Trang chủKinh tếNông nghiệpCấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS


Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Trước đây, người dân ở các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn của huyện Lục Ngạn chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, bò… Khi đó nuôi ngựa chỉ để có sức kéo và làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Lúc đầu, chỉ có một vài hộ chuyển sang chăn nuôi ngựa bạch và nhận thấy nuôi ngựa bạch khá đơn giản, ít bị dịch bệnh hơn so với nuôi trâu bò, đầu ra lại ổn định.

Vài năm trở lại đây, người dân bắt đầu mở rộng, phát triển và hình thành mô hình chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho vùng miền núi này.

Xã Phong Vân (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) là một trong những điểm nuôi ngựa bạch điển hình. Chỉ trong 2 năm gần đây, chính quyền địa phương đã cấp khoảng 200 con ngựa giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để chăn nuôi, tạo sinh kế mới.

Chị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi từ UBND và bà con xung quanh nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường
Chị Hứa Thị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi ngựa bạch để nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường

Chị Hứa Thị Hà (dân tộc Nùng) được cấp một con ngựa bạch làm giống. Gia đình làm nông, hằng ngày chị đưa ngựa ra bãi cỏ chăn thả, đến tối đưa về nhà. “Nhờ thuận lợi vì có nhiều đồng cỏ rộng lớn, khi nhận ngựa hỗ trợ từ chính quyền chúng tôi rất mừng. Trước kia kinh tế gia đình rất khó khăn, nhờ nhân giống ngựa, đến nay tôi đã có của để dành”, chị Hà nói.

“Việc chăn nuôi ngựa tương đối là nhàn, không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, vừa tận dụng được diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”, chị Hà chia sẻ thêm.

Theo các hộ chăn nuôi ngựa nhiều năm tại đây, do ngựa bạch cho giá trị kinh tế cao nên hiện nay nhiều hộ dân chuyển sang đầu tư nuôi loài động vật này. Ngựa bạch con khi được trên 5 tháng tuổi người dân sẽ cho xuất bán với giá khoảng 20 đến 65 triệu đồng/con (tùy theo chất lượng ngựa). Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con.

Phía UBND xã cũng hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác phòng, trị bệnh cho đàn ngựa như: kỹ thuật vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, cách ly, tiêm vắc xin phòng bệnh… bởi vậy việc chăn nuôi rất thuận lợi.

Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết: Để tăng tính kết nối, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mới đây, chính quyền xã Phong Vân đã vận động một số hộ chăn nuôi ngựa bạch ở địa phương thành lập HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp xã Phong Vân.

Đồng thời chỉ đạo cán bộ thú ý cơ sở tăng cường công tác phối hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho người dân.

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của huyện và các ngành chuyên môn, xã đã xây dựng chương trình phát triển đại gia súc, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đàn ngựa, tiến đến mục tiêu xây dựng các sản phẩm từ ngựa trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con
Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 – 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm.

So với nuôi ngựa thịt hay nuôi trâu, bò thì việc nuôi ngựa bạch thuận lợi hơn mà lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Hiệu quả của mô hình chăn nuôi ngựa bạch của bà con trên địa bàn xã đã được khẳng định rõ trong thực tiễn. Chính quyền xã đã có chủ trương và trực tiếp chỉ đạo các thôn khác trong xã tổ chức tham quan để tiến tới nhân rộng mô hình này ra toàn xã. Hiện trên toàn xã có khoảng 1.600 con ngựa các loại, trong đó ngựa bạch chiếm 65 – 70% số lượng đàn.

Việc chăn nuôi ngựa đã cho những kết quả đáng khích lệ giúp đồng bào nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống kinh tế ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang triển khai hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi ngựa về con giống.

Huyện cũng hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ về vaccin phòng dịch, tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng chăn nuôi, nhân giống, mở rộng đàn cho bà con nhân dân, thành lập các HTX chăn nuôi ngựa bạch để đảm bảo về đầu ra và đầu vào.

Việc chăn nuôi ngựa bạch đã góp phần hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, thay đổi dần tập quán chăn nuôi của người dân, áp dụng tiến bộ KHKT và thực hiện quy trình chăn nuôi bền vững, khép kín. Mô hình nuôi ngựa bạch ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm





Nguồn: https://baodantoc.vn/cap-ngua-bach-tao-sinh-ke-cho-dong-bao-dtts-1728375032411.htm

Cùng chủ đề

Nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo nhờ chăn nuôi ngựa bạch

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kbang (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng triển khai Chương trình MTQG 1719

Đặc biệt, trong từng chuyên đề tập huấn, các báo cáo viên đã có những trao đổi, hướng dẫn kỹ năng cơ bản, cụ thể, đặc thù, phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị, địa phương. Cùng với đó, các học viên tham gia các lớp tập huấn đã trực tiếp trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai, thực hiện và cùng đưa ra các giải pháp...

Nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo nhờ chăn nuôi ngựa bạch

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tại xã Linh Phú, theo bà Lâm Thị Hồng Ngân, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa, đồng bào Pà Thẻn sinh sống tập trung ở thôn Khuổi Hóp và thôn Nà Luông, với 62 hộ/279 khẩu. Từ nguồn vốn của Dự án 6, Huyện đã triển khai mô hình du lịch cộng đồng homestay gắn với không gian văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn ở 03 thôn này, bước đầu đã...

