Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh Crohn - VnExpress Sức khỏe

Bệnh Crohn – VnExpress Sức khỏe


Crohn là bệnh viêm đường ruột, tình trạng viêm lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới đau và suy nhược cơ thể, đôi khi biến chứng đe dọa tính mạng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Nguyên nhân

– Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa được biết.

– Trước đây, các chuyên gia nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng dẫn đến bệnh. Hiện tại, các nghiên cứu cho biết rằng những yếu tố này làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn.

– Một số yếu tố như di truyền và có vấn đề về hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Crohn:

* Di truyền: Bệnh Crohn phổ biến ở những người có người nhà mắc bệnh, vì vậy gene có thể đóng vai trò nhất định khiến các thế hệ sau có khả năng dễ mắc bệnh hơn gia đình khác.

* Hệ thống miễn dịch: Giả thuyết cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa.

Triệu chứng

– Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của đường ống tiêu hóa, chủ yếu ở đoạn cuối ruột non, tuy nhiên có thể gặp ở tất cả vị trí khác của đường ống tiêu hóa.

– Triệu chứng của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến họ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm.

– Khi bệnh ở thể hoạt động, có các triệu chứng điển hình như sau:

* Tiêu chảy.

* Sốt.

* Mệt mỏi.

* Đau bụng và chuột rút.

* Có máu trong phân.

* Giảm thèm ăn và giảm cân.

* Đau gần hoặc xung quanh hậu môn.

– Những người bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như:

* Viêm da, mắt và khớp.

* Viêm gan hoặc viêm đường ống mật.

* Trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì.

– Gặp bác sĩ nếu người bệnh có những thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh Crohn như:

* Đau bụng.

* Có máu trong phân.

* Tiêu chảy liên tục mà không đáp ứng với các loại thuốc không kê đơn.

* Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ một hoặc hai ngày.

* Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Biến chứng

– Tắc ruột: Bệnh Crohn ảnh hưởng đến độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, dẫn tới chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu trong đường ống tiêu hóa. Hệ quả là người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường ống tiêu hóa.

– Loét: Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn.

– Lỗ rò: Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn là loại phổ biến nhất.

– Nứt hậu môn.

– Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy, đau bụng và chuột rút có thể khiến người bệnh kém ăn hoặc ruột không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, dẫn tới triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12.

– Ung thư đại tràng: Bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư.

– Thiếu máu, rối loạn dưỡng da, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan.

– Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn bằng cách ngăn chặn các chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư nhỏ như ung thư hạch và ung thư da.

Chẩn đoán

– Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu.

– Xét nghiệm máu ẩn trong phân.

– Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem toàn bộ đại tràng và phần cuối của hồi tràng (hồi tràng cuối) bằng một ống mỏng, linh hoạt, có đèn chiếu sáng và camera gắn ở đầu ống. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ để sinh thiết. Nếu có các cụm tế bào viêm được gọi là u hạt, giúp xác nhận chẩn đoán của Crohn.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT).

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Máy quét MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô. MRI đặc biệt hữu ích để đánh giá lỗ rò quanh vùng hậu môn (MRI vùng chậu) hoặc ruột non (chụp cắt lớp MR).

– Nội soi viên nang (Capsule endoscopy): Đối với xét nghiệm này, người bệnh nuốt một viên nang có gắn máy ảnh và máy ảnh sẽ chụp ảnh ruột non, sau đó truyền dữ liệu đến máy lưu trữ được người bệnh đeo trên thắt lưng. Các hình ảnh sau đó được tải xuống máy tính, hiển thị trên màn hình máy tính và kiểm tra các dấu hiệu của bệnh Crohn. Máy ảnh thoát ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh đi đại tiện.

Điều trị

– Hiện tại không có cách chữa bệnh Crohn khỏi hoàn toàn và không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả người bệnh.

– Mục tiêu của điều trị là giảm viêm gây ra các triệu chứng của người bệnh, hạn chế biến chứng, thuyên giảm các triệu chứng lâu dài:

* Thuốc chống viêm.

* Thuốc ức chế miễn dịch.

* Thuốc kháng sinh.

* Chống tiêu chảy: Một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy nhẹ đến trung bình bằng cách làm tăng số lượng phân lên.

