Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bé gái 4 tuổi tắc ruột vì ăn bông gòn trong gấu bông

VnExpressVnExpress23/06/2023


Bệnh nhi nhập viện do đau bụng cấp, bụng chướng, sốt; được bác sĩ phát hiện trong 40 cm ruột non chứa toàn bông gòn.

BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Ngoại Tim mạch - Ngoại Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, hôm nay (23/6), cho biết bệnh nhi đến khám trong tình trạng liên tục quấy khóc. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ phát hiện đầy dị vật trong lòng ruột non của trẻ, gây tắc ruột, dạ dày và đoạn đầu ruột non giãn rất to. Êkíp phẫu thuật trong 1,5 tiếng đã gắp ra hàng chục cuộn bông gòn chen chúc, ùn ứ trong lòng ruột non.

"Số bông gòn đựng đầy bát dung tích 500 ml, chứng tỏ bé đã nuốt từ lâu, không tiêu hóa được nên gây tắc ruột. Dịch ổ bụng đã tích tụ, dạ dày và đoạn đầu ruột non giãn to", bác sĩ Trọng cho hay.

Số lượng bông gòn tìm thấy trong ruột bé gái 4 tuổi. Ảnh: Hoàng Chương

Số lượng bông gòn trong ruột bé gái 4 tuổi được lấy ra. Ảnh: Hoàng Chương

Trước đó hai ngày bé có biểu hiện chán ăn, không đi cầu, nôn ói nên gia đình tưởng rối loạn tiêu hóa. Chiều 20/6, bé sốt, liên tục quấy khóc nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhà kể, khi bé đi học mẫu giáo, gia đình có gửi kèm một con gấu bông nhỏ để ôm ngủ trưa. Sau khi bé đi cấp cứu, gia đình kiểm tra thấy gấu bông có vết rách và mất đi 1/2 lượng bông nhồi.

"Ở nhà con có xem tivi, điện thoại và thích các video ăn uống, đặc biệt cảnh ăn kẹo bông gòn. Dù lớp học có gắn camera nhưng bé trùm kín chăn khi ngủ nên không phát hiện được đã ăn bông", chị Tường Khanh (mẹ bé) chia sẻ.

Theo bác sĩ Trọng, tắc ruột non không hiếm gặp ở trẻ. Nguyên nhân có thể do búi giun, bã thức ăn không được tiêu hóa hết; gần đây hay gặp dị vật là đồ chơi nam châm,... Tuy nhiên, trường hợp cháu bé tự lấy bông gòn trong gấu bông để ăn này khá hy hữu. Nếu không phẫu thuật kịp thời trẻ có nguy cơ rối loạn nước - điện giải, thủng ruột, viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng - nhiễm độc dẫn đến tử vong.

Gấu bông của bệnh nhi với lượng gòn giảm phân nửa. Ảnh: Hoàng Chương

Gấu bông của bệnh nhi với lượng gòn đã giảm một nửa. Ảnh: Hoàng Chương

Nhiều khả năng trẻ ăn bông gòn do chưa đủ nhận thức, ảnh hưởng các video ăn uống trên mạng xã hội. Một số trường hợp liên quan đến tâm lý, mắc hội chứng Rapunzel, hoặc hội chứng Pica. Hội chứng Rapunzel thường gặp ở những bé gái thích ăn tóc; hội chứng Pica liên quan đến sự thèm muốn đồ ăn không phải thực phẩm như quần áo, len, tóc, các vật thể kim loại nhỏ. Đây là các rối loạn ăn uống có thể gặp ở trẻ mắc chứng tự kỷ hay có vấn đề tâm lý.

Bác sĩ Trọng khuyến cáo, trẻ bị tắc ruột ở giai đoạn đầu thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Đoạn ruột trên chỗ bị tắc sẽ chướng ướng và căng giãn, tăng áp lực trong lòng ruột gây nên ứ trệ tĩnh mạch và giảm tưới máu mao mạch, khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, phù nề, xung huyết, dẫn đến giảm và mất hấp thu. Bên cạnh đó, trẻ nôn nhiều, gây mất nước, rối loạn chất điện giải trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết ban đầu là đau bụng. Trẻ xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội và tăng dần, quấy khóc; nôn hoặc buồn nôn đi kèm với chướng bụng.

Để phòng tránh tắc ruột cho trẻ, phụ huynh cần dạy con thức ăn được ăn và không thể ăn. Khi trẻ có dấu hiệu liên quan đến đường tiêu hóa như trên, cha mẹ cần đưa đi khám.

Tuệ Diễm

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, khoa Ngoại Tim mạch - Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, điều trị thành công các bệnh lý bẩm sinh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý lồng ngực như lõm ngực, lồi ngực, thoát vị hoành, bệnh lý nang tuyến phổi bẩm sinh, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em (thoát vị bẹn ở trẻ trai - trẻ gái, tràn dịch màng tinh hoàn, tinh hoàn ẩn), hẹp bao quy đầu ở trẻ, cong dương vật, dính da bìu, phì đại môi bé, sa niêm mạc niệu đạo ở trẻ gái, thịt dư cạnh hậu môn, dính - dư ngón, chai mắt cá chân, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao, nang nhầy môi dưới, dò trước tai, dò vùng cổ - ngực bẩm sinh, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, bướu máu, kén mô mềm, kén bã, các u phần mềm... Trẻ được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn, hồi phục nhanh, giảm nguy cơ biến chứng.


Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Việt Nam không những..., mà còn...!
Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4
Cựu chiến binh U90 gây sốt giới trẻ khi lên TikTok kể chuyện kháng chiến

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm