Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPChương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.

Kết nối mở rộng thị trường

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của thành phố Cảng.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

Sản phẩm OCOP cá mòi làng chài được người dân thích thú tại một hội chợ. Ảnh: Đinh Mười.

Việc phân hạng sản phẩm OCOP đã tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng, hoàn thiện chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây không chỉ là cơ hội phát huy tiềm năng của các sản phẩm địa phương, mà còn là thử thách đòi hỏi sự đổi mới tư duy sản xuất của người dân và các cơ quan chức năng, nhằm đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Các sản phẩm từ trà xanh Núi Ngọc, mật ong Tùng Hằng đến gạo hữu cơ Kiến Quốc, nước mắm Cát Hải, na Liên Khê, rượu nếp cái hoa vàng, gốm Phù Điêu và nhiều nông sản khác như bánh đa, đông trùng hạ thảo, tương ớt, ổi Vĩnh Bảo, táo Bàng La, trà Núi Ngọc,… đã vượt ra khỏi phạm vi Hải Phòng, chinh phục thị trường toàn quốc, thậm chí là quốc tế.

Anh Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty CP Hải Âu Việt, chia sẻ, đơn vị có sản phẩm gạo Kiến Quốc được công nhận sản phẩm 4 sao từ năm 2023. Mặc dù các sản phẩm của đơn vị trước đó đã đạt tiêu chí hữu cơ theo tiêu chuẩn của Việt Nam và đã có hệ thống phân phối ổn định, tuy nhiên khi được công nhận OCOP 4 sao đã tạo ra cú hích quan trọng, giúp nâng tầm sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại hiệu quả.

“Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho bà con nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra, giúp đưa các sản phẩm vươn ra thị trường, kết nối với khách hàng nhanh nhất. Chúng tôi đang hướng đến thị trường quốc tế khó tính và sẽ phải đạt các tiêu chí cao hơn nhưng chương trình OCOP chính là một trong những bệ phóng cần thiết và quan trọng”, anh Trần Trần Văn Trung – Giám đốc Công ty CP Hải Âu Việt cho hay.

Chia sẻ cùng quan điểm với anh Trung, ông Đặng Thanh Tùng – Giám đốc HTX mật ong rừng ngập mặn Tùng Hằng cho biết: Trước đây, sản phẩm chỉ bán lẻ tại địa phương. Tuy nhiên, sau khi được chứng nhận OCOP, sản phẩm đã vươn ra thị trường rộng lớn, phủ sóng nhiều tỉnh thành. Chương trình OCOP đã mở ra một hướng đi mới, giúp sản phẩm của ông không chỉ được người dân địa phương yêu thích mà còn lan tỏa khắp cả nước.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

Các sản phẩm OCOP đặc trưng của Hải Phòng xuất hiện khắp nơi trong cả nước. Ảnh: Đinh Mười.

“Trước đây, chúng tôi kinh doanh thông qua những mối hàng quen biết truyền thống việc bán hàng chậm và không được nhiều. Từ khi được công nhận sản phẩm OCOP được hỗ trợ đưa lên sản thương mại điện tử, hàng trăm lít mật ong được bán là những khách hàng mới, từ khắp mọi nơi. Tôi cảm nhận sự thay đổi rõ nét hiệu quả của chương trình OCOP”, anh Tùng khẳng định.

Đi một vòng Hải Phòng, hỏi và trải nghiệm, rất dễ để nhận thấy chương trình OCOP đã khai thác tiềm năng đất đai và giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm “đa giá trị”, liên kết nông nghiệp với dịch vụ và du lịch, khuyến khích sáng tạo trong sản xuất, chuyển đổi từ mô hình nhỏ lẻ sang quy mô lớn, hiện đại, xây dựng chuỗi giá trị khép kín.

Chương trình OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn tạo ra sự chuyển mình toàn diện trong sản xuất nông thôn Hải Phòng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường rộng mở đã giúp người dân tích lũy kinh nghiệm quý báu trong sản xuất và kinh doanh.

 

Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, mẫu mã và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sau khi được công nhận và gắn sao OCOP, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ trong tỉnh, trên toàn quốc và có cơ hội xuất khẩu.

Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông thôn

Theo phòng Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT Hải Phòng), thời gian qua, chương trình OCOP đã trở thành một trong những giải pháp quan trọng trong tái cấu trúc nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP ở Hải Phòng đang đi đúng hướng và đang phát huy hiệu quả. Ảnh: Đinh Mười.

