Trang chủNewsThế giớiBinh sĩ Ukraine kể về khó khăn ở bờ đông sông Dnieper

Binh sĩ Ukraine kể về khó khăn ở bờ đông sông Dnieper


Lính Ukraine ở bờ đông sông Dnieper chịu sức ép từ hỏa lực Nga, phần lớn thiếu kinh nghiệm, có người không biết bơi dù là thủy quân lục chiến.

Quân đội Ukraine giữa tháng 11 vượt sông Dnieper và thiết lập thành công đầu cầu ở bờ đông, đánh dấu bước tiến trong chiến dịch phản công ở mặt trận Kherson.

Một số nhà phân tích nhận định việc thiết lập được bàn đạp ở đây sẽ tạo điều kiện để lực lượng Ukraine đánh nống xa hơn về phía nam, cắt đứt hành lang trên bộ của Nga nối bán đảo Crimea với vùng Donbass.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần đề cập tới chiến dịch vượt sông Dnieper, cho rằng đây là khởi đầu của một bước tiến đáng kể trong cuộc phản công của Kiev.

Quân đội Ukraine hôm 3/12 cho biết lực lượng nước này đang củng cố vị trí ở bờ đông sông Dnieper và “đang nã hỏa lực vào quân địch”, sau khi đã tiến thêm được 3-8 km.

Tuy nhiên, tình hình không thực sự khả quan như giới chức Ukraine nhận định. BBC ngày 4/12 dẫn lời một binh sĩ Ukraine cho biết lực lượng nước này tại bờ đông đang ở trong tình thế rất khó khăn, thêm rằng họ đã hứng chịu thiệt hại lớn trong nỗ lực vượt sông.

“Chúng tôi liên tục bị đối phương nã đạn trong lúc tìm cách sang bờ bên kia. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh những chiếc thuyền chở đồng đội của mình bị trúng đạn và biến mất trong làn nước, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng sông”, binh sĩ Ukraine nhớ lại.





Cục diện chiến sự quanh sông Dnieper. Đồ họa: BBC/ISW

Cục diện chiến sự quanh sông Dnieper. Đồ họa: BBC/ISW

Người này cho biết lực lượng Ukraine phải mang theo máy phát, nhiên liệu và thực phẩm để có thể xây đầu cầu ở bờ đông sau khi khi vượt sông. Ban đầu họ nghĩ rằng lực lượng Nga sẽ rút lui khi thấy lính Ukraine lên được bờ, tuy nhiên thực tế diễn ra hoàn toàn khác.

“Khi chúng tôi đến được bờ đông, đối phương đã chờ sẵn. Họ tấn công chúng tôi bằng mọi thứ có thể, từ pháo, súng cối cho đến súng phun lửa. Tôi đã nghĩ mình sẽ không thể sống sót”, binh sĩ Ukraine nói. “Tù binh Nga sau này tiết lộ rằng lực lượng của họ đã được chỉ điểm về cuộc đổ bộ và biết rõ nơi chúng tôi sẽ lên bờ”.

Dù vậy, vài trăm lính thủy quân lục chiến Ukraine đã đào được hào và thiết lập cứ điểm thành công, một phần nhờ hỏa lực yểm trợ của đồng đội ở bờ tây. Tuy nhiên, nỗ lực giữ vững vị trí của họ gặp nhiều khó khăn trước hỏa lực mạnh mẽ của lực lượng Nga.

“Hàng ngày chúng tôi phải nấp trong rừng và hứng chịu hỏa lực của đối phương. Chúng tôi mắc kẹt do mọi lối đi đều đã bị gài mìn. Thiết bị bay không người lái (UAV) của Nga liên tục quần thảo, sẵn sàng tập kích khi phát hiện chuyển động”, anh nói.

Vladimir Saldo, lãnh đạo tỉnh Kherson do Nga bổ nhiệm, giữa tháng trước cho biết lực lượng Ukraine vượt sông Dnieper đã phải đối mặt với “lửa địa ngục” từ pháo binh, tên lửa và UAV cỡ nhỏ của Nga. “Chỉ trong hai tới ba ngày, đối phương đã tổn hại khoảng 100 người”, ông nói.





Lính Ukraine đứng gác gần sông Dnieper hôm 6/11. Ảnh: AFP

Lính Ukraine đứng gác gần sông Dnieper hôm 6/11. Ảnh: AFP

Theo nguồn tin của BBC, tuyến tiếp tế của lực lượng Ukraine ở bờ đông bị lính Nga theo dõi nghiêm ngặt, khiến họ bị thiếu nước uống. Tình thế được dự báo là trở nên tệ hơn khi giá rét tràn về, dù họ có mang theo máy phát, pin sạc và áo ấm cho mùa đông. “Tình hình thực tế ở đây đang bị che giấu, nên sẽ không có gì thay đổi trong thời gian tới”, binh sĩ Ukraine tiết lộ.