Thiết thực từ những hoạt động chào mừng Đại hội DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV – năm 2024

Đây đều là những hoạt động thiết thực, không chỉ mang ý nghĩa chính trị quan trọng mà còn giúp cho cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống làm công tác dân tộc, tôn giáo nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự cảm thông, chia sẻ đối với đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh; thực hiện hiệu quả phong trào: “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị...

Ấm no từ “cánh đồng” chính sách

Ông Nhữ Đình Tuyến, Chủ tịch UBND xã Cư Ni, huyện Ea Kar chia sẻ: Xã có 3 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Thực hiện Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, xã có 201 hộ khó khăn được hỗ trợ đất sản xuất tại cánh đồng 132 xã Cư Elang, với diện tích 68ha đất lúa 2 vụ, mỗi hộ từ 3,5 - 4,5 sào. Hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng kiện toàn, bà con nắm vững...

Bài đọc nhiều

Hành trình bán ngược loài rong nho về nơi sản xuất rong nho ngon nhất thế giới của ông chủ Khánh Hòa

"Vua rong nho biển" trăn trở với nghềĐể có được những sản phẩm chất lượng như ngày hôm nay, ông Nguyễn Quang Duy ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền bạc, vật chất, thậm chí cầm cố căn nhà...

Trồng 2 loại cây đặc sản, cây nào cũng ra trái ngon, một HTX ở Cần Thơ giúp nông dân giàu luôn

Hỗ trợ xã viên trồng sầu riêng Ri 6 và trồng vú sữa Lò Rèn xuất khẩuTheo tìm hiểu của phóng viên, Hợp tác xã vườn cây ăn trái Trường Khương A hiện có 45 thành viên, với diện tích trồng cây ăn trái 45,5ha, trong...

Tại huyện A Lưới của Thừa Thiên Huế, nghề dệt độc đáo này đang tạo việc làm, thu nhập tốt cho dân

Nghề dệt zèng (vải thổ cẩm) là nghề truyền thống được hình thành cách đây hàng trăm năm của đồng bào Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang phục làm từ sản phẩm dệt zèng đã trở thành nét văn...

Người đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm ngày mất của Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn, chiều 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi công bố, giới thiệu cuốn sách “Phó...

Dân U Minh Thượng Kiên Giang lội ruộng lúa bắt la liệt tôm càng xanh to bự, bán 120.000 đồng/kg

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang), tổng diện tích thả giống tôm của huyện năm 2024 là 25.332,3ha, trong đó 21.570ha tôm - lúa; riêng diện tích nuôi tôm càng xanh hơn 330ha, tập trung ở các...

Cùng chuyên mục

Chanh không hạt là loại quả thơm nức trồng thành công ở Long An bán tốt sang châu Âu, Nhật Bản

Chanh không hạt trồng tại Long An xuất khẩu thành công sang thị trường châu Âu, Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thực hiện: Lê GiangChanh là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Long...

Nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo nhờ chăn nuôi ngựa bạch

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Nông dân xuất sắc Bình Dương ngày càng thêm nhiều nông dân tỷ phú, nông dân triệu USD

Nông dân xuất sắc Bình Dương cùng chia sẻ bí quyết làm giàuTừ năm 2012, ông Bùi Thiện Trúc ở xã Minh Hòa (huyện Dầu Tiếng) bắt đầu trồng cây ăn quả diện tích 3ha. Thời gian đầu, chi phí chăm sóc và vật tư nông...

Nuôi chim yến kiểu gì mà nữ giám đốc này ở Gia Lai thu 2 tỷ/năm lại còn trả lương tốt cho 10 người?

Trước khi gắn bó với nghề nuôi chim yến, chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi từng đầu tư xây dựng và làm Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Ánh Dương. Năm 2015, khi được giới thiệu mô hình nuôi chim yến, chị Lợi bỏ công tìm hiểu,...

Đưa loại táo ngon cho thiên hạ ăn, thành viên HTX này ở Khánh Hòa cầm về nhiều tiền hơn

100% thành viên Hợp tác xã Cam Thành Nam trồng táo trong nhà lướiHợp tác xã táo Cam Thành Nam được thành lập vào năm 2019 với 12 thành viên và đến nay đã có 50 thành viên, trong đó hơn 30% là nữ. Hợp tác...

Mới nhất

Trường ĐH Y Hà Nội lần đầu lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

Ngày 9/10, Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Việt Nam có 9 đại diện lọt vào danh sách này. Trong đó, ĐH Kinh tế TPHCM có thứ hạng cao nhất, nằm trong nhóm 501-600. Đây cũng là cái tên mới của Việt Nam lần đầu...

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Nhằm giúp các nhà quản lý y tế, quản trị bệnh viện cùng các cán bộ, nhân viên...

Erik ten Hag khiến Man Utd lạc lối ra sao?

Man Utd đang trải qua chuỗi kết quả tệ hại nhất lịch sử đội bóng, hiện đứng thứ 14 trên BXH Ngoại Hạng Anh trước đợt FIFA Days tháng 10. Từ vị thế là đội từng 20 lần vô địch hạng đấu cao nhất nước Anh, Man Utd của mùa 2024-25 lại chật vật ở nửa dưới bảng...

Ngày Giải phóng Thủ đô – Niềm hạnh phúc của cả dân tộc

Cuộc hành quân lịch sử vào Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954 không chỉ là ngày hội lớn với người dân Hà Nội, mà còn là niềm hạnh phúc của cả một dân tộc.   VTV.vn

Mới nhất