Trang chủSự kiệnCác địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã...

Các địa điểm lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô đã thay đổi như thế nào?

vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706405.jpg

dieu-hanh.png

Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954.

Theo các điều khoản của Hiệp định, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh để tiến tới tiếp quản, trong bối cảnh thực dân Pháp vẫn ra sức phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, đồng thời vận động người dân di cư vào Nam…

10.1-1-.jpg

Phố Hàng Đào vắng lặng trước giờ giới nghiêm, chuẩn bị cho buổi bàn giao giữa hai bên. (Ảnh tư liệu TTXVN)

10-1-.jpg

Phố Hàng Đào ngày nay là một trong những con phố thương mại nhộn nhịp nhất Thủ đô (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
11.1.jpg
Thực dân Pháp tuyên truyền “Đức Mẹ vào Nam” để lôi kéo đồng bào Công giáo Di cư.
Hình ảnh Nhà thờ Lớn tháng 10/1954.11.jpg
Nhà thờ Lớn ngày nay (tháng 10/2024) (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 

Sau quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn, ngày 30/9/1954, hai bên đã ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký tiếp Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Ngày 17/9/1954, theo quyết nghị của Chính phủ, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập để làm nhiệm vụ tiếp quản thành phố, do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch, bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Ngày 6/10/1954, quân Pháp rút khỏi quận lỵ Văn Điển. Đây là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng. Cùng ngày, Pháp rút khỏi thị xã Hà Đông và ở phía Bắc về Dốc Lã, cách Yên Viên 3 km.

7.1-1-.jpg

Đông đảo quần chúng nhân dân đã tới cầu Long Biên chứng kiến lễ bàn giao giữa hai bên (Ảnh tư liệu)
 
7-1-.jpg
Ở vị trí gần cầu Long Biên hiện mọc lên rất nhiều công trình cao tầng, hiện đại (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
5.1-2-.jpg
Binh lính Pháp bắt đầu rút khỏi cầu Long Biên để đi Hải Phòng (Ảnh tư liệu)
 
5-2-.jpg
Cầu Long Biên nay vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 

Theo kế hoạch đã định, sáng ngày 8/10/1954, các đơn vị quân đội của ta tham gia tiếp quản Thủ đô, theo nhiều đường tiến về Hà Nội. Chiều 8/10, một số đơn vị tiến sát vành đai Đê La Thành, Nhật Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Bạch Mai và Vĩnh Tuy, trong khi đó, quân Pháp rút khỏi Yên Viên.

Sáng 9/10/1954, ta tiếp quản 4 quận Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở và Quỳnh Lôi. Quân đội ta theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào năm cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. Lần lượt, bộ đội ta tiếp quản nhà ga Hà Nội, phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ.

16 giờ, quân đội Pháp rời khỏi thành phố Hà Nội, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên. 16 giờ 30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội, tiếp quản thành phố an toàn và trật tự.

final.png

Những người lính Pháp cuối cùng lục tục rút khỏi nội thành qua cầu Long Biên
 
6-1-.jpg
Hiện cầu Long Biên vẫn là cây cầu quan trọng, dành cho xe lửa, xe máy và xe thô sơ (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
8.1-1-.jpg
Các sĩ quan Pháp giám sát đoàn quân viễn chinh cuốn cờ rút khỏi Hà Nội (Ảnh tư liệu)
 
8-1-.jpg
Những kèo sắt là “chứng nhân” của một thời kỳ lịch sử (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 

Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiếp quản đến đó. Dưới sự chứng kiến của Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên nước ngoài, bộ đội ta tiến qua cầu Long Biên vào nội thành ở chiều bên này thì cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia.

Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

9.1.jpg

Phía bên này cầu, quân ta cũng tiến vào nội đô, giặc rút đến đâu ta tiếp quản đến đó. (Ảnh tư liệu)
 
9-1-.jpg
Cầu Long Biên hướng từ Long Biên sang Hoàn Kiếm. Đây là cây cầu độc nhất vô nhị ở Hà Nội mà người tham gia giao thông đi theo làn bên trái (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam)
 

Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Hà Nội tràn ngập cờ hoa. Hàng vạn người dân từ các khu phố Hàng Bài, Hàng Đào, Tràng Tiền đến khu vực Hồ Gươm đã đổ ra đường chào đón các đoàn quân tiến vào thành phố.

