Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCắt u đại tràng triệt căn ung thư

Cắt u đại tràng triệt căn ung thư


Hà NộiBà Thúy, 78 tuổi, mổ ung thư đại tràng ba năm trước, lần này khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phát hiện u đại tràng, cần cắt tách qua nội soi để triệt căn.

Kết quả nội soi nhuộm màu cho thấy nhiều polyp, ở đại tràng ngang góc gan phải có khối tổn thương lan sang hai bên, kích thước lớn (5,5×4 cm). Phương pháp nội soi nhuộm màu và kỹ thuật nội soi hình ảnh dải ánh sáng hẹp (NBI) giúp bác sĩ quan sát rõ hơn mô hình mạch máu và mô hố (hai dấu hiệu bệnh ác tính). Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá các polyp và khối tổn thương có nguy cơ ung thư cao xâm lấn dưới niêm mạc.

Ngày 3/3, bác sĩ Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đây là khối u loạn sản độ cao, giai đoạn tiền ung thư. Trước đây, với u tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, bác sĩ thường phẫu thuật cắt đoạn đại tràng. Còn bệnh nhân Thúy lớn tuổi, từng phẫu thuật cắt 1/2 đoạn đại tràng, nếu phẫu thuật lần hai dễ biến chứng, nguy cơ mất chức năng đại tràng do cắt toàn bộ, làm giảm chất lượng sống.

Sau hội chẩn đa chuyên khoa, bác sĩ chọn phương pháp ESD (cắt tách niêm mạc) qua nội soi. Ê kíp đưa ống nội soi từ hậu môn đi qua các đoạn của đại tràng đến vị trí tổn thương, dùng dụng cụ chuyên dụng cắt tách niêm mạc phía dưới, loại bỏ tổn thương loạn sản.

Theo bác sĩ Tiến, người bệnh tiền sử ung thư đại tràng sigma, đã phẫu thuật và hóa trị nên có sự biến đổi về giải phẫu, độ dính cao, ê kíp cần xử lý khéo léo, cắt triệt để tổn thương ở phần đáy niêm mạc. Ngoài ra, bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền tăng huyết áp, đại tràng mỏng nên bác sĩ cẩn trọng trong từng thao tác.

Người bệnh được loại bỏ hoàn toàn u đại tràng bằng cắt tách niêm mạc, đồng thời 9 polyp nằm rải rác ở lòng đại tràng được cắt hết trong quá trình nội soi. Bác sĩ kẹp và đốt cầm máu những điểm có nguy cơ chảy máu, đóng vết thương, giảm tối đa tỷ lệ biến chứng tại chỗ.





Bác sĩ Tiến (bên trái) thực hiện nội soi cắt khối tổn thương ở đại tràng cho bà Thúy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tiến (bên trái) thực hiện nội soi cắt khối tổn thương ở đại tràng cho bà Thúy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Một ngày sau mổ, bà Thúy tập ăn cháo trở lại, sức khỏe ổn định, không đau chướng bụng, được xuất viện sau ba ngày.

Bác sĩ Tiến lưu ý người bệnh có can thiệp cắt tách niêm mạc ở đại tràng cần ăn thực phẩm dễ tiêu, mềm như cháo, súp, chất xơ nên xay nhuyễn. Hạn chế vận động mạnh liên quan đến vùng gần với vị trí can thiệp.

Ung thư đại tràng khá phổ biến, tỷ lệ mắc phổ biến ở người 40-50 tuổi. Hơn một nửa trường hợp ung thư đại tràng xảy ra ở trực tràng và đại tràng sigma. U đại tràng không có triệu chứng, dễ chuyển biến thành ung thư. Khi phát hiện u, người bệnh nên tái khám định kỳ sau 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện, xử lý các tổn thương tiến triển nếu có.

Lục Bảo

* Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp




Source link

Cùng chủ đề

Ung thư xương: Cơ hội phẫu thuật tối ưu nhờ phương pháp mới

(Dân trí) - Với phương pháp phẫu thuật mới được chuyên gia quốc tế chia sẻ, bệnh nhân ung thư xương khớp gối, khớp háng sẽ có cơ hội được điều trị nhanh chóng, phục hồi nhanh. Ngày 9/11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tổ chức chuỗi hội nghị y khoa quốc tế. Gần 1.000 đại biểu, trong đó có 21 chuyên gia đầu ngành y tế từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nepal, Đài...

Iran sản xuất thuốc giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư

Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông cho biết các nhà nghiên cứu ở Iran đã cho ra đời phiên bản mới nhất thuốc điều trị ung thư Tederox, giúp bệnh nhân mắc căn bệnh nan y này sống lâu hơn. Theo Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA), loại thuốc trên được sản xuất bởi một công ty dược phẩm có nền tảng nghiên cứu và phát triển vững chắc. Thuốc đã được giới thiệu...

Xét nghiệm ung thư nhanh và rẻ chỉ từ một giọt máu

Theo SciTechDaily, phương pháp xét nghiệm ung thư này sử dụng màng siêu mỏng để thu giữ các túi ngoại bào. Các tế bào giải phóng hàng tỉ túi ngoại bào vào máu, nước bọt và các chất dịch cơ thể khác. Những túi...

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt

Lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng đó đã gây hoang mang dư luận, dẫn đến hậu quả, nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Liên quan đến vấn đề này, ngành y tế khẳng định, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào liên quan đến sử dụng muối tăng cường i-ốt ảnh hưởng sức khỏe. Trái lại,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Cùng chuyên mục

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Nhập viện do thói quen dùng thuốc nhiều người hay gặp phải

GĐXH – Sau khi tự mua thuốc trên mạng về bôi trị ngứa, bệnh nhân phải nhập viện vì ngứa nhiều, dát và mảng đỏ khắp người. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm nấm da toàn thân. ...

Giúp kiểm soát đường huyết, khỏe da, mượt tóc

Trong loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. ...

Ăn rau húng quế thường xuyên có tác dụng gì?

Tổng quan và thành phần hoá học của húng quếBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình...

Mới nhất

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. ...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Chile

Sáng 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến dâng hoa và trồng cây lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quận Cerro Navia, thủ đô Santiago de Chile. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-dang-hoa-tai-tuong-dai-chu-tich-ho-chi-minh-o-chile-post992420.vnp

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca...

Mới nhất