Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở. 

Bài 1: Phút hoảng hồn của nữ phát thanh viên khi già làng dọa đổ cơm xuống suối

Bài 2: Người cán bộ 45 năm gắn bó với công tác truyền thanh cơ sở

Bài 3: Ứng dụng công nghệ giúp công tác thông tin cơ sở Bình Phước vươn xa

Bài 4: Vượt khó để đưa thông tin kịp thời đến người dân 

Bài 5: Nữ cán bộ ‘đài xã’ và sáng kiến ‘Tiếng loa học bài’

Bài 6: Làm cán bộ thông tin cơ sở cứ hết lòng sẽ được dân mến, dân tin

Bài 7: Chuyển đổi số là ‘chìa khóa’ đưa thông tin cơ sở đến với từng người dân

Bài 8: Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông tới đồng bào 

Bài 9: Việt Nam sẽ hình thành nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở

Cuộc cách mạng số hóa hệ thống loa truyền thanh

Trong ký ức của nhiều người Việt Nam, âm thanh từ những chiếc loa truyền thanh phường, xã đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Mỗi buổi sớm, bản tin thời sự, thông báo từ chính quyền địa phương hay những giai điệu quen thuộc vang lên đã góp phần tạo nên một không gian cộng đồng, xóa nhòa đi khoảng cách. 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu thông tin ngày càng cao, hệ thống loa truyền thanh truyền thống dần bộc lộ những hạn chế như âm thanh kém chất lượng, tiếng rè gây khó chịu và hạ tầng kỹ thuật cồng kềnh, tốn kém chi phí vận hành.

Được sự tin tưởng giao nhiệm vụ của Bộ TT&TT, MobiFone đã quyết định tiên phong trong việc chuyển đổi số lĩnh vực này. Hệ thống loa truyền thanh thông minh của MobiFone được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, sử dụng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo để quản lý và truyền tải nội dung. 

W-Loa truyen thanh thong minh thong tin co so 2.jpg
Phát thanh viên xã Sảng Mộc (Võ Nhai, Thái Nguyên) vận hành hệ thống đài truyền thanh thông minh ứng dụng công nghệ số do MobiFone phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Giải pháp này không chỉ khắc phục những hạn chế của hệ thống truyền thống mà còn mang đến nhiều tính năng ưu việt như khả năng quản lý từ xa, phân quyền linh hoạt, tăng khả năng tương tác giữa người dân và chính quyền.

Đến nay, hệ thống loa truyền thanh thông minh của MobiFone đã xuất hiện trên khắp các vùng miền của đất nước. Hơn 15.000 thiết bị đã được lắp đặt tại 62/63 tỉnh, thành phố.

Những bước chân vượt núi mang thông tin đến mọi miền

Nhớ lại một kỷ niệm khó quên, ông Đoàn Đình Dân, Phó Giám đốc phụ trách MobiFone IT chia sẻ: “Năm 2020, chúng tôi đưa hệ thống loa truyền thanh thông minh tới một xã vùng biên giới ở Hà Giang. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở, đường sá gập ghềnh, thời tiết khắc nghiệt. Xe không thể vào được, anh em phải vác thiết bị, trèo đèo, lội suối suốt nửa ngày trời”.

Trời mưa tầm tã, đường đất trơn trượt bào mòn sức lực của tất cả các thành viên trong đoàn. Nhưng khi âm thanh đầu tiên từ chiếc loa truyền thanh thông minh vang lên giữa núi rừng biên giới, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của cả đội và người dân.

Một cụ già trong bản xúc động nói: “Ngày trước, chúng tôi phải đi cả chục cây số ra chợ mới nghe được tin tức. Giờ thì chỉ cần ở nhà cũng biết được thời sự, dự báo thời tiết, thông báo từ chính quyền. Cảm ơn cán bộ đã mang công nghệ đến với bà con“.

Không chỉ ở Hà Giang, câu chuyện về những bước chân không mỏi của đội ngũ kỹ thuật viên MobiFone còn lan tỏa đến nhiều vùng đất khác. Tại Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị hay những hải đảo xa xôi, họ đã vượt qua mọi khó khăn để mang công nghệ đến với người dân.