Đúng 8 giờ sáng, cánh quân phía Tây gồm những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ,” xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa) đi qua các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông.

13.1.jpg

Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954
trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)13.jpg

Phố Hàng Đào hiện nay với dáng vẻ cổ kính với hiện đại xen lẫn nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
15.1.jpg
Hàng trăm người tập trung ở Ngã Tư Sở để hát vang những khúc ca yêu nước
trong ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. (Ảnh: Life)
 
15.jpg
Hình chụp từ trên cao Ngã Tư Sở ngày nay cho thấy một Thủ đô tươi mới,
năng động, với hệ thống giao thông hiện đại, các khu đô thị mới mọc lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)16.1.jpg
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
16.jpg
Khu vực Cửa Nam hiện vẫn là trục giao thông quan trọng của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 

Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.

Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, 10 giờ 5 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10 giờ 45.

vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706401.jpg

Trung đoàn Thủ đô về đến phố Hàng Gai. (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
17.jpg
Phố Hàng Gai sau 70 năm vẫn còn giữ được nét cổ kính (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+).
 
18.1.jpg
Đoàn quân chiến thắng đi từ phía Nam về tiếp quản Thủ đô, qua rạp Đại Nam ở phố Huế. (Ảnh: Life)
 
18.jpg
Rạp Đại Nam sau 70 năm giờ đã thuộc sự quản lý của nhà hát Chèo Hà Nội.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
19.1.jpg
Đoàn quân Giải phóng bước qua bờ hồ Hoàn Kiếm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân. (Ảnh: Life)
 
19.jpg
Khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm sau 70 năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
20.1-2-.jpg

Các chiến sĩ đi vào Hàng Khay hướng về phía Bốt Hàng Trống (Ảnh tư liệu)
 
20-1-.jpg
Phố Hàng Khay ngày nay vẫn là con phố đẹp nhất Thủ đô (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
final-2.png
Bốt Hàng Trống – Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội trong ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
 
27-1-.jpg
Sau 70 năm, địa danh này đã trở thành trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
21.1.jpg
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân
chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
21.jpg
Sau 70 năm nơi đây đã trở thành đường Đinh Tiên Hoàng
– trung tâm của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706399.jpg
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm
chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 
22.jpg
Hiện nay khu vực này trở thành Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Toà nhà trong ảnh đã trở thành tòa nhà Hàm Cá Mập
có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
23.1.jpg
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 đi qua khu vực
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bên cạnh là cửa hàng kem máy Hồng Vân nổi tiếng của Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
 
23.jpg
Khu vực cửa hàng kem máy Hồng Vân trải qua nhiều thay đổi
đã nhường chỗ cho nhiều cửa hàng mới to đẹp và hiện đại hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
25.1.jpg
Hai chiến sĩ Việt Minh đạp xe ngang qua Phủ Toàn quyền Đông Dương,
lúc này đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng cách mạng. (Ảnh: Life)
 
25.jpg
Hiện tại nơi đây là Phủ Chủ tịch. Đây là nơi ở và làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đồng thời là trụ sở của Văn phòng Chủ tịch nước. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ chủ tịch,
gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
26.1-1-.jpg
Phủ Toàn quyền Đông Dương thời điểm lực lượng Việt Minh tiếp quản. Các chiến sĩ ta và sĩ quan Pháp đang đứng ở trước sảnh chính tòa nhà. (Ảnh: Life)
 
26-1-.jpg
Hiện tại Phủ Chủ tịch cũng là nơi đón rất nhiều đoàn ngoại giao, chính khách lớn nước ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
28.1-1-.jpg
Bức ảnh Hồ Chủ tịch đã được treo trước Nhà hát Lớn ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
 
28-1-.jpg
Nhà hát lớn sau 70 năm trở thành một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây hàng năm tổ chức rất nhiều sự kiện lớn của quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
4.1-1-.jpg
Người dân kéo về Cột cờ Hà Nội trong ngày 10/10/1954 (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
4-1-.jpg
Cột cờ Hà Nội ngày hôm nay (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706412.jpg
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (hàng đầu – bên phải) Tư lệnh Đại đoàn 308 Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (hàng đầu – bên trái) tại buổi lễ chào cờ đầu tiên
khi tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh tư liệu TTXVN)
 
final-3.png
Khu vực trước Cổng Đoan Môn ngày nay là nơi tổ chức nhiều sự kiện của Thành phố Hà Nội (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
vna_potal_67_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102021_ha_noi_-_ngay_ve_chien_thang_5706417.jpg
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308 đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
1-1-.jpg
Quang cảnh Cột cờ nhìn từ sân Đoan môn sau 70 năm. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
 
