Trang chủNewsNhân quyềnĐẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa giáo, văn...

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa giáo, văn xã


(Dân sinh) – Ngày 12/9/2023, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Văn Thanh.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công an cùng các đơn vị có liên quan.

Nhiều kết quả nổi bật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, khoa giáo, văn hóa – xã hội

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, trong 10 năm qua, Bộ  đã tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc hoàn thiện thể chế về lao động và xã hội. Từ năm 2013 đến nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu và trình  cấp có thẩm quyền phê chuẩn 06 Công ước, gồm 05 công ước của ILO, và 01 công ước của Liên Hợp quốc; đồng thời đã và đang tích cực tham gia đàm phán các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do. Trong 10 năm qua, Bộ đã trình ban hành 06 Luật, Bộ luật và một hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và các công ước đã tham gia; thực hiện lồng ghép bình đẳng giới vào trong luật pháp chính sách.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Việc thực thi luật pháp, chính sách trong lĩnh vực lao động – xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác phát triển thị trường lao động có nhiều tiến bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng việc làm, năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động, người lao động yếu thế tăng lên. Quan hệ lao động được phát triển hài hòa, ổn định và tiến bộ. Trình độ kỹ năng nghề và khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng cao. Phạm vi bao phủ của an sinh xã hội mở rộng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội, với tổng số người tham gia BHXH đạt gần 17,49 triệu người. Hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng với 425 cơ sở trợ giúp xã hội phục vụ người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật. Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bước đầu hình thành, phát triển để mọi trẻ em được tiếp cận thuận lợi, công bằng. Chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng yếu thế liên tục được điều chỉnh tăng lên phù hợp với mức sống và trình độ phát triển của đất nước. Quyền của người khuyết tật được đảm bảo thực hiện tốt hơn. Giảm nghèo bền vững được thực hiện theo phương pháp tiếp cận đa chiều thay cho cách tiếp cận giảm nghèo theo thu nhập. Với tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm từ năm 2016 đến nay, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong công cuộc chống đói nghèo của Thế giới.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị

Thứ trưởng Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị

Các kết quả đạt được một phần là do hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực kỹ thuật, tài chính của quốc tế trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, điển hình là Chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm bền vững được thực hiện từ năm 2006 đã tích cực đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động. Các dự án sử dụng vốn ODA đã thúc đẩy phát triển các trường nghề chất lượng cao và hỗ trợ chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy. Các chương trình, dự án do Liên hợp quốc hỗ trợ cũng đóng vai trò rất lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nghèo, trợ giúp xã hội, thực hiện quyền trẻ em. Bộ LĐ-TB&XH cũng đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh hợp tác song phương về lao động nhằm tạo hành lang pháp lý quan trọng để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Đã có khoảng 10 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác lao động song phương đã được ký kết từ năm 2016. Viện trợ phi chính phủ mỗi năm từ 6 đến 10 triệu USD góp phần tích cực trong xây dựng và thực hiện chính sách cho các đối tượng dễ bị tổn thương.

Bà Phạm Thị Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH tham luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội

Bà Phạm Thị Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH tham luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành đã có các tham luận và phát biểu đánh giá các kết quả đạt được, đề ra định hướng công tác hội nhập quốc tế đến năm 2030 cũng như những yêu cầu về sự phối hợp liên ngành đặt ra đối với khối khoa giáo, văn xã trong thời gian tới.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh, trong 10 năm qua, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo đã được thực hiện bài bản, tích cực, đạt được nhiều kết quả, đóng góp cho tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, đặc biệt là trong việc hoàn thiện thể chế, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất để thúc đẩy các lĩnh vực hội nhập quốc tế; nỗ lực nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước; chủ động nghiên cứu đề xuất và thực hiện các chính sách về văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường để chủ động nâng cao năng lực nội tại của đất nước, nâng cao vị thế và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đại diện BHXH Việt Nam phát biểu

Đại diện BHXH Việt Nam phát biểu

Hợp tác quốc tế được các Bộ, ngành đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực qua các kênh hợp tác song phương, đa phương và phi chính phủ. Việt Nam đã tham gia tích cực mọi diễn đàn thế giới và khu vực, đóng góp và chủ trì nhiều sáng kiến quan trọng thúc đẩy xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030 và nhiều chương trình hợp tác toàn cầu và khu vực liên quan đến lao động, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường, đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, hợp tác trong khuôn khổ ASEAN luôn được coi trọng, góp phần khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm qua việc chủ động, tích cực tham gia và phối hợp trong quá trình thành lập Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN và thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng đến năm 2025.

