Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcBiến đổi khí hậu mở ra kỷ nguyên muỗi

Biến đổi khí hậu mở ra kỷ nguyên muỗi


Nhiệt độ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và truyền bệnh ở những nơi trước đây chúng không thể sinh sống.





Muỗi Anopheles stephensi, có thể mang mầm bệnh sốt rét, đang hút máu người. Ảnh: James Gathany/CDC/Handout/Reuters

Muỗi Anopheles stephensi, có thể mang mầm bệnh sốt rét, đang hút máu người. Ảnh: James Gathany/CDC/Handout/Reuters

Có rất ít kẻ chiến thắng trong cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng các nhà khoa học khá chắc chắn rằng trong số đó có muỗi, CNN hôm 29/6 đưa tin. Loại côn trùng này phát triển mạnh ở nơi ấm áp và ẩm ướt. Biến đổi khí hậu khiến những đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, bão và lũ lụt cũng vậy. Những hiện tượng này để lại nhiều vũng nước tù đọng, nơi hầu hết muỗi sinh sản.

Nhiệt độ tăng cho phép muỗi phát triển nhanh hơn và sống lâu hơn. Trước đây, chúng sẽ chết trong mùa đông khắc nghiệt ở nhiều nơi, nhưng giờ chúng có cơ hội sống sót cao hơn và có nhiều thời gian hơn để phát triển quần thể. Nhiệt cũng rút ngắn thời gian cần thiết để ký sinh trùng hoặc virus trưởng thành bên trong muỗi.

“Nhiệt độ càng cao thì quá trình đó càng ngắn lại. Vì vậy, muỗi không chỉ sống lâu hơn mà còn có khả năng truyền bệnh sớm hơn”, Oliver Brady, phó giáo sư tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết.

Muỗi cũng thu được những lợi ích khác từ nhiệt. Khi trời nóng hơn, nhiều người có xu hướng ra ngoài vào buổi sáng và chiều muộn – thời điểm vàng cho muỗi.
Nhiệt độ cao cũng thúc đẩy các thành phố tăng lượng không gian xanh để làm mát, nhưng cũng có thể cung cấp nơi sinh sản mới lý tưởng cho những côn trùng hút máu này.

Tại Mỹ, số “ngày muỗi” – ngày có điều kiện nóng ẩm mà muỗi yêu thích – đã tăng lên, theo phân tích của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central. Các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu 40 năm tại gần 250 địa điểm và nhận thấy, hơn 70% trong số đó trở nên thân thiện hơn với muỗi.

Ở khu vực châu Phi hạ Sahara, nơi bệnh sốt rét đã gây ra những hậu quả thảm khốc, biến đổi khí hậu đang giúp muỗi mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động. Trung bình, muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét di chuyển lên cao hơn khoảng 6,5 m và đi về phía nam xa hơn gần 5 km mỗi năm, theo Đại học Georgetown.

Colin Carlson, nhà sinh vật tại Đại học Georgetown, cho biết, đó là tốc độ diễn ra sau biến đổi khí hậu và có thể gây hậu quả lớn với những khu vực trước đây chưa từng bị sốt rét và chưa sẵn sàng ứng phó.





Một công nhân phun thuốc chống muỗi Aedes aegypti để ngăn bệnh sốt xuất huyết lây lan trong một khu phố ở Piura, miền bắc Peru, ngày 11/6/2023. Ảnh:

Một công nhân phun thuốc chống muỗi Aedes aegypti để ngăn bệnh sốt xuất huyết lây lan trong một khu phố ở Piura, miền bắc Peru, ngày 11/6/2023. Ảnh: Ernesto Benavides/AFP/Getty

Sốt xuất huyết, một căn bệnh có khả năng gây chết người khác, cũng có thể gia tăng khi thế giới ấm lên. Peru đang vật lộn với đợt bùng phát sốt xuất huyết tồi tệ nhất từng ghi nhận với khoảng 150.000 người nhiễm và hơn 250 người tử vong.

Các chuyên gia cho rằng lượng mưa và nhiệt độ cao bất thường đã cung cấp điều kiện lý tưởng cho muỗi. Giới khoa học chưa đánh giá được chính xác vai trò của biến đổi khí hậu trong đợt bùng phát, nhưng Carlson nhận xét, sự liên quan có vẻ khá rõ ràng.

Hiện tại, sốt xuất huyết đang “gõ cửa” châu Âu và Mỹ. “Sẽ có thêm một tỷ người sống trong điều kiện thời tiết thích hợp để sốt xuất huyết lây lan, và đa số họ ở Tây Âu, Mỹ và Trung Quốc ôn đới”, Carlson nói.

Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu vẫn khó có thể hứng chịu những đợt bùng phát lớn, hay có số lượng lớn trường hợp tử vong do virus sốt xuất huyết. “Câu chuyện về sự thay đổi trong tương lai thực chất liên quan nhiều hơn đến sự gia tăng mạnh ở những nơi vốn đã có dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều”, Brady nói.