Vietnamplus.vn
Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/ngay-giai-phong-thu-do-qua-bo-anh-ngay-ay-bay-gio-6630.html
 

Cùng chủ đề

Hà Nội qua những góc nhìn độc lạ

Quảng trường Ba Đình và các khu vực khác thuộc quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ là vùng lõi của Hà Nội, nơi nhiều công trình, trụ sở các cơ quan quan trọng của nhà nước tọa lạc, đẹp rực rỡ khi nhìn từ trên cao. Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau đó được người Pháp xây dựng thành vườn hoa Pugininer. Xung quanh vườn hoa có xây một số công trình...

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-ngay-giai-phong-thu-do-19669.htm

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Năm 1950, khi bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, nữ sinh Đỗ Hồng Phấn đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành công muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Rồi sau đó tự cắt mạch...

‘Xương sống’ kết nối vùng Thủ đô

(Dân trí) - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm lớn về khoa học và đổi mới sáng tạo của cả nước. Hạ tầng giao thông, trong đó đường sắt đô thị và những cây cầu bắc qua các con sông được đánh giá là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Thủ đô...

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.   Ban Tổ chức trao giải Nhất cho tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đâu là nhà mạng có tốc độ di động nhanh nhất Việt Nam hiện nay?

Hệ thống đo tốc độ truy cập Internet i-Speed do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là hệ thống đo trung lập, người dùng có thể chủ động lựa chọn điểm đo, thực hiện đo, và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình theo các tiêu chuẩn và gói cước cung cấp bởi các nhà mạng, do đó, đảm bảo tính khách quan của kết quả đo lường, phản...

Rừng ngập mặn Rú Chá – Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Huế vào mùa Thu

Rú Chá như nổi tiếng hơn khi năm 2021, tác phẩm "Đánh cá ở rừng ngập mặn" của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung giành giải nhất ở hạng mục Con người tại cuộc thi ảnh danh giá Drone Photo Awards 2021. Bức ảnh "Đánh cá ở rừng ngập mặn" được nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung chụp vào mùa đông tại rừng Rú Chá bao quanh phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên-Huế....

Phát triển bền vững du lịch MICE: Cần cơ chế chính sách bài bản, đồng bộ

Để phát triển du lịch MICE chuyên nghiệp, bền vững, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch cho rằng toàn ngành cần xây dựng cơ chế chính sách phát triển bài bản, chuyên nghiệp loại hình này.MICE EXPO 2024: 500 doanh nghiệp du lịch tham gia kết nối kinh doanhMICE EXPO 2024 mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp du lịchViệt Nam tỏa sáng tại Giải thưởng MICE thế giới lần thứ 4 Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-ben-vung-du-lich-mice-can-co-che-chinh-sach-bai-ban-dong-bo-post981852.vnp

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh thời gian tới

Ngày 8/10, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay trong tuần qua (từ ngày 27/9 đến 4/10), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 23 ổ dịch tại 13 quận, huyện (tăng 5 ổ dịch so với tuần trước đó). Theo dự báo của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF Klaus Schwab

Giáo sư Klaus Schwab ấn tượng sâu sắc trước sự năng động, mau chóng bắt kịp xu thế công nghệ thông minh của thế hệ trẻ Việt Nam, cho rằng đây là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn Việt Nam cần tiếp tục phát huy để đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao tầm nhìn sâu rộng, chiến lược...

Bài đọc nhiều

Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ toàn diện với Việt Nam

Thông qua quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam - Pháp lên tầm cao mới, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam. Theo Đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 (theo giờ địa phương), tại Điện Elysee, thủ đô Paris của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Tổng thống...

Hà Nội: Người già đi xe buýt miễn phí, dân nghèo được ở nhà mới

(Dân trí) - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm lớn về khoa học và đổi mới sáng tạo của cả nước. Những ngày này, đường phố Hà Nội rợp cờ hoa, băng rôn chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Hôm nay, ông Nguyễn Văn Chấn (75 tuổi, trú tại phố...

