Trang chủNewsThời sựAi sẽ thu phí cao tốc đầu tư bằng ngân sách?

Ai sẽ thu phí cao tốc đầu tư bằng ngân sách?


Báo Giao thông có cuộc trao đổi với ông Đinh Cao Thắng, Trưởng phòng Tài chính, Cục Đường bộ VN xung quanh đề xuất này.

Ai sẽ thu phí cao tốc đầu tư bằng ngân sách?- Ảnh 1.

4 phương thức quản lý, khai thác

Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Những việc nào đang được Cục Đường bộ VN triển khai để hiện thực hóa quy định này?

Việc triển khai thu phí chỉ được thực hiện sau khi các tuyến cao tốc đã đảm bảo các điều kiện về hạ tầng và nguồn lực thực hiện.

Để triển khai thu phí, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc phải lập đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. 

Thời điểm thu phí và danh mục tuyến cao tốc triển khai thu phí sẽ được xác định cụ thể tại quyết định phê duyệt đề án.

Cùng với quá trình xây dựng nghị định thu phí, Cục Đường bộ VN đang xây dựng đề án khai thác tài sản theo Nghị định số 44/2024 trình Bộ GTVT phê duyệt.

Quá trình khai thác, Cục Đường bộ VN sẽ thống kê, theo dõi tốc độ tăng trưởng lưu lượng phương tiện, đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý để có cơ sở triển khai các hình thức quản lý, khai thác đường cao tốc khác như chuyển nhượng quyền thu phí, chuyển nhượng quyền khai thác, nhượng quyền kinh doanh – quản lý (hợp đồng O&M) hoặc phương thức khác ưu việt hơn trên cơ sở đề án được Chính phủ phê duyệt.

Ông Đinh Cao Thắng

Hiện nay có nhiều phương thức quản lý, khai thác đường cao tốc. Các phương thức đó là gì, thưa ông?

Theo quy định, hiện có 4 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông gồm: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (O&M); chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác; phương thức khác (nếu có) theo đề án được Chính phủ phê duyệt.

Cao tốc đầu tư bằng ngân sách là tài sản công, phân loại là tài sản kết cấu hạ tầng, thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là tài sản có thu phí.

Trong số phương thức ông vừa nói, phương thức nào có tính khả thi hơn cả?

Phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không phù hợp, do việc cho thuê quyền khai thác không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ.

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác cũng không phù hợp, do việc này gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản hiện có theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, trong các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công, có 2 phương thức khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác thuộc dự án đầu tư xây dựng mới (không bao gồm các dự án nâng cấp, mở rộng), có tổ chức thu phí và thuộc thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản của Bộ GTVT là: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hạ tầng đường bộ và chuyển nhượng quyền thu phí.

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có quy định về hình thức hợp đồng O&M. Theo hình thức này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định.

Nhà nước thu sẽ linh hoạt, minh bạch

Ông có thể nói rõ hơn về những ưu, nhược điểm của các phương thức trên?

Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác có ưu điểm là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đang trực tiếp được giao quản lý, khai thác tài sản. 

Phương thức này có thể triển khai được ngay, không phát sinh thêm tổ chức, biên chế; quá trình quản lý, khai thác tài sản liên tục không bị gián đoạn.

Đồng thời, việc này sẽ dự kiến được nguồn thu phí nộp ngân sách hằng năm; nguồn thu nộp ngân sách qua các năm tương đối ổn định; Cơ bản phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành, không phải bổ sung nhiều.

Nhà nước sẽ linh hoạt khi điều chỉnh mức thu phí cho phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ; minh bạch về số thu, phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng của phương tiện hằng năm và lưu lượng thực tế phương tiện lưu thông do áp dụng công nghệ thu phí không dừng.

Ai sẽ thu phí cao tốc đầu tư bằng ngân sách?- Ảnh 2.

Việc thu phí chỉ được triển khai sau khi các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã đảm bảo các điều kiện về hạ tầng và nguồn lực thực hiện (Trong ảnh: Cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL 45). Ảnh: Tạ Hải.

Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là ngân sách Nhà nước không có ngay một khoản kinh phí, mà nguồn thu sẽ được duy trì và bổ sung dần hằng năm.

Đối với phương thức chuyển nhượng quyền thu phí có ưu điểm là thu hút được các nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ. Ngân sách Nhà nước có ngay được một nguồn thu tương ứng theo hợp đồng nhượng quyền thu phí.

Tuy nhiên, theo quy định, việc chuyển nhượng quyền thu phí thực hiện theo hình thức đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm phụ thuộc vào việc tính toán lưu lượng phương tiện.

Các tuyến cao tốc mới đưa vào khai thác, việc tính toán lưu lượng, tốc độ tăng trưởng của phương tiện chỉ là ước tính, tỷ lệ phân lưu lưu lượng sau khi triển khai thu phí chưa tính hết các yếu tố khách quan khác (như thiên tai, dịch bệnh…), dẫn đến việc xác định giá trị chuyển nhượng quyền khai thác tài sản dễ sai sót hoặc mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Nhà nước với nhà đầu tư.

