Trang chủNewsThời sựChuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thúc đẩy hợp...

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mông Cổ

Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng, chuyến thăm Mông Cổ sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang tính lịch sử, đưa quan hệ hai nước Việt Nam-Mông Cổ lên một tầm cao mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, ngày 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh đã trả lời phỏng vấn về mối quan hệ song phương cũng như ý nghĩa của chuyến thăm.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Phóng viên: Xin Đại sứ đánh giá những nét lớn về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ hiện nay, những dư địa và tiềm năng của mối quan hệ hợp tác này?

Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh: Việt Nam và Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 17/11/1954. Mông Cổ là một trong những nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao.

70 năm qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Hiện nay, trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ hữu nghị ngày càng được củng cố và tăng cường, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại.

Mối quan hệ chính trị, ngoại giao luôn được duy trì tốt đẹp. Hai nước đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy cao về chính trị và coi nhau là đối tác quan trọng để phát triển quan hệ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp nhằm thắt chặt và thúc đẩy mối quan hệ song phương.

Hai nước cũng chia sẻ quan điểm về việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực, thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, ký kết nhiều văn bản quy định các khuôn khổ hợp tác như hợp tác nghiên cứu chiến lược; chia sẻ thông tin và quản lý xuất nhập cảnh; phòng chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia…

Hai nước tích cực hợp tác trong các lĩnh vực cử lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quân y… Mông Cổ đã giúp Việt Nam xây dựng Đoàn cảnh sát kỵ binh cơ động.

Hai nước cũng tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)… và các tổ chức khu vực khác. Mối quan hệ này được thúc đẩy trên cơ sở chia sẻ lợi ích chung về hòa bình, phát triển và ổn định.

Hợp tác về kinh tế-thương mại không ngừng được tăng cường và mở rộng, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt hơn 130 triệu USD.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mông Cổ còn khiêm tốn nhưng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ nông sản và nguyên liệu từ Mông Cổ, như than đá, thịt bò, dê, cừu và các sản phẩm từ gia súc.

Hiện, nhiều sinh viên Mông Cổ đang học tập tại Việt Nam và ngược lại. Hai bên cũng hợp tác trong các hoạt động giao lưu văn hóa và nghệ thuật nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu của hai nước đã được dịch sang tiếng của nhau.

Đặc biệt, từ năm 1980, Mông Cổ đã đặt tên trường liên cấp số 14 tại Thủ đô Ulaanbaatar mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trường là biểu tượng hợp tác giữa hai nước, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa vào những ngày lễ lớn của Việt Nam.

Nhìn chung, có thể thấy quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đang ngày càng mở rộng và có tiềm năng phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp.

Về kinh tế, hai bên có thể tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh như khai khoáng, luyện thép, xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi.

Về du lịch, do sự khác biệt về khí hậu, địa lý, hai nước có các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách của nhau. Cả hai nước đều đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch và đã miễn thị thực cho du khách, mở các đường bay thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch trong thời gian tới, qua đó thúc đẩy giao lưu nhân dân và văn hóa.

Nông nghiệp cũng là lĩnh vực tiềm tàng cho hợp tác giữa hai nước. Mông Cổ có thế mạnh về chăn nuôi, Việt Nam có thế mạnh về trồng trọt và sản xuất thực phẩm. Hai nước có thể hợp tác trao đổi công nghệ, kinh nghiệm và sản phẩm nông nghiệp.

Việt Nam và Mông Cổ cũng có thể đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và trao đổi công nghệ, nhất là trong nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất công nghiệp. Điều này sẽ tạo ra các cơ hội phát triển bền vững cho hai nước.

Ngoài ra, hai nước cùng còn nhiều khả năng và lợi thế để hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, viễn thông, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, dược phẩm, khai thác khoáng sản…

Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết chuyến thăm Mông Cổ sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem lại những xung lực mới nào cho mối quan hệ song phương? Những lĩnh vực hợp tác nào với Mông Cổ dự kiến sẽ được thúc đẩy sau chuyến thăm đáng chú ý này?

Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh: Chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang tính lịch sử, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, góp phần quan trọng định hướng và mở ra triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước, tạo ra động lực mới cho quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm như thương mại, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mông Cổ ảnh 2
 

Gian hàng giới thiệu du lịch Mông Cổ tại Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, hồi tháng 4 vừa qua. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Cụ thể, về thương mại và logistics, hai nước đã thống nhất tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực logistics, vận tải đường sắt, đường biển và đường không nhằm tăng cường trao đổi hàng hóa và thương mại song phương trong thời gian tới; thống nhất việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu và kiểm dịch nông sản như thịt dê, cừu từ Mông Cổ và thịt, trứng gia cầm từ Việt Nam.

Theo tôi, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ được thúc đẩy theo hướng thực chất, hiệu quả và toàn diện hơn.

Các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy kết nối hợp tác doanh nghiệp được tăng cường, mở rộng; các chính sách nhằm cải thiện môi trường, khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ được tăng cường nhằm thu hút đầu tư hai nước.

Các lĩnh vực như giao thông vận tải, lao động, du lịch, văn hóa, giáo dục sẽ được thúc đẩy theo hướng thực chất và toàn diện. Diện học bổng của chính phủ hai nước cũng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu sinh viên của hai bên.

Ngoài ra còn phải kể đến một số lĩnh vực khác như khoa học, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu cũng sẽ được tăng cường và thúc đẩy.

Phóng viên: Xin cảm ơn Đại sứ!

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-thuc-day-hop-tac-toan-dien-voi-mong-co-post833800.html

Cùng chủ đề

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông

Tổng Bí thư yêu cầu các cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần Trung ương làm trước đến địa phương.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng 2024

Năm 2024 toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, nổi bật là chủ động tham mưu thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm.

Tổng Bí thư dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng 2024

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2024 toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, nổi bật là chủ động tham mưu thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ...

Chủ tịch nước: Tiếp tục mục tiêu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị tiếp tục điều chỉnh tổ chức, nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng quân đội "tinh, gọn, mạnh"; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: "Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực...

Chủ tịch nước: Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng ‘tinh, gọn, mạnh’

Chủ tịch nước Lương Cường cho biết, Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng, hoàn thành mục tiêu xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh”, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Sáng 14/12, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Quân đội nhân dân Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 15/12, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng mừng giáng sinh và năm mới 2025

NDO - Cây thông ánh sáng – hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025  (Da nang X'mas - New Year Festival 2025)  – đã được thắp sáng tối 16/12, bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Cây thông ánh sáng cao 20m là một...

Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024

NDO - Năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định. Với tổng số lượt khách tham quan, du lịch ước đạt 9.200.000 lượt (tăng 83,9% so với năm 2023), Bình Định đã ghi nhận những con số ấn tượng, khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Định, năm 2024, lượng khách quốc tế...

An Giang cần xây dựng đề án phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh An Giang đón gần 9 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Trong năm 2025, tỉnh phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú ước đạt hơn 1 triệu lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch, trong đó, khuyến khích,...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

Cùng chuyên mục

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính.Các bác sĩ tại bệnh viện Sir Run Run...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cho biết, đến 31/12 toàn bộ hoạt động san gạt, xử lý các điểm sạt lở trên địa...

Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, rét đậm giảm dần, Trung Bộ giảm mưa

(ĐCSVN) – Hôm nay (17/12), Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ; vùng núi đêm trời rét, có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ 6-11 độ C. Trung Bộ giảm mưa, Nam Bộ hửng nắng, sáng mát mẻ, trời mù.   ...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất