Trang chủDi sảnBí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ.

Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long

Bộ sưu tập đầu phượng bằng đất nung trong Hoàng thành Thăng Long là cổ vật được phát hiện trong lòng đất có niên đại thời Lý. Bộ sưu tập 5 chiếc đầu phượng Hoàng thành Thăng Long thời Lý rất tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện giá trị biểu trưng của lịch sử kiến trúc Đại Việt thời Lý.

Phượng và rồng là những biểu tượng của Hoàng gia, trong đó Phượng thường được gắn với Hoàng hậu. Hình ảnh của cặp đôi phượng – rồng biểu thị cho hạnh phúc viên mãn. Với những ý nghĩa biểu trưng như vậy, việc sử dụng hình tượng chim phượng trang trí trên kiến trúc thời Lý và thời Trần phản ánh sự tồn tại và hòa quyện của Phật giáo và Nho giáo, giữa thần quyền và thế quyền trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý – Trần.

Bà Nguyễn Thị Yến – Trưởng phòng Bảo quản trưng bày, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội, cho biết: “Bộ sưu tập chim phượng được làm từ chất liệu đất nung. Các hoa văn trang trí được chạm khắc rất tinh xảo, cho người xem hiểu biết về mặt mỹ thuật cũng như kỹ thuật”.

Đầu phượng được trang trí hết sức cầu kỳ, tinh xảo, dùng để trang trí trên đầu mái cung điện, chứng tỏ trình độ thẩm mỹ và tay nghề cao ở thời Lý. Mỗi đầu phượng được khắc họa trong trạng thái chuyển động sống động, mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật là phần bờm uốn lượn nhịp nhàng. Các chi tiết như đôi mắt to tròn, mày được chế tác tỉ mỉ. Do vậy, sưu tập đầu phượng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ là hiện vật gốc mà nó còn là những tư liệu quan trọng có giá trị cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý thế kỷ XI – XII.

Bộ sưu tập gốm ngự dụng Trường Lạc, thời Lê sơ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, được phát hiện trong các hố khai quật tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, tại Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Bộ sưu tập này có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa.

Chị Lê Thị Khánh Vân – Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long, chia sẻ: “Trên những hiện vật gốm sứ đều ghi những dòng chữ rất ý nghĩa, đó là chữ ‘Trường Lạc’. Sở dĩ có chữ ‘Trường Lạc’ vì những hiện vật này đều sưu tập từ cung Trường Lạc về ”.

Ba chiếc ô tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của lịch sử

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày ba chiếc xe gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn thập niên 50, 60 của thế kỷ trước. Đó là ba chiếc Peugeot 404, Pobeda và ZIS 115.

Chị Lê Thị Thanh Loan – cán bộ Phòng Tuyên truyền giáo dục, Khu di tích Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, cho hay: “Đây là những chiến xe đã được sử dụng để phục vụ cho Người qua những năm tháng khó khăn, gian khổ của lịch sử dân tộc ta, khi miền Bắc mới được giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những chiếc xe góp phần đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như hỗ trợ đắc lực cho Người trong việc thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại của đất nước. Ngoài ra, nó thể hiện phong cách vô cùng giản dị, khiêm tốn, gần gũi, sát sao với mọi mặt của đời sống nhân dân”.

Chiếc xe đầu tiên là ZIS 115. Xe được Chính phủ Liên Xô tặng năm 1954. ZIS 115 là chiếc xe bọc thép đặc chủng được sử dụng để bảo vệ Bác trong những chuyến công tác đặc biệt. ZIS 115 không có nhiều thay đổi so với chiếc xe nguyên bản, ngoại trừ đèn sương mù, hai đèn báo động hiện đại, cửa sổ được thiết kế đặc biệt, lốp xe cỡ lớn.

Chiếc Pobeda là một trong những xe do Chính phủ Liên Xô tặng cho Việt Nam vào năm 1955. Tháng 3/1957, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đã chuyển chiếc xe này sang Văn phòng Phủ Chủ tịch. Khi đi công tác xa, Bác Hồ vẫn thường thích đi chiếc xe Pobeda vì xe cao, máy khỏe và tiết kiệm xăng. Chiếc xe đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tận năm 1969.

Còn chiếc Peugeot 404 là món quà của đồng bào Việt kiều kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam vào cuối năm 1964. Để đi lại trong thành phố, vào năm 1967, Bác thường đi chiếc xe này. Gầm xe thấp giúp Bác lên xuống xe thuận tiện hơn.

Từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ba chiếc xe này đã được lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để phục vụ du khách tham quan.

Được ngắm nhìn những chiếc xe gắn liền với cuộc đời của Bác, mỗi du khách khi tham quan đều không khỏi bồi hồi, xúc động. Những chiếc xe này không chỉ là phương tiện phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là những di sản quý giá, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn xứng đáng được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia, để các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau đến học tập, nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những giá trị lịch sử là những điều mà chúng ta không bao giờ quên và không được phép quên. Rất nhiều người đã đến Hoàng thành Thăng Long để nhìn lại những giá trị lịch sử qua những bảo vật. Qua đây, ta lại càng tự hào về mảnh đất Thủ đô.

