Trang chủNewsThời sự5 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

5 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

Các nhà khoa học được gắn huy hiệu “Rising Star” – ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới, do website Research.com công bố ngày 2/12.

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2023. Đây là năm thứ hai bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố. Bảng xếp hạng gồm danh sách 1.000 nhà khoa học hàng đầu từ tất cả lĩnh vực nghiên cứu chính, trong đó thống kê chỉ xét người có công bố đầu tiên trong 12 năm trở lại đây.

Trong số 7 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 5 người trong nước và 2 người nước ngoài, gồm: GS.TS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới); TS Trần Nguyễn Hải (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 603), TS Thái Hoàng Chiến (trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 621), TS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 762) và TS Hoàng Nhật Đức (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 968).

Các nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. Ảnh chụp màn hình

Các nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. Ảnh chụp màn hình

Theo danh sách, GS.TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 2, tăng một bậc so với năm 2022), lĩnh vực Y học cộng đồng. Năm 2016, Trần Xuân Bách trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32. Năm 2015, anh được Trung tâm nghiên cứu AIDS, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) trao giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng. Anh được nhận giải thưởng Noam Chomsky – Giải thưởng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020. PGS-TS Trần Xuân Bách đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư ngành y học và là 1 trong 3 người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm nay. Anh cũng là nhà khoa học trong top 1% được trích dẫn nhiều nhất của Clarivate năm 2023.

GS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: Fb nhân vật

GS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: Fb nhân vật

TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới. Anh có 5 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới, đồng thời hai năm liên tiếp được gắn huy hiệu “Rising Star” – ngôi sao đang lên của khoa học năm 2022, 2023. TS Phúc công bố hơn 60 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ.

TS Phùng Văn Phúc. Ảnh: NVCC

TS Phùng Văn Phúc. Ảnh: NVCC

TS Hoàng Nhật Đức, trường Đại học Duy Tân, công bố hơn 140 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. TS Đức nhiều năm liền có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022.

TS Thái Hoàng Chiến, trường Đại học Tôn Đức Thắng, là một trong những gương mặt bền bỉ góp mặt trong danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Anh là thành viên của nhóm nghiên cứu Cơ học tính toán (DCM), một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. TS Chiến công bố gần 100 công trình nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình trên các tạp chí ISI.

TS Thái Hoàng Chiến. Ảnh: Trường ĐH Tôn Đức Thắng

TS Thái Hoàng Chiến. Ảnh: Trường ĐH Tôn Đức Thắng

TS Trần Nguyễn Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS), trường Đại học Duy Tân. 4 năm liên tiếp, TS Hải được ghi nhận trong danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, sở hữu nhiều bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín với chỉ số trích dẫn cao. Số lượng các bài báo thuộc hạng Q1 của TS Hải trong lĩnh vực Khoa học Môi trường theo WoS chiếm trên 70% và chỉ số trích dẫn hơn 8.500 lần (theo cơ sở dữ liệu của Google Scholar). Anh là một trong 10 gương mặt tài năng trẻ được trao giải thưởng Quả cầu vàng khoa học công nghệ năm 2019. Hiện anh là thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI và tham gia phản biện cho hơn 100 tạp chí quốc tế uy tín.

TS Trần Nguyễn Hải, thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI, là gương mặt mới vào danh sách năm 2023. Ảnh:Hai Tran

TS Trần Nguyễn Hải, thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI, là gương mặt mới vào danh sách năm 2023. Ảnh: Hai Tran

So với năm 2022, danh sách này có số lượng nhà khoa học người Việt tăng thêm 2 và có 3 gương mặt mới (gồm TS Trần Nguyễn Hải, TS Thái Hoàng Chiến và TS Hoàng Nhật Đức). Có hai nhà khoa học là người nước ngoài gồm Hossein Moayedi (trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 306); Mohammad Ghalambaz (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 337).

Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà khoa học nhất (353), sau đó là Mỹ (171), một số quốc gia khác như Iran (51), Anh (40), Australia (48), Đức (27), Singapore (26), Hàn Quốc (15). Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran). Top 10 nhà khoa học dẫn đầu đến từ các quốc gia: Trung Quốc (5), Mỹ, Việt Nam, Italy, Iran, Pakistan (1).

Tiêu chí để một nhà khoa học được đánh giá trong bảng xếp hạng toàn cầu dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.

Ở đợt xếp hạng lần này, Research.com xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa, có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng. Research.com cho biết vị trí xếp hạng không phải là thước đo tuyệt đối để định lượng sự đóng góp của các nhà khoa học. Họ đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng công bố tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các tác động của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Microsoft Academic Graph (MAG) là dịch vụ miễn phí hoạt động tương tự như các nền tảng trả phí như Scopus, Dimensions và Web of Science, song đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2021. Research.com nhìn nhận, MAG vẫn là một trong những cơ sở dữ liệu nổi bật và vững chắc hiện có trong cộng đồng khoa học để tiến hành nghiên cứu và xây dựng các công cụ khoa học.

Vnexpress.net

Cùng chủ đề

Cú hích tăng hạng Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và dự báo sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện đạt 431 tỉ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Ảnh: Anh Tú Tăng trưởng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ...