Sáu đặc điểm lớn của hội nhập quốc tế thời gian tới

Dự báo tình hình thế giới và khu vực đến năm 2030, bà Nguyễn Hương Trà, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao cho biết: Có sáu đặc điểm lớn ảnh hưởng tới quá trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới, bao gồm:

1. Hợp tác quốc tế sẽ rất khác giai đoạn trước đây do cấu trúc và định chế hợp tác an ninh – kinh tế đã khác trước rất nhiều, có tính chất lỏng lẻo hơn, đa dạng hơn về nội dung và tính chất hoạt động, do nhiều đối tượng khởi xướng với nhiều sáng kiến mới, tạo nên những cơ chế hợp tác mới.

2. Cạnh tranh chiến lược giữa nước lớn ngày càng gay gắt và toàn diện, sâu rộng và nhiều chiều hơn.

3. Chuyển đổi hình thái toàn cầu hóa, trong đó có khu vực hóa.

4. Chủ thể tham gia hợp tác quốc tế rất đa dạng, không chỉ gói gọn trong các quốc gia có chủ quyền mà đã mở rộng ra rất nhiều, như các tập đoàn lớn, tổ chức chính trị – xã hội, thành phố lớn.

5. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, là nhân tố tạo nên sự chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ nhất đối với hội nhập quốc tế, chi phối cục diện thế giới.

6. Các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gay gắt, đặc biệt là biến đổi khí hậu có tác động sâu rộng, nhiều chiều tới tất cả các quốc gia.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đưa ra các dự báo tình hình thế giới và khu vực đến năm 2030

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đưa ra các dự báo tình hình thế giới và khu vực đến năm 2030

Để tận dụng những thời cơ, giải quyết nhưng tồn tại hạn chế và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh đề nghị các Bộ, ngành cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương hội nhập quốc tế, nâng cao nhận thức của các bên liên quan; thực hiện tốt các cam kết quốc tế, hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật hiệu quả để nâng cao nội lực, phòng, chống các tác động tiêu cực từ hội nhập quốc tế; tranh thủ kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực bên ngoài và thể hiện vai trò, trách nhiệm của Việt Nam đối với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Tiếp tục phối hợp tích cực với các Bộ, ngành trong đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đảm bảo phát triển bền vững.

THÙY HƯƠNG



Source link

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20-3 và thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14-9-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con...

WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương

Áp lực tăng phí đối với lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển toàn cầu EU, Canada, Nhật Bản, các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong số 47 quốc gia ủng hộ việc áp phí đối với phát thải khí nhà kính của ngành vận tải quốc tế. Chiến sự Israel - Hamas ngày 19/3/2024: Thêm thủ lĩnh của Hamas bị hạ Chiến sự Israel – Hamas ngày 19/3/2024: Thủ lĩnh của Hamas bị hạ; LHQ...

Đề xuất khảo sát để tuyển sinh lớp 6 một số trường ở TP.HCM

Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM với UBND TP về tuyển sinh lớp 6 năm học 2024-2025 có nội dung như sau:Sở đề xuất tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức khảo sát đánh giá năng lực tại các trường THCS thực hiện chương trình chất lượng cao "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", trường có...

Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập chung của đất nước, hoạt động hội nhập quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam liên tục được tăng cường, đổi mới và phát huy mạnh mẽ.

Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 khuyến khích tác phẩm về di sản văn hóa

Dự lễ phát động có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Trung ương, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông và đông đảo các nghệ sĩ nhiếp ảnh.Mỗi tác giả có thể gửi dự thi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Mới nhất

Hết rồi con ơi!