Trang chủNewsNhân quyềnMột động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN


Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN.

Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)
Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)

Một nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) so sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN (2022) nhận định, di cư trong nội khối chiếm tới một phần ba trong tổng số lao động di cư quốc tế ở khu vực. Xu hướng dịch chuyển lao động trong và ngoài ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, đồng hành cùng các bước tiến của quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của ASEAN trước toàn thế giới.

Ước tính có khoảng 20,2 triệu người di cư xuất phát từ các nước ASEAN, trong số đó khoảng 7 triệu người di cư sang các nước khác trong khu vực, theo một nghiên cứu khác của ILO, tiêu đề “Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á”.

Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm

Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.

Theo các nghiên cứu, di cư lao động trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực, cũng như “mạng lưới an toàn” cho các gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào thu nhập của người di cư tìm sinh kế bên ngoài đất nước.

Báo cáo về lao động di cư của ASEAN nhận định, những nỗ lực của ASEAN hướng tới hội nhập khu vực sâu rộng hơn đã góp phần làm gia tăng di cư trong khu vực. Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm, tập trung đến ba quốc gia trong khu vực, lần lượt là Thái Lan, Malaysia và Singapore; hình thành năm hành lang lao động di cư: Myanmar đến Thái Lan, Lào đến Thái Lan, Campuchia đến Thái Lan, Malaysia đến Singapore và Indonesia đến Malaysia.

Ông Kung Phoak, Phó Tổng thư ký ASEAN ( giai đoạn 2018-2021) đánh giá: Lao động nhập cư ASEAN trong khu vực mang ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Người lao động di cư, lấp đầy khoảng trống về việc làm trong thị trường lao động của các quốc gia và là nguồn kiều hối quan trọng chảy vào các quốc gia.

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký ASEAN Ekkaphab Phanthavong (2021-2024) nhận định, về tổng thể, lao động di cư nội khối giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Nhưng dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy việc làm bền vững cho người lao động di cư trong luật pháp và thực tiễn tại các nước ASEAN, họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt đối với lao động nữ di cư vẫn gắn với định kiến và chuẩn mực giới.

Tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn

Theo thống kê của ILO, lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động.

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập (một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN), tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung giữa 10 quốc gia thành viên. Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực được di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn nhân lực có kỹ năng.

Nhằm thúc đẩy việc dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề nghiệp (MRAs) cho phép lao động trong tám lĩnh vực được di chuyển tự do nội khối, bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, khảo sát, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch.

Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN, cũng như lao động lành nghề.

Như vậy, gắn với việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận hành thông suốt. Bởi vì, AEC không chỉ là một khu vực thương mại tự do mà tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn, đó là một thị trường chung.

Một thị trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao, có kỹ năng đã nhanh chóng được hình thành trong AEC – tác động tích cực đến sự vận hành thị trường và mạng lưới sản xuất. Nếu các dòng di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn tạo lợi ích cho các bên tham gia; thì việc di chuyển lao động tạo khả năng mang lại lợi ích cho lực lượng lao động, như tiền lương, việc làm và sự ổn định cuộc sống.

Di chuyển lao động còn phản ánh trình độ cao của việc mở cửa thị trường, cũng như năng lực quản lý lao động của các quốc gia có liên quan. Bởi khi người lao động di chuyển tự do giữa các quốc gia, bên cạnh việc mang theo kiến thức, kỹ năng, sức lực để sáng tạo giá trị còn mang theo cả phong tục, tập quán, lối sống; do đó, rất dễ gây nên tính phức tạp trong quản lý di cư, cũng như làm phát sinh các vấn đề xã hội.

Đồng thời, nguồn nhân lực nhập cư còn gây ra tình trạng căng thẳng về việc làm tại nước tiếp nhận, cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, việc mở cửa thị trường lao động phản ánh trình độ hội nhập cao hơn so với hội nhập về hàng hóa, dịch vụ hay vốn đầu tư. Điều này cho thấy trình độ cao trong quản lý di cư của cả quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cư.

Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao động, nhưng chắc chắn đây phải là thị trường của những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu.

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN
Những người phụ nữ đang đợi xe buýt ở Kotaraya, một quận có nhiều lao động nhập cư làm việc, ở Kuala Lumpur, Malaysia. (Nguồn: AFP)

Lợi ích cho tất cả các bên

ILO dự báo, đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN – có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghiên cứu của ILO cho thấy, sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới.

Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước tiếp nhận lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng.

Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự do cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế.

Chẳng hạn, việc dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN; Hay việc thực hiện thỏa thuận MRAs vẫn còn nhiều khó khăn, do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn…

Trong khi, AEC muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết lao động nhập cư trong khu vực có tay nghề thấp, thậm chí không có giấy tờ chứng minh nghề nghiệp. Với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước trong khu vực.

Các nước ASEAN từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của lao động di cư đối với khu vực, nỗ lực hợp tác hướng tới một cộng đồng bao trùm, bền vững và hướng tới tương lai. Ngược lại, dịch chuyển lao động nội khối cũng sẽ tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định, hệ thống đào tạo… trước hết để thích nghi đồng bộ với chính sách về lao động của các nước trong ASEAN.

Áp lực về việc làm là động lực để lao động di chuyển nội khối. Đồng thời, khoảng cách địa lý gần nhau giữa các nước ASEAN, mức độ hiểu biết lẫn nhau khá lớn, tính tương đồng khá lớn về văn hóa, tiếp cận thuận lợi cũng là động lực thúc đẩy di chuyển lao động trong ASEAN thời gian tới.

Bởi vậy, đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN và Khung tham chiếu trình độ ASEAN… là một số cam kết chung mà các quốc gia thành viên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ tính di động và sự an toàn cho người lao động.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Tin vui cho game thủ, công ty Nhật Bản đột phá chiến lược phát hành trò chơi ra thị trường

Thời gian tới là giai đoạn đầy hứa hẹn với viễn cảnh về một quý tăng trưởng mạnh mẽ khác của Sony Interactive Entertainment (SIE), công ty chuyên trò chơi điện tử và giải trí kỹ thuật số đa quốc gia, là công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản, đặt trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ.

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Mới nhất

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng...

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm...

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Mới nhất