Anh cũng cho biết họ cảm thấy mất phương hướng, cho rằng mình có thể đang bị cấp trên “bỏ rơi”.

“Không ai biết mục đích tiếp theo là gì. Nhiều người tin rằng giới chỉ huy đã bỏ rơi chúng tôi. Họ cho rằng chiến dịch vượt sông chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự”, anh chia sẻ.

Một số nhà quan sát cũng có quan điểm tương tự. Họ nhận định đầu cầu mà Ukraine thiết lập được ở bờ đông sông Dnieper quá nhỏ để vận chuyển khí tài hạng nặng qua sông, nên khó có thể mở chiến dịch tấn công lớn về phía nam.

“Chiến dịch chủ yếu mang tính biểu tượng, cho phép Kiev đưa ra tuyên bố về chiến thắng cục bộ sau thất bại trong chiến dịch phản công mùa hè”, Michel Goya, cựu đại tá lục quân Pháp, nêu quan điểm.





Lực lượng Ukraine khai hỏa về phía mục tiêu Nga gần tiền tuyến ở tỉnh Zaporizhzhia hôm 19/8. Ảnh: Reuters

Lực lượng Ukraine khai hỏa về phía mục tiêu Nga gần tiền tuyến ở tỉnh Zaporizhzhia hôm 19/8. Ảnh: Reuters

Tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny đầu tháng 11 cho biết chiến dịch phản công của Kiev đang đi vào bế tắc, tiết lộ rằng quân đội nước này chỉ tiến được khoảng 17 km sau 5 tháng tiến hành chiến dịch. Tổng thống Zelensky khi đó bác bỏ thông tin này, song tuần trước thừa nhận cuộc phản công của Ukraine “không đạt được kỳ vọng”, tuy nhiên khẳng định Kiev sẽ không rút lui.

Giống như nhiều mặt trận khác ở Ukraine, giao tranh ở Dnieper là một cuộc chiến về sức bền, bên nào duy trì được lực lượng tốt hơn sẽ thắng. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine ở đây chỉ có vài đại đội thay vì vài sư đoàn như tình thế yêu cầu. Phần đông còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm lẫn kỹ năng chiến đấu.

“Chúng tôi cần người, nhưng phải là nhân lực được huấn luyện kỹ chứ không phải những tân binh mới chập chững cầm súng. Có những người mới chỉ được đào tạo có ba tuần và bắn được vài phát đạn”, lính Ukraine cho biết. “Đây là một cơn ác mộng”.

Binh sĩ này cho rằng phần lớn những ai sẵn sàng ra chiến trường đều đã tình nguyện nhập ngũ từ trước và lực lượng bổ sung hiện nay chủ yếu là những người bị ép phải cầm súng, thiếu ý chí chiến đấu. “Một số lính thủy quân lục chiến của chúng tôi thậm chí còn không biết bơi”, anh tiết lộ.

Anh cũng cho biết nhiều đồng đội của mình đã phải trả giá bằng sinh mạng vì thiếu kinh nghiệm.

“Phần lớn thương vong của chúng tôi là do sơ suất. Người thì không leo lên chiến hào đủ nhanh, người thì ẩn nấp không kỹ. Chỉ cần thiếu cảnh giác một chút là chúng tôi sẽ bị nhắm bắn từ mọi phía”, binh sĩ Ukraine chia sẻ, thêm rằng họ cũng gây thiệt hại lớn cho Nga bằng tên lửa và UAV.

Anh cho biết bản thân cảm thấy “như vừa thoát khỏi địa ngục” sau khi được rút về do bị chấn động não vì trúng mìn. Tuy nhiên, binh sĩ này sắp phải quay trở lại chốn “địa ngục” đó một lần nữa.

“Đợt luân chuyển kế tiếp sắp đến và tôi sẽ phải một lần nữa vượt sông Dnieper”, anh nói.

Phạm Giang (Theo BBC)




Source link

Cùng chủ đề

Cuộc phản công của Ukraine ở vùng Kherson đã thất bại

Trong những ngày gần đây, lực lượng Nga đã giành lại quyền kiểm soát các vị trí quân sự ở phía bắc làng Krynki. Do bước tiến gần đây của Nga, chiều rộng của thành trì Ukraine giảm xuống dưới 1 km. Trong 2 tháng qua, quân đội Ukraine đã triển khai nhiều chiến dịch để nỗ lực giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Sau những trận giao tranh dữ dội, ngôi làng đã bị hủy...

Anh nói Nga bị ảnh hưởng lớn sau vụ “3 máy bay Su-34 bị Ukraine bắn hạ”

Bộ Quốc phòng Anh công bố đánh giá tình báo, nhận định Nga dường như đang mất ưu thế trên không ở Ukraine so với giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.Anh cho rằng, sau khi Ukraine tuyên bố bắn rơi 3 chiếc Su-34 của Nga trong ngày 22/12, Moscow đã giảm hoạt động của lực lượng không quân vì lo ngại bị thiệt hại về máy bay chiến đấu.Ngày 24/12, Ukraine tiếp tục tuyên...

Sĩ quan Nga đầu hàng ‘giúp đặc nhiệm Ukraine vượt sông’

Đặc nhiệm Ukraine tuyên bố được một sĩ quan Nga đầu hàng và nhóm lính dưới quyền cung cấp thông tin giúp họ vượt sông Dnieper sang bờ đông. Trung tâm Chiến dịch Đặc biệt Hải quân số 73 của Ukraine được giao nhiệm vụ vượt sông Dnieper để chiếm vùng bàn đạp bên bờ đông, nơi lực lượng Nga đang kiểm soát.Các đặc nhiệm Ukraine thuộc Trung tâm 73 đã tập kết dọc theo bờ tây sông từ...

Lính Ukraine kể về mưa pháo kích của Nga ven sông Dnieper

Ukraine đã thiết lập được chỗ đứng chân bên bờ đông sông Dnieper, song lực lượng của họ phòng thủ ở bờ tây vẫn bị Nga pháo kích không ngừng. Ngồi thu mình trong chiếc xe bán tải đậu dưới tán cây, Serhiy Ostapenko cố gắng ẩn nấp trước cơn mưa đạn pháo của lực lượng Nga, dù bây giờ đang là nửa đêm."Đối phương pháo kích chúng tôi 24/24. Tôi không thể nhớ nổi lần cuối khu vực...

Nhóm lính Nga đăng video chỉ trích chỉ huy

Nhóm binh sĩ Trung đoàn 26 Nga đăng video cáo buộc chỉ huy che giấu thiệt hại của đơn vị ở Ukraine, yêu cầu được thay quân sau 4 tháng chiến đấu. Các thành viên Tiểu đoàn số 2, Trung đoàn số 26 Nga đang tác chiến ở mặt trận Kherson, phía nam Ukraine, ngày 23/11 đăng video lên mạng xã hội Telegram, than phiền về tình trạng chiến đấu và năng lực của chỉ huy trung đoàn.Trong video,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Điện Kremlin bình luận về thông tin Ukraine sẵn sàng ngừng bắn

Ngày 10-10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với RIA Novosti rằng Nga chưa nhận được bất kỳ tín hiệu nào từ Ukraine cho thấy Kiev sẵn sàng ngừng bắn. Ông Dmitry Litvin, cố vấn truyền thông cho nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng phủ nhận thông tin trên khi phát biểu với truyền thông Ukraine. “Chúng tôi có 'công thức hòa bình' nêu rõ những gì Ukraine coi là hòa bình công bằng”, vị...

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ghi điểm tốt hơn Phó Tổng thống Kamala Harris về việc ai sẽ điều hướng đất nước tốt hơn qua các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông.

Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng Nguyên thủ các nước SNG. Sự kiện được báo chí các nước khu vực và phương Tây rất quan tâm, theo dõi và đánh giá về vai trò của SNG và Nga trong không gian hậu Xô Viết hiện nay.

Xung đột Nga-Ukraine “nóng lên” với cuộc đối đầu UAV

Diễn biến mới nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đang gia tăng và ngày càng khốc liệt.

Mới nhất

Sở Lao động TPHCM lập 2 tổ xác minh các khiếu nại, tố cáo liên quan đến DSS Việt Nam

TPO - Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, trên cơ sở tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty TNHH Du học định cư DSS (DSS Việt Nam), Sở đã ban hành các thông báo thụ lý và thành lập 2 tổ xác minh... Tại...

Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao. Tỷ lệ trẻ em miền núi, bà mẹ mang...

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai ổn định, thông suốt Theo thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh của du khách qua cửa khẩu của Lào Cai với...

Mới nhất