Phương thức hợp đồng O&M có ưu điểm là thực hiện được chủ trương xã hội hóa, huy động được các nguồn lực bên ngoài tham gia vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. 

Thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước cũng nhanh, Nhà nước nhận được khoản tiền lớn trong thời gian ngắn, giảm đầu mối thực hiện.

Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là chi phí cho việc Nhà nước nhận được khoản tiền sớm là chi phí huy động vốn và lợi nhuận phải trả cho nhà đầu tư thực hiện nhượng quyền O&M.

Khoản chi phí này sẽ làm số thu phí nộp ngân sách Nhà nước giảm đi để đảm bảo phương án tài chính của hợp đồng dự án có thể phải tăng mức phí.

Nhà nước cũng không linh hoạt khi điều chỉnh mức phí cho phù hợp từng thời kỳ. Đồng thời, chỉ lựa chọn được nhà đầu tư đối với các đoạn tuyến dự kiến có lưu lượng xe lớn.

Lựa chọn phương thức nào?

Vậy, phương án nào đã được đề xuất lựa chọn, thưa ông?

Cục Đường bộ VN đề xuất phương thức khai thác tài sản hạ tầng đường cao tốc theo Luật Quản lý sử dụng tài sản và thuộc thẩm quyền phê duyệt Đề án của Bộ GTVT.

Cụ thể là phương thức “cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác”. Thời gian thực hiện phương thức khai thác khoảng từ 5 – 8 năm (hết 1 chu kỳ khai thác thiết bị).

Như vậy, Cục Đường bộ VN là cơ quan được giao quản lý tài sản sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, bảo trì, thu phí đối với các đoạn cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý, khai thác theo quy định pháp luật.

Việc thu phí được áp dụng theo hình thức thuê dịch vụ, Nhà nước sẽ đầu tư hệ thống hạ tầng, thuê đơn vị kết nối vận hành. Hệ thống thu phí tự động không dừng trên cả nước đã được vận hành là điều kiện thuận lợi để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.

Việc tổ chức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thông qua trạm thu phí, áp dụng mô hình với “đầu vào ETC đa làn tự do (không có barie), đầu ra ETC đơn làn (có barie)”, thông qua việc lựa chọn, đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí.

Vậy, dự kiến khi nào việc thu phí sẽ triển khai, thưa ông?

Dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 5/2025, sau khi các tuyến cao tốc đã hoàn thành xây dựng công trình thiết yếu như trạm dừng nghỉ, hệ thống ITS. Việc kiểm tra giám sát, quản lý nguồn tiền sẽ được giao cho các khu quản lý đường bộ.

Cảm ơn ông!



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ai-se-thu-phi-cao-toc-dau-tu-bang-ngan-sach-19224093023164922.htm

Cùng chủ đề

Chủ động, tự lực cao nhất về vốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ động, tự lực cao nhất về vốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - NamTuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công để có thể độc lập cao nhất có thể trong việc lựa chọn các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, công nghệ. Ông Nguyễn Danh Huy,...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang

Thông báo kết luận nêu rõ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang:  UBND tỉnh Tuyên Quang đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư lên 4 làn xe là cần thiết, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc (quy mô tối thiểu 04 làn xe) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Đề xuất tạm dừng thu phí khi chất lượng đường xuống cấp

Trả lời công văn của Bộ Giao thông Vận tải về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi tham vấn doanh nghiệp và chuyên gia, đã đưa ra một số ý kiến, trong đó đáng chú ý là kiến nghị về trường hợp dừng thu phí. Theo đó, đối với quy định về việc...

VEC chuyển mình để đón vận hội mới

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng công ty VEC, ông Phạm Hồng Quang - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc doanh nghiệp này có bài viết chia sẻ về chặng đường phát triển cùng những thành tựu của VEC: Doanh thu tăng, hạ tầng khai thác ổn định Những ngày này, VEC chuẩn bị bước sang tuổi 20. Sau hai thập kỷ, VEC đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển mạng lưới đường...

Nhà thầu thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ

Vượt lũ, tăng tốc thi côngTại công trường cao tốc trục ngang miền Tây,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông xe cầu 540 tỷ đồng trên đường nối Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc

Ngày 1/10, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng...

Tạm thời đóng cầu phao Phong Châu do nước sông dâng cao, chảy xiết

Cụ thể, khoảng 18h chiều nay (1/10), lực lượng chức năng đã tạm thời...

Toàn cảnh đường dẫn cao tốc Long Thành vừa được bố trí gần 1.000 tỷ để mở rộng

Đường dẫn lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở rộng gấp đôi, từ 4 lên 8 làn xe với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Clip đoạn đường dẫn cao tốc được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để mở rộng tại TP.HCM HĐND TP.HCM vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao An...

Quảng Bình có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Chiều nay (1/10), UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị công bố và...

Tuyến đường sắt 3,4 tỷ USD Thủ Thiêm

Chiều 1/10, tại cuộc họp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội...

Bài đọc nhiều

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới Cần Thơ. Chưa chốt phương án kết nối 2 "siêu" đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền...

