Trang chủNewsNhân quyềnBộ trưởng Hầu A Lềnh chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh...

Bộ trưởng Hầu A Lềnh chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, định hướng triển khai Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026


bt-lenh.jpg
Bộ trưởng Hầu A Lềnh và các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. Ảnh: cema.gov.vn

Hội thảo nhằm tiếp nối Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2021 đến năm 2023 (Chương trình MTQG 1719); nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023 – 2025;

Báo cáo tóm tắt 03 năm triển khai Chương trình MTQG 1719 cho thấy: Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao và tính chủ động, phối hợp của cơ quan chủ trì Chương trình với các bộ, ngành, thành viên Tổ công tác, đến nay, cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình MTQG 1719.

Mặc dù Chương trình MTQG 1719 mới được đưa vào tổ chức thực tiễn tại địa phương từ nừa cuối năm 2022, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, Chương trình đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của các địa phương.

o-quan.jpg
Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 trình bầy Báo cáo tóm tắt 03 năm triển khai Chương trình MTQG 1719. Ảnh: cema.gov.vn

Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh (kết nối đường giao thông, công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, công trình tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa…) tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN; Hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn; Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Một số chỉ tiêu ước đạt đến 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của 19 tỉnh khu vực phía Bắc bình quân đạt 3,61% (đạt so với mức trên 3% của mục tiêu kế hoạch giao), trong đó, một số địa phương đã vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao như: Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang…; Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiêu học, THCS, THPT đến trường; Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi. Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu như trên sẽ vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp địa phương dành nguồn lực cho các mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn.

Theo ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, đây là một Chương trình mới, quy mô lớn, với nhiều nội dung dự án thành phần, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và tác động sâu rộng trong thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân chủ yếu do nhiều nội dung mới; văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đồng bộ; bộ máy quản lý, triển khai chương trình ở cơ sở chưa có kinh nghiệm, có việc chưa đáp ứng được yêu cầu.

15545140_6.26-dai-bieu-du-ht_23-06-26.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: cema.gov.vn

Cùng với đó, việc phân bổ vốn, lồng ghép các nguồn vốn tại địa phương và triển khai các nội dung, nhiệm vụ có những khó khăn, hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng đến công tác lập, xây dựng kế hoạch như: việc xác định địa bàn, đối tượng thực hiện cụ thể; công tác nắm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá tình hình triển khai thực hiện; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành…

Tại Hội thảo, nhiều bài học kinh nghiệm đã được các đại biểu chia sẻ như: công tác quán triệt, thông tin tuyên truyền, vận động; đổi mới, linh hoạt về phương pháp lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, đặc biệt là phát huy tối đa sự tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, của người dân địa phương; công tác tích hợp nội dung, lồng ghép nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh… trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cũng thông tin, thời gian tới Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục tổ chức sơ kết Chương trình ở 2 khu vực Tây Nam Bộ và Miền Trung – Tây Nguyên. Đây là cơ sở quan trọng để tổng hợp đề xuất kiến nghị Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG dự kiến được tổ chức vào tháng 7. Qua đó có những đánh giá thực chất kết quả triển khai thực hiện chương trình báo cáo tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV



Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Ủy ban Dân tộc nhận trách nhiệm

Tại phiên chất vấn chiều 6/6, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) chất vấn: Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhưng sau 3 năm triển khai chương trình vẫn rất là chậm. Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân và...

Bộ trưởng Hầu A Lềnh tiếp tục trả lời chất vấn

Chiều qua, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách) tranh luận với Bộ trưởng Hầu A Lềnh việc sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa ổn khi ngoài giải ngân rất thấp (chỉ đạt 4.600 tỷ đồng, 51%) thì một phần không nhỏ được giải ngân cho hội thảo, tập huấn. Bà Mai dẫn chứng hội thảo...

Phó thủ tướng ‘nhận khuyết điểm với đồng bào dân tộc’

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhận khuyết điểm trước Quốc hội và đồng bào dân tộc vì chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng này thực hiện không đúng yêu cầu đặt ra. Sáng 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh có thêm một tiếng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tham gia giải trình thêm nội dung đại biểu quan tâm, Phó...

Chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như “cho dầu vào đèn”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói gì?

Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc chính sách dân tộc tản mát, chồng chéo, nguồn lực phân tán và như "cho dầu vào đèn", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thừa nhận có thực trạng này... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Mới nhất

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ...

Người đàn ông 59 tuổi giật mình vì tiểu ra máu tươi, đi khám bất ngờ mắc bệnh hiểm

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu ra máu đỏ tươi, máu cục, đau tức hông, bí tiểu do máu đông nhiều trong bàng quang. Các bác sĩ phát hiện một bướu thận bên phải với...

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO...

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không...

Mới nhất