* Thuốc giảm đau.

* Bổ sung sắt: Nếu người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và cần phải bổ sung sắt.

* Tiêm vitamin B12: Bệnh Crohn gây thiếu vitamin B12, do đó người bệnh có thể được chỉ định tiêm giúp ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bình thường và rất cần thiết cho chức năng của dây thần kinh.

* Bổ sung canxi và vitamin D.

Phòng ngừa

Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy bất lực khi đối mặt với bệnh Crohn. Nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát.

– Chế độ ăn

Không có bằng chứng chắc chắn rằng những gì người bệnh đã ăn là nguyên nhân dẫn tới bệnh Crohn. Nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số gợi ý có thể hiệu quả:

* Hạn chế các sản phẩm sữa.

* Hãy thử các loại thực phẩm ít chất béo.

* Hạn chế chất xơ như trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Nếu trái cây và rau sống khiến người bệnh khó chịu, hãy thử hấp, nướng hoặc hầm chúng.

* Tránh các thực phẩm như thực phẩm cay, rượu và caffeine vì có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tồi tệ hơn.

* Ăn nhiều bữa nhỏ.

* Uống nhiều chất lỏng: Cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước là tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. Trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí gas gây chướng bụng.

Cân nhắc sử dụng vitamin tổng hợp: Do bệnh Crohn cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên chế độ ăn uống của người bệnh có thể bị hạn chế. Do đó việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất thường hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào.

Ngừng hút thuốc:

* Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Một khi mắc bệnh, hút thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn. Những người mắc bệnh Crohn hút thuốc có nhiều khả năng tái phát, cần sử dụng nhiều thuốc và phẫu thuật lặp lại.

* Bỏ hút thuốc có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của đường tiêu hóa cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Quản lý căng thẳng:

Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh Crohn nhưng có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tránh được căng thẳng nhưng người bệnh có thể tìm hiểu các cách giúp quản lý tình trạng căng thẳng như:

* Tập thể dục.

* Phản hồi sinh học (Biofeedback).

* Thường xuyên thư giãn và tập thở.

Mỹ Ý




Source link

Cùng chủ đề

6 bệnh đường ruột thường gặp

Viêm ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại trực tràng chảy máu là những bệnh thường xảy ra ở đường ruột. Ruột là một phần của ống tiêu hóa kéo dài từ dưới dạ dày đến hậu môn, bao gồm ruột non (tiểu tràng) và ruột già (đại tràng). Cơ quan này đảm nhận chức năng vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, chống lại các vi sinh vật và kiểm soát lượng nước trong cơ...

Ăn rau gì tốt khi viêm loét đại tràng?

Các loại rau mềm, nhiều chất xơ hòa tan, trừ rau họ cải, dễ dung nạp hơn cho người bệnh viêm loét đại tràng. Rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn chứa prebiotic - chất xơ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.Nghiên cứu công bố năm 2021 của Trường Đại học Y khoa Miami-Leonard Miller (Mỹ) trên 27 người viêm loét đại tràng cho thấy ăn nhiều...

Ba dấu hiệu thầm lặng báo hiệu bệnh đường ruột

AnhĐầy hơi, mệt mỏi và thay đổi cân nặng có thể là ba dấu hiệu cho thấy đường ruột có vấn đề, dễ dẫn đến ung thư. Đường tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa với hệ miễn dịch khỏe mạnh, bởi ruột là nơi tập trung hơn 70% thành phần của hệ miễn dịch. Ruột cũng có thể tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe.Đầy hơiTheo tổ chức Guts UK, trung bình một người xì hơi khoảng 40 lần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Kiểm soát bếp ăn tập thể trường học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong đó, có 15 cơ sở đạt, xét nghiệm nhanh đạt 190/190 mẫu. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong...

Cùng chuyên mục

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. Những người tham gia chương trình yoga trực tuyến...

Quảng Bình hỗ trợ chế độ hằng tháng cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản

Ngày 8/11, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 11 này, tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhằm động viên đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch; khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở cơ sở. Trước đó cuối tháng 10/2024, tại Kỳ...

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Mới nhất

Mới nhất