Thủ tướng: ‘Xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước’

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TP.Hà Nội cần tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức, chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào 'Người tốt, việc tốt', xây dựng thủ đô xứng đáng là trái tim của cả nước. Sáng 8.10, TP.Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm thành phố Le Havre và có cuộc gặp làm việc với Thị trưởng thành phố - nguyên Thủ tướng Pháp Edouard Philippe. Cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Thị trưởng Thành phố Le Havre đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Theo đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm thành phố Le Havre của...

Ông Trump cảnh báo đây có thể là cuộc bầu cử cuối cùng của Mỹ

Ông Trump cảnh báo các nguy cơ nhập cư và kinh tế Mỹ, nói rằng năm nay có thể là "cuộc bầu cử cuối cùng" nếu đảng Dân chủ tiếp tục ở Nhà Trắng   Ông Trump phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở bang Wisconsin ngày 6-10 - Ảnh: AFP Ngày 6-10, giờ địa phương, ông Trump tiếp tục cáo buộc đảng Dân chủ sẽ gian lận trong cuộc bầu cử sắp tới và sẽ chấm dứt quá trình bầu cử. "Nếu...

Cùng chuyên mục

Hà Nội qua những góc nhìn độc lạ

Quảng trường Ba Đình và các khu vực khác thuộc quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ là vùng lõi của Hà Nội, nơi nhiều công trình, trụ sở các cơ quan quan trọng của nhà nước tọa lạc, đẹp rực rỡ khi nhìn từ trên cao. Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau đó được người Pháp xây dựng thành vườn hoa Pugininer. Xung quanh vườn hoa có xây một số công trình...

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-ngay-giai-phong-thu-do-19669.htm

Bầu cử Mỹ: Cử tri nghĩ gì về hai ứng cử viên Trump – Harris?

Chưa đầy một tháng nữa sẽ đến ngày bầu cử, các cử tri chia sẻ những vấn đề nào là quan trọng nhất đối với họ, những khả năng có thể xảy ra trong một tháng tới. Cục diện có đảo chiều? Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5.11. Các cử tri và chuyên gia trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters đều đồng ý rằng đây là cuộc đua...

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Năm 1950, khi bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò, để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, nữ sinh Đỗ Hồng Phấn đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành công muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Rồi sau đó tự cắt mạch...

‘Xương sống’ kết nối vùng Thủ đô

(Dân trí) - 70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội không ngừng vươn lên, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm lớn về khoa học và đổi mới sáng tạo của cả nước. Hạ tầng giao thông, trong đó đường sắt đô thị và những cây cầu bắc qua các con sông được đánh giá là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Thủ đô...

Mới nhất

Hà Nội qua những góc nhìn độc lạ

Quảng trường Ba Đình và các khu vực khác thuộc quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ là vùng lõi của Hà Nội, nơi nhiều công trình, trụ sở các cơ quan quan trọng của nhà nước tọa lạc, đẹp rực rỡ khi nhìn từ trên cao. Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau...

Mùi lạ tấn công trường học, 2 giáo viên ngất xỉu

Trưa 8-10, ông Nguyễn Hữu Luật, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Buôn Ma Thuột, cho biết đã nắm thông tin vụ mùi lạ tấn công trường học, 2 giáo viên ngất xỉu. "Thông tin ban đầu là do một gara...

Nắm bắt cơ hội nhận học bổng và phát triển ở Đại học Hồng Kông

Sức hút của Đại học Hồng Kông  Trong bối cảnh giáo dục đang được tái định hình bởi sự phát triển công nghệ và nhu cầu nhân lực toàn cầu, HKU khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Trường tự hào là đại học xếp hạng #17 toàn cầu và đứng...

Mắc ung thư phổi vì hút thuốc lá nhiều năm

Sau hơn 20 năm hút thuốc lá, người đàn ông 56 tuổi đã chủ động khám sức khỏe tầm soát phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, được phẫu thuật triệt để loại bỏ u. Ông B (Q. Tân Bình, TP.HCM) hút hơn 1...

30 cán bộ Hội phụ nữ xuất sắc được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

Ngày 8/10, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024 và biểu dương Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện tiêu biểu toàn quốc. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí...

Mới nhất