Để đạt được hiệu quả trên, thành phố Hải Phòng đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm kế hoạch đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, nhằm thúc đẩy kinh tế số và nâng cao vị thế thương hiệu sản phẩm địa phương. Việc cấp mã số truy xuất nguồn gốc, thiết kế bao bì nhãn mác, cùng với chứng nhận OCOP, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Riêng Sở NN-PTNT Hải Phòng, hàng năm đã phối hợp các đơn vị liên quan, đã tích cực lồng ghép chương trình OCOP vào kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm, đảm bảo tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ thiết thực dành cho các cá nhân, tổ chức tham gia chương trình đã trở thành động lực mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng sản xuất.

Phòng Phát triển nông thôn Tiềm năng và chất lượng sản phẩm OCOP của thành phố không hề thua kém các địa phương khác. Để phát huy tối đa tiềm năng này, việc xây dựng hệ thống phân phối và quảng bá sản phẩm cần được chú trọng, kết hợp với đổi mới phương thức truyền thông và tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

Sản phẩm OCOP Hải Phòng không chỉ xuất hiện trong nước mà nhiều mặt hàng đã thu hút khách người nước ngoài. Ảnh: Đinh Mười.

Để chương trình OCOP đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Việc này bao gồm tăng cường truyền thông đa kênh, mở rộng thị trường tiêu thụ, và quảng bá sản phẩm OCOP hiệu quả trên phạm vi toàn thành phố cũng như cả nước. Sự đầu tư này sẽ góp phần tạo đà phát triển bền vững cho chương trình OCOP, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, khẳng định vị thế của nông nghiệp Hải Phòng trên bản đồ kinh tế quốc gia.

“OCOP không chỉ là chương trình kinh tế mà còn là bảo tồn và phát triển văn hóa. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng đã kết nối các chủ thể sản xuất với sàn thương mại điện tử, nâng cao thu nhập cho nông dân. Để OCOP phát triển bền vững, cần rà soát, khuyến khích người dân tham gia, bảo đảm bản sắc văn hóa và chất lượng sản phẩm. Chương trình sẽ chú trọng phát triển hợp tác xã để nâng cao hiệu quả, cải thiện đời sống và bảo tồn văn hóa truyền thống Hải Phòng”, ông Tăng Xuân Thọ – Trưởng phòng Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) cho hay.

Chương trình OCOP ở Hải Phòng đã được chính quyền và 217 xã, phường, thị trấn hưởng ứng tích cực, trở thành động lực phát triển bền vững. Đến nay, Hội đồng đánh giá đã cấp chứng nhận cho 287 sản phẩm, trong đó có 87 sản phẩm 4 sao và 200 sản phẩm 3 sao. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.

nguồn: https://nongnghiep.vn/chuong-trinh-ocop-la-cu-hich-phat-trien-kinh-te-vung-nong-thon-d414664.html

Cùng chủ đề

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Đề minh họa thi vào lớp 10 năm 2025 của Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Thọ

(Dân trí) - Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành đã công bố cấu trúc và đề minh họa các môn thi vào lớp 10 công lập năm 2025. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng công bố cấu trúc và đề minh họa của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Các môn thi bao gồm: toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục...

Chương trình ‘Xuân Biên phòng ấm lòng dân biển’ đến với ngư dân Hải Phòng

Chiều 3/1, Đồn Biên phòng Cát Hải phối hợp với Uỷ ban MTTQ huyện Cát Hải (thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) tổ chức chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân biển". Với tinh thần...

Quảng Ngãi phê duyệt và làm thủ tục trình Trung ương xem xét công nhận 2 sản phẩm OCOP quốc gia

Trong quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm có tiềm năng OCOP 5 sao, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành và đơn vị liên quan, khẩn trương hoàn tất hồ sơ để trình Trung ương xem xét, công nhận sản phẩm Ocop quốc gia là mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza và tỏi Lý Sơn. Sáng 3/1/2025, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng (phải) trao chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể. Ảnh: PC. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng đã ký quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm...

Những món ăn ít béo, ‘chống’ ngấy cho mâm cơm ngày Tết

Dưới đây là 7 món ăn ít béo, hạn chế tăng cân mà bạn có thể tham khảo và chuẩn bị cho gia...

Cách làm thịt trâu bác bếp chuẩn vị Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp là món ngon của người dân Tây Bắc. Vậy cách làm thịt trâu gác bếp ngon chuẩn vị Tây...

