الفيتناميون يحتفلون بعيد تيت في الخارج

Việt NamViệt Nam31/01/2025

Tết, vốn xuất phát từ chữ Tiết mà ra, như tiết trời, thời tiết… Trong vòng quay của đất trời, cứ đến tiết mùa xuân là mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tràn trề sức sống. Có lẽ vì vậy mà hàng ngàn năm qua, người Việt đã “ăn Tết, chơi Tết”, đón Tết với tinh thần “Dù ai buôn bán nơi đâu, nhớ đến ngày Tết, rủ nhau mà về”.

Tết cũng là cuộc chuyển cư vĩ đại nhất trong năm. Đích đến là về quê, về nhà, trước thời điểm giao thừa. Thế là cả một guồng máy chuyển dịch gấp gáp, các cửa ngõ giao thông ùn tắc trong vài ngày trước và sau Tết. Tết xưa là cầu cho “đói quanh năm, no 3 ngày Tết”. Nay thì không ai đói, nhất là với nhịp sống hiện đại, nhấc điện thoại lên là các món ngon được mang đến tận cửa. Vấn đề là nằm trong tâm thức mỗi người, là tâm linh, là sự sum họp gia đình, bè bạn và thắp nén hương thơm tưởng nhớ tổ tiên…Tính thiêng của Tết là thế!

Với người Việt xa Tổ quốc thì tính thiêng của Tết lại được nhân lên gấp bội. Cho đến hôm nay, đã có hơn 5 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài. Dẫu mục đích là lập nghiệp hay học hành ở nước ngoài thì đều có chung nỗi nhớ quê hương, nhất là vào dịp Tết cổ truyền. Tết đến cũng là dịp quần tụ, là dịp bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét nhất.

Tôi có dịp đón Tết ở một trong những nơi nhiều người Việt định cư ở Mỹ là thị trấn Dorchester, nằm ven thành phố Boston, bên bờ vịnh Massachusetts xinh đẹp. Nơi đây hầu như nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, không quên được hương khói trong 3 ngày Tết. Mà mâm cỗ cúng giao thừa phải có đủ cả bánh chưng hay bánh tét, giò chả, gà luộc, nem rán giống như ở quê nhà.

Một trong những tập quán của người Việt là thích quần tụ theo tâm lý “tối lửa, tắt đèn có nhau”. Ví dụ, ở Mỹ có cộng đồng người Việt tập trung ở các bang California, Texas, Washington, Florida, ở Úc là Sydney như Bankstown, Cabramatta, Marrickville… Ở các nơi này, cửa hàng, tiệm ăn, chợ búa tiện cho cộng đồng người Việt giúp nhau làm ăn, lại được nói… tiếng Việt thoải mái, nhất là những người cao tuổi chưa thông thạo ngoại ngữ.

Chính tiếng Việt giàu âm sắc, ngữ nghĩa cũng là một di sản mà người Việt mang theo đến mọi miền, đúng như một nhà văn hóa từng nói: “Tiếng Việt còn thì nước Nam còn”. Những người Việt xa quê đã cố gắng dạy các thế hệ sinh trưởng tại nước ngoài phải biết tiếng của cha ông, cũng là một cách duy trì bản sắc dân tộc.

Tạp chí Heritage


تعليق (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

شكل

تيت في الأحلام: ابتسامات في "قرية الخردة"
مدينة هوشي منه من الأعلى
صورة جميلة لحقل الأقحوان في موسم الحصاد
اصطف الشباب منذ الساعة 6:30 صباحًا وانتظروا 7 ساعات لالتقاط الصور في مقهى قديم.

No videos available