sẻ về dạy con cho các cha mẹ, thầy giáo Dương Quang Minh (Cần Thơ) – người sáng lập cộng đồng này – đã chỉ ra nguồn gốc của bạo lực học đường xuất phát từ tâm sân và tâm sợ.

“Tâm sân là xu hướng muốn tấn công người khác, còn tâm sợ sẽ tạo ra nạn nhân. 

Vậy nên bạo lực học đường tưởng như vấn đề của nhà trường cần giải quyết, nhưng sự thực đó chỉ là phần ngọn. Phần gốc cần xử lý vẫn là từ chính cách nuôi dạy con, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình” – thầy Dương Quang Minh giải thích.

Theo thầy Minh, trong các tình huống ứng xử giữa cha mẹ và con cái, nếu không cẩn thận sẽ đẩy con vào một trong hai hướng: Các cháu sẽ trở thành kẻ tấn công người khác hoặc bị người khác tấn công.

Khi cha mẹ tạo ra sự chèn ép, áp đặt lên các con thì thường sẽ xuất hiện 2 nhóm phản ứng: Một nhóm bị dồn nén cảm xúc, tỏ vẻ ngoan ngoãn lắng nghe. Nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại chuyện này và muốn con mình là một đứa nhỏ phục tùng 100% thì nó sẽ trở thành một đứa cam chịu.

Nhóm còn lại sẽ có xu hướng bung ra, trút sự ấm ức lên đồ vật hoặc bạn bè trong lớp.

Có một thực tế là không ít cha mẹ mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con, đó là khi thấy con sợ cái gì thì thường né nó ra một bên, không cho con tiếp xúc. Thành ra nỗi sợ của con vẫn còn nguyên, không được giải tỏa, vượt qua. Tâm sợ chỉ có thể được giải quyết bằng cách đối diện.

Cách hành xử thiếu tinh tế trong mỗi gia đình cũng là nguồn cơn khiến trẻ sinh ra cam chịu, sợ sệt trước cuộc sống. Ví dụ nếu ở nhà bố mẹ mắng vì con lười học, học dốt thì khi đến lớp, đám đông bạn bè xúm lại nói: “Mày là đồ học dốt, tao không chơi với mày”.

Đứa trẻ ấy đang bị bạo lực về tinh thần. Cháu sẽ không dám nói với cô giáo, bố mẹ vì tâm lý sợ mình học dốt, nói ra sẽ bị mắng nữa.

Tình trạng bạo lực tinh thần cứ kéo dài, đứa trẻ cứ cam chịu như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề. Như vậy nhìn lại thì sẽ thấy chính chúng ta dạy cho các cháu nhỏ sợ sệt và cam chịu như vậy bởi những lời nói, hành xử thiếu khéo léo, thiếu kiên nhẫn, thiếu bình tĩnh ngay trong gia đình.

Sợ cha, sợ mẹ cũng là nguyên nhân mà nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng không chịu nói ra ngay khi gặp chuyện.

Cha mẹ phải là người đầu tiên không “ăn hiếp” con cái

Tôi có quen với một số tổng phụ trách và giáo viên làm công tác tham vấn học đường. Các thầy cô đều cho biết trong trường, những bạn bị tấn công thường hay là những bạn nhút nhát, thu mình, ít có bạn thân hay các đội nhóm. Vì nếu có nhiều, thì chắc chắn đã được bạn bè, đội nhóm đứng ra bảo vệ.

Cha mẹ cần nuôi dạy làm sao để con mình không có nhu cầu đi ăn hiếp ai cả và cháu cũng đủ vững mạnh bên trong để không ai ăn hiếp được mình.

Có những bé gái khi bị người khác xúc phạm mình đã nhìn thẳng vào mắt đối phương với sự nghiêm nghị, có sức mạnh bên trong khiến người nói xấu phải lúng túng, bối rối và lảng tránh. Còn nếu khi bị tấn công mà con chỉ cúi người nhìn xuống đất thì sẽ có khuynh hướng trở thành nạn nhân.

Nếu đã lỡ để con rơi vào tình trạng bị ức hiếp, bị trêu chọc trong lớp rồi, thì cha mẹ rất cần kết nối và lắng nghe con, để con nói ra hết những cảm xúc trong con.

Cha mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng đổ lỗi cho con: Tại sao không lên tiếng sớm, tại sao lại để bị bắt nạt? Làm như vậy chỉ càng tạo thêm nỗi sợ cho con, khiến con cảm thấy bị cô lập và lần sau chắc chắn sẽ không chia sẻ gì với cha mẹ.

Như vậy để có thể dạy con không muốn ăn hiếp ai và cũng không ai ăn hiếp được, thì việc đầu tiên cha mẹ cần phải thực hành là: Không biến chính mình thành người ăn hiếp con cái trong gia đình, không nên mang quyền làm cha mẹ ra để chèn ép con.

Tất cả các cha mẹ đều có niềm tin: Nếu con mình làm cái cháu muốn – thì cháu sẽ hạnh phúc. Thực tế cháu chỉ hạnh phúc khi nó được làm điều cháu muốn. Vậy nên cha mẹ rất cần để con được là chính con.

Điều nên dạy cho con là biết phân biệt đúng sai và biết sợ cái sai, thấy điều gì sai thì cần tránh xa, chứ không phải dạy để con trẻ phải sợ cha mẹ.

KIểm soát được cảm xúc sẽ không sinh ra bạo lực

Khi một người có hành vi lệch chuẩn, nghĩa là bên trong họ đang gặp bế tắc về cảm xúc. Hãy thử hình dung chúng ta 3 ngày không tắm đã thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để cảm xúc bị tắc nghẽn trong thời gian dài mà chưa được “vệ sinh” thì rất nguy hiểm.

Những cảm xúc không tích cực bị ứ dồn ấy có thể dễ dàng bùng cháy bất cứ khi nào, tạo nên nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi, tổn thương cho chính mình và những người xung quanh.

Đáng ngại hơn nữa, chúng có thể dẫn đến những hành vi hủy hoại sức khỏe, tính mạng của mình và người khác. Đó là lý do mỗi người cần được thực hành về trí tuệ cảm xúc (EQ).

Chỉ khi con người nhận diện, xử lý, kiểm soát được mọi cảm xúc của bản thân mới không sinh ra bạo lực, mà chỉ sinh ra trí tuệ và tình yêu thương để sống một cuộc đời tốt đẹp và bình yên hơn.

Thầy giáo Dương Quang Minh



Nguồn: https://tuoitre.vn/day-tre-khong-an-hiep-nguoi-khac-va-khong-so-nguoi-khac-an-hiep-de-tranh-bao-luc-hoc-duong-20241009104157993.htm

Cùng chủ đề

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Học sinh sinh viên và hộ nghèo ở Đà Nẵng được hỗ trợ từ Chương trình Vì ngày mai tươi sáng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 2495/QĐ-UBND về phê duyệt tiếp nhận tổng vốn hơn 2,1 tỷ đồng từ Chương trình Vì ngày mai tươi sáng do Tổ chức Chidlren of Vietnam tài trợ học bổng cho 50 học sinh, 15 sinh viên và quà cho 100 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Được triển khai thực hiện từ tháng 11/2024 đến tháng 12/2028, Chương trình Vì ngày...

Đề nghị kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng vì che giấu việc học sinh đánh nhau

Liên quan vụ học sinh đánh nhau ở Trường THCS Trung Hiếu, Hội đồng kỷ luật của Phòng GD-ĐT H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã họp đề nghị kỷ luật hiệu trưởng. ...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. Ngày...

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày 11-11, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố ông đã chọn dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại...

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đang điều tra vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn...

Hệ thống AI giúp máy bay ‘ứng phó’ nhiễu động

Nhiễu động không khí ảnh hưởng đến máy bay có thể trở thành dĩ vãng nhờ một hệ thống AI mới giúp các phương tiện bay học cách điều chỉnh theo sự nhiễu động chỉ trong vài phút. Các nhà khoa học thuộc Đại...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. Ngày...

Đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến được tổ chức 2 đợt vào ngày 30.3 và ngày 1.6. Đáng chú ý, cấu trúc bài thi có những điều chỉnh từ năm 2025. ...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT về ngành Giáo dục Hà Nội gây xúc động cả hội trường

"Ngoài những phẩm chất, năng lực, kỹ năng của nhà giáo nói chung để tạo dựng được nền giáo dục Thủ đô thanh lịch, bản thân chúng ta càng cần phải tiêu biểu, càng cần phải thanh lịch một cách mẫu mực", Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với...

Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/vuon-quoc-gia-nao-2-lan-duoc-cong-nhan-la-di-san-thien-nhien-the-gioi-ar906856.html

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đang điều tra vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Mới nhất