 
Nguồn: https://hanoionline.vn/video/bi-an-bao-vat-quoc-gia-hanh-trinh-di-san-ha-noi-294799.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam – Lào cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào, chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào, với chủ đề: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/viet-nam-lao-cung-phat-trien-ben-vung-va-thinh-vuong-148477.htm

Tình báo phương Tây thiệt mạng?

Tình báo phương Tây thiệt mạng; Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/1. Hàng trăm binh sĩ Ukraine trả giá đắt Trong làn khói lửa dày đặc của chiến sự Nga - Ukraine, một diễn biến kịch tính đã diễn ra tại chiến trường Kursk. Quân Ukraine, vốn tưởng rằng chiến thắng đã nằm trong...

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025 ghi nhận đà tăng giá ở một số tỉnh thành ở miền Bắc, trong khi đó miền Nam và miền Trung – Tây Nguyên tiếp tục đứng giá. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện...

Nhà vườn tất bật dựng sạp, đưa mai ra đường để ‘níu’ chân khách hàng

TPO - Thời điểm này, người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nơi được mệnh danh thủ phủ mai vàng miền Trung hối hả đưa loài hoa Tết này ra "đứng đường" để mời chào khách. 10/01/2025 | 06:30 TPO - Thời điểm...

Món quà từ đất tặng người Xơ Đăng

Đất núi Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tặng cho người Xơ Đăng ở thung lũng mù sương loại gạo đỏ đặc biệt, chắt chiu từ đất và chứa đựng nhiều mồ hôi nên loại gạo đỏ này đã làm nên những hương vị đặc trưng riêng có của xứ núi này.Khi chúng tôi ngược núi trong cái lạnh se sắt cuối năm, thì những chuyến xe tải ì ạch đầy hàng cũng lặng lẽ đổ dốc....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long

Sau khi Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện Hoàng thành Thăng Long là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch tiêu biểu, hấp dẫn...

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm áp dụng thí điểm vé điện tử

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức” từ đầu năm 2025. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Thông tin từ Trung...

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, theo kế hoạch năm 2024, thành phố dự kiến đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản...

Thạch Thất tích cực kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Để nâng cao giá trị nông sản, thời gian qua, huyện Thạch Thất tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, huyện đã giúp các chủ thể trong quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên. Hiếm...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Những ngày đầu tháng 6, bên trong nội thành Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rực rỡ sắc màu hoa sen, tạo nên khung cảnh yên bình, nên thơ trên vùng đất kinh đô của vương triều nhà Hồ.   Theo sử sách ghi lại, thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ....

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Cùng chuyên mục

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể Nghề chằm nón ngựa Phú Gia

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2024, tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, sự kiện đón nhận bằng công nhận Nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại qua hàng thế...

Độc lạ 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang

Không chỉ là tài sản quý, 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất, tạo ra sự khác biệt để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển. Lễ hội đua bò Bảy Núi Ngày 19.1.2016, Bộ VHTTDL đưa Hội đua bò Bảy Núi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hoạt động...

Khi di sản thành ‘thương hiệu’

  Đô thị cổ Hội An nối với Biển Đông qua cửa Đại, giáp huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20 km, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1999. (Ảnh: Internet)   (PLVN) - Năm 2023 đánh dấu tròn 30 năm di sản Việt chính thức được vinh danh trên thế giới. Kể từ năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới....

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa". Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi đây còn được biết đến là quê hương của "chè xanh, mật...

Mới nhất

Du lịch và văn hóa hòa quyện để phát triển

Ngày 17/02/2021, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025,...

Lào Cai: Đồng bào DTTS ở huyện 30a tăng thu nhập nhờ làm nông nghiệp hàng hoá

Mường Khương là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, huyện đã và đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện.Ngày 8/1 Trung tâm Xúc tiến thương mại TP. Hồ Chí...

Giám đốc Sở giáo dục lên tiếng

TP - Ai cũng mong có một cái Tết sum vầy, no ấm bên gia đình sau một năm vất vả. Dù đã qua cái thời “giáo dục vượt khó” nhưng với nhiều giáo viên, Tết vẫn là góc khuất không biết tỏ bày cùng ai. TP - Ai cũng mong có một cái Tết sum vầy,...

Thu hồi đất tại dự án Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây

Cụ thể, thu hồi 15.087m² đất tại ô đất ký hiệu B1CC4 dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây - Giai đoạn 1 phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm do Công ty TNHH phát triển THT sử dụng theo Quyết định số 3725/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 và Quyết định số...

Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 9/1 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu A3/CT2. Về vị trí, ranh giới: Ô đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch...

Mới nhất