Đặc sản OCOP tăng tốc phục vụ thị trường Tết

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tại Hà Tĩnh đang chủ động tăng tốc sản xuất, đa dạng sản phẩm sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ. Cơ sở nước mắm tất bật vào vụ Tết Những ngày này, tại các cơ sở sản xuất nước mắm OCOP nổi tiếng ở Hà Tĩnh đang tất bật các công đoạn sản xuất. Sản phẩm nước mắm OCOP truyền thống của Hà Tĩnh hấp dẫn người tiêu dùng...

Hội chợ Xúc tiến nông sản, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ có hơn 40 gian hàng giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, có xuất xứ hàng hóa. Hơn 40 gian hàng tại hội chợ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái. Từ ngày 27-29/12/2024, Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức Hội chợ Xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP tại Hà Nội với quy mô hơn 40 gian hàng, tại công viên...

Bài đọc nhiều

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP, tăng 88 sản phẩm so với năm 2023. Gạo chợ Gốc của HTX Thương mại dịch vụ và Kinh doanh lúa gạo Bình Thanh (Kiến Xương) đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP được tuyên truyền, quảng bá, tạo gian hàng trên sản thương mại Postmart.vn; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và nước ngoài (Alibaba, Sendo, Shopee, Saigon Co.op); trưng bày, giới thiệu, giao...

Thạch Thất tích cực kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Để nâng cao giá trị nông sản, thời gian qua, huyện Thạch Thất tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, huyện đã giúp các chủ thể trong quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác...

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, theo kế hoạch năm 2024, thành phố dự kiến đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản...

Đam Rông sáng tạo, đưa sản phẩm OCOP núi rừng bay xa

Người dân, doanh nghiệp Đam Rông không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa những sản phẩm OCOP độc đáo, đậm đà hương vị núi rừng đến với người tiêu dùng. Từ vùng núi rừng đến sản phẩm OCOP Nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Đam Rông là một huyện vùng cao với địa hình đa dạng, rừng núi trùng điệp. Khí hậu nơi đây cũng mát mẻ quanh năm và nguồn nước đầu nguồn tinh khiết. Chính những điều kiện tự nhiên...

Cùng chuyên mục

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

Bình Thuận: Quảng bá sản phẩm nông nghiệp, OCOP

(TN&MT) - Ông Phan Đình Khiêm - Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Thuận làm Trưởng đoàn tham gia phiên chợ xúc tiến sản phẩm du lịch nông nghiệp, cộng đồng, sinh thái và OCOP khu vực kinh tế tập thể, HTX tỉnh Khánh Hòa lần thứ I, năm 2024 với nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nhân dịp này, đoàn của Bình Thuận cũng đã đem đến các sản phẩm OCOP, đặc...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Hoà Thành có thêm 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

(BTNO) - Sáng 26.12, UBND thị xã Hoà Thành tổ chức lễ trao chứng nhận và giải thưởng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Hoà Thành Lê Hồng Vân chủ trì buổi lễ. Theo đó, có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Bia Núi Bà Lager – Đen, Bia Thuỷ Lợi Lager – Vàng, Bia Toà Thánh Bale – Ale (công ty TNHH...

Mới nhất

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho...

10 sản phẩm du lịch mới hút khách đến Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Du khách trong nước và quốc tế sẽ được miễn phí vé tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11. Ông Trịnh Hữu Anh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, cho biết nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá...

4 ngày tham quan miễn phí tại thành nhà Hồ

Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tung loạt sự kiện hấp dẫn cùng ưu đãi mở cửa miễn phí 4 ngày để cho người dân, du khách đến tham quan. Theo đó, từ ngày 25/1 – 29/1/2025 (tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 1 Tết Ất Tỵ), du khách sẽ được...

Kẻ lừa đảo đang chuyển từ Telegram sang dùng Signal làm nền tảng liên lạc chính

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo, một xu hướng rõ rệt là nhiều đối tượng hoạt động trong các ‘trại lừa đảo’ khu vực ASEAN, đang chuyển từ Telegram sang dùng Signal làm nền tảng liên lạc lừa đảo chính. Trong thông tin về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần từ ngày 30/12/2024 đến...

8 loại thực phẩm xứng đáng là ‘siêu thực phẩm’

Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được gắn với tên gọi 'siêu thực phẩm'. Vậy đó là những loại thực phẩm nào? ...

Mới nhất