W-Loa truyen thanh thong minh thong tin co so 1.jpg
Hệ thống loa truyền thanh thông minh có thể quản lý, thao tác từ cả ứng dụng lẫn website. Việc cập nhật tin tức mới tới người dân sẽ được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Ảnh: Trọng Đạt

Khi dịch Covid-19 bùng phát, hệ thống này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn y tế và các chính sách hỗ trợ đến từng người dân.

Trong khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ, loa truyền thanh thông minh đã trở thành cầu nối, giúp người dân nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình thời tiết, hướng di chuyển của bão, các biện pháp phòng chống, từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Phản hồi từ chính quyền và người dân đều rất tích cực. Chính quyền hài lòng vì có công cụ quản lý thông minh, phân quyền rõ ràng từ cấp tỉnh đến xã. Người dân cũng vui vì được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, âm thanh rõ ràng, không còn tiếng rè rè như trước. Mức độ hài lòng được đánh giá đạt trên 90%.

Về mặt kinh tế, hệ thống loa truyền thanh thông minh đã mang lại cho MobiFone khoảng 250 tỷ đồng từ khi chính thức ra mắt vào năm 2020. Nhờ sử dụng công nghệ không dây và khả năng quản lý từ xa, giải pháp còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành từ 20-30% so với các hệ thống truyền thống.

Khát vọng đưa loa truyền thanh thông minh Việt “go global”

MobiFone đang lên kế hoạch phát triển thêm nhiều tính năng mới cho hệ thống loa truyền thanh thông minh, tích hợp thêm các tính năng mới như giám sát, cảnh báo, nhận diện khuôn mặt để phòng ngừa trộm cắp, góp phần bảo vệ an ninh trật tự.

Về mặt chi phí, MobiFone cũng đang nỗ lực giảm giá thành sản phẩm để hệ thống loa truyền thanh thông minh có thể phủ sóng rộng rãi hơn với chi phí thấp hơn. 

Do tự sản xuất, chúng tôi có thể tối ưu thiết bị, làm gọn hơn, bền hơn và giảm giá thành sản phẩm. Nếu triển khai số lượng lớn hoặc có cơ chế cho thuê thay vì đấu thầu, việc giảm giá thành là hoàn toàn khả thi“, ông Dân nhấn mạnh.

W-Loa truyen thanh thong minh thong tin co so 6.jpeg
Ông Đoàn Đình Dân, Phó giám đốc phụ trách MobiFone IT (bên phải) kiểm tra lại sản phẩm do đơn vị mình phát triển. Ảnh: NVCC

Không chỉ tập trung vào thị trường trong nước, MobiFone còn ấp ủ khát vọng đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thế giới.

Được phát triển hoàn toàn trong nước, hệ thống loa truyền thanh thông minh có khả năng cạnh tranh cao về giá thành so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Khả năng tùy biến linh hoạt cũng là một yếu tố giúp sản phẩm có thể phù hợp với các quốc gia có điều kiện kinh tế khác nhau.

Nếu quyết định xuất khẩu sản phẩm này, các quốc gia đang phát triển sẽ là những thị trường tiềm năng nhất. “Các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, khu vực châu Phi, hoặc một số quốc gia Nam Mỹ thường có nhu cầu cao về việc cung cấp thông tin cộng đồng kịp thời. Đó có thể sẽ là những mục tiêu đầu tiên”, người đứng đầu MobiFone IT cho biết.

Nhiều nơi trên thế giới vẫn đang phải hàng ngày đối mặt với thiên tai, dịch bệnh. Đó là những nơi mà hệ thống truyền thanh cơ sở phát huy hiệu quả tốt nhất. 

Hệ thống truyền thanh thông minh do đó còn có thể được xuất khẩu thông qua các dự án hỗ trợ phát triển của Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Điều này sẽ góp phần giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và sự hiện diện trong kỷ nguyên mới của quốc gia, dân tộc. 

Vì sao ngành tòa án tích cực chuyển đổi số bằng trợ lý ảo?Trợ lý ảo tòa án là minh chứng cho sự đổi mới của ngành tòa án Việt Nam, nhằm cải thiện hiệu quả công việc, giảm tải cho các thẩm phán và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.