Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĂn nhiều đồ chua có tốt không?

Ăn nhiều đồ chua có tốt không?


Tôi rất thích ăn đồ chua như xoài xanh chấm muối, me, cóc,… Không chỉ trái cây xanh, tôi còn thích trái cây ngâm chua, dưa muối, kim chi. Hầu như ăn mỗi ngày.

Tôi thấy mọi người nói ăn nhiều đồ chua hại dạ dày, ung thư tiêu hóa nên lo lắng. Nhờ bác sĩ giải đáp. (Thanh Nga, 28 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Ăn các loại đồ chua như trái cây vị chua (xoài, me, cà chua, chanh…), thực phẩm lên men (bơ sữa lên men, sữa chua, dưa muối, trái cây ngâm chua…) giúp kích thích vị giác, có lợi cho tiêu hóa. Mỗi ngày, người trưởng thành có thể ăn khoảng 100-200 g thực phẩm lên men và cân bằng với các thực phẩm khác.

Tuy nhiên, ăn cùng lúc nhiều thực phẩm lên men có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, làm trầm trọng thêm triệu chứng hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày. Do thực phẩm lên men kích thích niêm mạc dạ dày làm các vết viêm loét bị tổn thương nặng hơn, dễ dẫn tới nhiễm trùng và gây ra các cơn đau.

Mặt khác, thực phẩm lên men không trải qua quá trình thanh trùng để bảo tồn vi khuẩn tốt nên tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển. Salmonella và E.coli có thể phát triển trong kim chi, dưa cải muối, tương đậu nành… Nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, đau bụng trên rốn, đau đầu, sốt, nôn mửa, mất nước. Nhiễm khuẩn E.coli có thể dẫn đến tiêu chảy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi vào các mạch máu làm tổn thương các cơ quan lân cận như tim, thận, não, có thể gây tử vong.





Thức ăn ngâm chua chứa nhiều lợi khuẩn, ăn mức độ vừa phải có lợi cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Thức ăn ngâm chua chứa nhiều lợi khuẩn, ăn mức độ vừa phải có lợi cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Thực phẩm lên men hay ngâm chua được định nghĩa là thực phẩm hoặc đồ uống được sản xuất thông qua sự phát triển của vi sinh vật được kiểm soát và chuyển đổi các thành phần thực phẩm thông qua hoạt động của enzym. Có hai phương pháp chính để thực phẩm được lên men. Thứ nhất, thực phẩm có thể được lên men tự nhiên, theo đó, các vi sinh vật có mặt tự nhiên trong thực phẩm sống hoặc môi trường chế biến, ví dụ như dưa cải bắp, kim chi và một số sản phẩm đậu nành lên men. Thứ hai, thực phẩm có thể được lên men thông qua việc bổ sung các men có sẵn ví dụ như kefir, kombucha và natto. Bởi vậy, thực phẩm lên men giữ một vai trò không thể thiếu trong ẩm thực của hầu hết các nền văn hóa trên thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây.

Tuy nhiên, hàm lượng nitrit tăng cao khi thực phẩm lên men, ngâm chua để quá lâu. Nitrit dễ bị khử thành nitrat trong quá trình chế biến thức ăn chua nên không an toàn. Nitrat tác dụng với một số axit amin trong dạ dày tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư. Bên cạnh đó, nếu ăn quả ngâm chua để lâu rất dễ ăn độc tố aflatoxin từ nấm mốc đi vào cơ thể, có thể gây ung thư. Người dùng nhiều thức ăn ngâm chua trong thời gian dài còn dễ bị cao huyết áp, mắc các bệnh lý về thận, tim, ung thư dạ dày vì chứa nhiều muối.

Thực phẩm có vị chua, thức ăn lên men chứa nhiều vitamin C và vi khuẩn tốt, có lợi cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu cơ thể có nồng độ axit quá cao, hệ thống miễn dịch không thể sản xuất kháng thể để chống lại nhiễm trùng, dễ viêm nhiễm khắp cơ thể. Tình trạng viêm nhiễm dễ dẫn đến các bệnh đái tháo đường type 2, bệnh thận, sỏi thận, ung thư…

Các loại quả chua như xoài, mận, khế, cà chua… cũng rất giàu axit. Ví dụ, 100 g khế chua chứa từ 800-1.250 mg axit, trong đó có 300-500 mg axit oxalic. Người bị bệnh thận ăn khế chua hoặc uống nước ép khế có thể bị ngộ độc do nồng độ axit oxalic cao, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, nồng độ axit cao trong cơ thể cũng làm tăng nguy cơ loãng xương, thiếu máu. Axit trong thức ăn chua còn làm mất đi lớp bảo vệ răng, dẫn đến răng ố vàng, bào mòn men răng, lâu dần dẫn đến sâu răng.

Trái cây, thức ăn có vị chua dùng ở mức độ vừa phải cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mọi người không nên lạm dụng để tránh các hệ lụy sức khỏe nói trên.

ThS.BS.CKI Võ Tuấn Phong
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM




Source link

Cùng chủ đề

4 dấu hiệu bất ổn cảnh báo ruột đang có vấn đề

Khi lợi khuẩn trong ruột giảm thì vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh. Vì sức khỏe đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất nên cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, nổi mụn...

Muốn khỏe hơn, bạn nên quan tâm từ sức khỏe đường ruột

Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tổng thể, hãy bắt đầu từ hệ tiêu hóa. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột chưa? Và ảnh hưởng ra sao? Hệ vi sinh đường ruột...

Sợ dân thiếu kim chi, Hàn Quốc phải xả kho dự trữ cải thảo

Kim chi là món ăn chính tại Hàn Quốc và có thể làm từ các loại rau như củ cải, dưa chuột và hành lá, song loại kim chi nổi tiếng nhất là làm từ cải thảo. Hằng năm, chính phủ đều thông báo các biện pháp giúp ổn định giá cải thảo, củ cải, bột ớt đỏ và các nguyên liệu...

Một nghệ sĩ Khu dưỡng lão Thị Nghè qua đời

Bà Đặng Thị Xuân từng là nghệ sĩ hát bội tại TP.HCM, tuy nhiên sau này bà chuyển qua làm công tác phục trang trong hậu đài, chuyên chăm lo trang phục cho các nghệ sĩ trên sân khấu tuồng. Bà Xuân đã chăm lo trang phục cho hàng trăm nghệ sĩ tuồng, trong đó có nhiều nghệ sĩ rất nổi tiếng.Do không có con cháu, người thân ở gần nên Ban Ái hữu nghệ sĩ (thuộc Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Kiểm soát bếp ăn tập thể trường học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong đó, có 15 cơ sở đạt, xét nghiệm nhanh đạt 190/190 mẫu. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến nay, TP.Hà Nội đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 20 cơ sở bếp ăn tập thể trường học. Trong...

Cùng chuyên mục

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. Những người tham gia chương trình yoga trực tuyến...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân

Không phiếu thu, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cá nhân khi khám sức khỏe để đi nước ngoài đang là thực trạng diễn ra tại một số bệnh viện ở Hà Nội. "Chúng tôi đã nhắc nhở toàn bộ nhân viên khoa...

Vì sao cân nặng thay đổi trong ngày?

Theo bài viết trên website Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sự thay đổi cân nặng trong một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, cách cân. Sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào (ăn, uống) và năng lượng tiêu hao (đốt cháy lượng calo đó) là lý do khiến cân nặng của bạn tăng giảm, thay đổi ngay trong một ngày. Nếu bạn nạp vào nhiều...

Mới nhất

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Mới nhất