Ông chỉ ra, Trung Quốc và một số vùng của Ấn Độ có nguy cơ đặc biệt cao. “Đó là một tình huống thực sự đáng sợ vì có rất nhiều người sống tại đây và những thay đổi nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa”, ông nói.

Các cộng đồng vốn ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ luôn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những bệnh lây truyền do muỗi, theo Shannon LaDeau, nhà sinh thái bệnh học tại Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái Cary.

Sự di chuyển của các bệnh này đến khu vực như Mỹ và châu Âu vẫn có thể là một cú sốc. “Những người sống ở vùng ôn đới sẽ đối mặt với việc thay đổi đáng kể lối sống vì trước đây, họ chưa bao giờ phải lo lắng về điều đó”, LaDeau nhận định.





Trứng muỗi nổi bên cạnh một con muỗi chết trên mặt nước đọng trong một cái bẫy lưu vực do Sở Y tế và Sức khỏe Louisville Metro đặt vào ngày 25/8/2021 tại Louisville, Kentucky. Ảnh: Jon Cherry/Getty

Trứng muỗi nổi bên cạnh một con muỗi chết trên mặt nước trong bẫy do Cơ quan Y tế và Sức khỏe Louisville Metro đặt tại Louisville, bang Kentucky, vào ngày 25/8/2021. Ảnh: Jon Cherry/Getty

Cuộc khủng hoảng khí hậu không phải chỉ mang lại lợi ích cho muỗi. Một số nơi có thể trở nên quá nóng với chúng. “Có một ngưỡng mà nếu vượt quá, các chất hóa học trong cơ thể chúng không hoạt động nữa. Tin xấu là những nơi này cũng có thể sẽ quá nóng với con người”, LaDeau nói.

Giới chuyên gia vẫn còn nhiều điều chưa rõ về cách muỗi phản ứng với khủng hoảng khí hậu. Gossner cho biết, mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh tật rất phức tạp. Theo Carlson, con người đã biết nhiều về cách nhiệt độ thay đổi khả năng truyền bệnh của muỗi, biết một chút về tốc độ di chuyển của muỗi đến những nơi mới và chỉ biết rất ít về sự tăng trưởng của các quần thể muỗi nói chung. Hiện tại, giới khoa học đang nỗ lực phát triển những công cụ giúp đánh giá tốt hơn mối liên hệ giữa bệnh lây truyền do muỗi với biến đổi khí hậu.

Thu Thảo (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Hội chứng hậu vi rút

Sau một đợt cảm hoặc cúm, sốt xuất huyết, sởi... nhiều người than phiền rằng họ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn dù bác sĩ khẳng định bệnh đã hồi phục. Hội chứng hậu vi rút là gì?Trong y khoa, cụm từ "hội...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế

(NLĐO)- Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản....

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

ChatGPT đạt 300 triệu người dùng hàng tuần

DNVN - Sam Altman, Giám đốc điều hành của OpenAI, gần đây tiết lộ rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT hiện có hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024. ...

Cùng chuyên mục

‘Công nghệ tiên tiến, bảo vệ Tổ quốc’

DNVN - Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam - Vietnam Defence Expo 2024, Viettel đem đến các sản phẩm hiện đại với thông điệp “Protech to Protect” (Công nghệ tiên tiến - Bảo vệ Tổ quốc). ...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. Theo Đài BBC ngày 19-12, hình ảnh từ chế độ Google Street View...

Nhiều thách thức về an ninh mạng khi 5G phát triển tại Việt Nam

Mạng 5G không chỉ nâng cao tốc độ kết nối mà còn mở ra cơ hội phát triển các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), và tự động hóa trong công nghiệp. Các...

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà). ...

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Mới nhất

TP Hồ Chí Minh có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu về hiếm muộn

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8 tại địa chỉ 316C Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8 TP.Hồ Chí Minh, là bệnh viện - trung tâm khám chữa bệnh thứ ba của Hệ thống Bệnh viện...

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu Diễn

Liên quan đến vụ việc cháy quán karaoke ở Cầu Diễn tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu DiễnLiên quan đến vụ việc cháy quán karaoke ở Cầu Diễn tối 18/12/2024, Bệnh viện E...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản...

Mãn nhãn màn biểu diễn tinh nhuệ của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn đã gây ấn tượng mạnh với khán giả...

Cao tốc Vân Phong – Nha Trang sẽ đưa vào khai thác sớm hơn dự kiến

(ĐCSVN) – Liên quan đến đề xuất đưa vào khai thác sớm gần 70km cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vân Phong - Nha Trang, ngày 19/12, Ban Quản lý Dự án 7 (Chủ đầu tư dự án) cho biết đã nhận được thông tin và sẽ làm việc với nhà thầu. ...

Mới nhất