Bình Định sẽ có 2 nhà ga trên đường sắt cao tốc Bắc – Nam

VOV.VN - Bình Định sẽ có 2 nhà ga trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến được đầu tư sắp tới. Thông tin này vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nêu ra tại buổi tiếp xúc giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định với Mặt trận và các tổ chức thành viên Mặt trận tỉnh này trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 vào chiều 30/9.   Tại đây,...

Tổng thống Mông Cổ chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 30/9, tại Quảng trường Sukhbaatar, thủ đô Ulan Bator, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ. Lễ đón được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại nơi đỗ xe. Thiếu nhi Mông Cổ tặng hoa Tổng Bí thư,...

Top 9 thác nước đẹp mê mẩn ở Lâm Đồng

  Lâm Đồng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho cảnh sắc thiên nhiên trù phú, bởi thế mà nơi đây có nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đamb'ri Thác Đamb’ri - cách thành phố Bảo Lộc 18km là thác nước lớn nhất Lâm Đồng với chiều cao 60m, tạo thành những dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ. Thác nước cao cuồn cuộn đổ xuống tạo nên một khung cảnh hùng vĩ. Đamb’ri theo tiếng...

Bộ GD&ĐT đồng ý cho học sinh nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày

(Dân trí) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng ý phương án cho học sinh và cán bộ, giáo viên nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 9 ngày. Công văn do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ký, cơ bản đồng ý với dự thảo công văn xin ý kiến Thủ tướng chính phủ về lịch nghỉ Tết âm lịch và một số ngày nghỉ năm 2025 của Bộ Lao động...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1 đến 3-10, theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Dublin - Ảnh: TTXVN Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 20h30 ngày 1-10, giờ địa phương (tức 2h30 ngày 2-10, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch...

“Em bé Hà Nội” Lan Hương: Vẫn chờ cơ hội làm một vở kịch lớn về Hà Nội

Phóng viên: Cô bé Hà Nội ngày ấy và bây giờ có gì khác nhau không? NSND Lan Hương: Có lẽ, khác nhau ở chỗ tăng nhiều cân hơn và có thêm những nếp nhăn. Còn lại tôi thấy mình vẫn giữ được nét cô bé Hà Nội, vẫn đôi mắt như xưa, vẫn yêu điện ảnh mê mệt. (Cười) Phóng viên: Đôi mắt hẳn là thế mạnh để chị vượt qua hàng trăm các bạn nhỏ, thuyết phục những nhà làm...

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel tổ chức bay flycam và phát hiện 2 vết nứt nguy cơ sạt lở trên taluy QL2 đi qua địa bàn tỉnh Hà Giang. Thủ tướng yêu cầu dùng flycam phát hiện sớm nguy cơ sạt lở Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm...

Việt Nam chấp thuận 271 khuyến nghị của 133 nước tại đối thoại về quyền con người

Tỉ lệ chấp thuận các khuyến nghị là 84,7%, cao nhất trong số 4 chu kỳ theo cơ chế UPR mà Việt Nam đã tham gia tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt (giữa) tại phiên họp ngày 27-9 ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp Hôm 27-9 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo...

Thi hành kỷ luật ông Lê Văn Phước

Quyết định nêu rõ, thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng, thời gian thi hành kể từ ngày công bố Quyết định số 1611-QĐ/UBKTTW ngày 31/7/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định này...

Mới nhất

Đâu là bang quan trọng nhất trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024?

(Dân trí) - Với 19 phiếu đại cử tri, bang Pennsylvania được coi là chiến trường cạnh tranh khốc liệt nhất giữa ông Trump và bà Harris trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Với 19 phiếu đại cử tri, Pennsylvania là bang rất quan trọng trong cuộc đua ghế tổng thống Mỹ (Đồ họa: Al Jazeera). Hôm 21/7, ông...

Ông Trump kêu gọi luận tội, truy tố Phó tổng thống Harris

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi 'luận tội và truy tố' Phó tổng thống Kamala Harris trong cuộc vận động tranh cử tại Erie thuộc tiểu bang Pennsylvania (Mỹ). Trong bài phát biểu vận động tranh cử tại Erie vào ngày 29.9, ông Trump cho rằng bà Harris nên bị loại khỏi cuộc đua tranh cử tổng thống...

Quốc gia đầu tiên chấm dứt 142 năm điện than

Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, nơi cung cấp điện cho cả nước trong 57 năm, chính thức ngừng sản xuất điện. Sự kiện này kết thúc 142 năm phụ thuộc vào than đá của Anh, bắt đầu từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động tại...

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,99%

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 42%, chuẩn bị hội nghị đối thoại doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024 Chỉ số sản...

Cổ nhân học số 1 Việt Nam: Tuổi 83 hạnh phúc bên vợ con, vẫn hăng say làm việc

Ngồi đợi tôi ở chiếc bàn cạnh cửa sổ ngập tràn nắng thu là một người đàn ông có vóc dáng bé nhỏ, tác phong nhanh nhẹn và đôi mắt tinh anh. Đó là PGS-TS, nhà cổ nhân học, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường.  “Tôi không muốn viết một ca khúc mang tính cổ động" Trả lời câu hỏi “Nhạc...

Mới nhất