Đại học Trung Quốc vươn dần vào top 10 thế giới

Hai đại học hàng đầu Trung Quốc lần lượt xếp thứ 12 và 14 trong bảng xếp hạng đại học thế giới 2024, đe dọa vị thế áp đảo của các trường Anh, Mỹ. Times Higher Education (THE), tạp chí uy tín về giáo dục đại học, hôm 27/9 công bố Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024. Danh sách 10 đại học hàng đầu không có nhiều thay đổi, đều là những cái tên quen thuộc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Vụ người đàn ông bị đánh vì làm thơ đăng Facebook, triệu tập 7 đối tượng

Ngày 14/10, Công an xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, đơn vị đã triệu tập 7 người đến làm việc vì liên quan vụ ông Ngô Văn Lư (55 tuổi, trú xã Ngư Thủy) bị đánh nhập viện sau khi làm thơ đăng trên Facebook. Theo Công an xã Ngư Thủy, bước đầu những người này thừa nhận đã đánh ông Lư. Trước đó, anh Ngô Văn Luýt (con trai ông Ngô Văn Lư) đã gửi...

Ngắm Hà Nội bề bộn và Hà Nội nên thơ

Người xem tìm thấy một Hà Nội quá ngột ngạt bởi tắc đường, xây dựng bề bộn, xám xịt ô nhiễm, lẫn một Hà Nội nên thơ với những mảnh thiên nhiên, những khu tập thể yên bình trong triển lãm ‘Lớp love Hà Nội’.   Những tiếng thét đô thị trong tranh của Thuận Ngô - Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm đang được giới thiệu tới công chúng tại Aqua Art (44 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đến ngày 26-10. 17 họa sĩ...

Cậu bé nhặt tôm rơi ở chợ đầu mối Long Biên trở thành lập trình viên xuất sắc

Ít ai biết, 7 năm trước, trong mắt nhiều người, Tài chỉ là một cậu bé vừa tốt nghiệp cấp 3 bổ túc với tương lai mờ mịt, gia cảnh phức tạp khi cả bố và mẹ đều từng lâm vào cảnh tù tội. 10 năm trước, Tài giúp gia đình mưu sinh bằng công việc nhặt tôm rơi vãi ở chợ đầu mối lúc nửa đêm. Cậu bé 13 tuổi khi ấy chỉ được ngủ 4 - 5...

Từng học viên đều là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Hai thủ tướng trải nghiệm in tranh Đông Hồ và tham quan triển lãm sản phẩm nông nghiệp

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, chiều tối 13/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường cùng thưởng thức tranh Đông Hồ và Tham quan trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.   Vnews

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa Việt Nam với tỉnh Gunma (Nhật Bản)

Chiều 14/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thống đốc tỉnh Gunma của Nhật Bản Yamamoto Ichita và đoàn đại biểu 25 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh đang thăm, làm việc tại Việt Nam nhằm tiếp tục cụ thể hóa ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thăm tỉnh Gunma vào tháng 12/2023 về việc tăng cường quan hệ giữa tỉnh Gunma và Việt Nam. Đánh giá...

Phát huy tinh thần chống lãng phí

Kịp thời dừng các chuyến học tập tại nước ngoài Thời gian gần đây, câu chuyện của các công ty xổ số kiến thiết khu vực phía Nam như: Sóc Trăng Bạc Liêu, Long An... thường xuyên cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài gây xôn xao trong dư luận. Thay vì những hoạt động học tập nghiệp vụ, khi nhìn vào các chuyến đi này của...

Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV dâng hoa báo công trước Tượng đài Bác...

Những năm qua, tình hình KT-XH của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng tiếp tục có bước phát triển khá, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên; chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS ngày càng nâng cao; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống chính...

Tôn vinh những nông dân Việt Nam xuất sắc

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh: Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã (HTX) tiêu biểu đã đóng góp quan trọng vào kết quả...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận

Tham dự và làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ Công Thương gồm: Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Công Thương địa phương, Viện Năng lượng. Về phía tỉnh Ninh Thuận có ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh...

Mới nhất

Quy định mới về công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm và cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm

Quy định mới về công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm và cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩmNghị định số 129/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về công bố đủ điều kiện: sản xuất chế phẩm; cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm; thực hiện kiểm nghiệm;...

Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa Việt Nam với tỉnh Gunma (Nhật Bản)

Chiều 14/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thống đốc tỉnh Gunma của Nhật Bản Yamamoto Ichita và đoàn đại biểu 25 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh đang thăm, làm việc tại Việt Nam nhằm tiếp tục cụ thể hóa ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi...

Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội nhận huân chương Cành cọ hàn lâm của Pháp

Ngày 14/10, ông Olivier Brochet, Đại sứ Cộng hòa Pháp thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng huân chương Cành cọ hàn lâm cho GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội. Ông Olivier Brochet đánh giá cao những đóng góp của ông Tú trong vai trò cầu nối hợp tác đào tạo y tế giữa...

Có gì ở Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 tại Hà Nội?

Đặc biệt, liên hoan năm nay sẽ có sự góp mặt của Baltic Neopolis Orchestra, một trong những dàn nhạc nổi tiếng nhất của Ba Lan.   Dàn nhạc Giao hưởng Sài Gòn (SPO) vừa công bố sẽ tổ chức Liên hoan Âm nhạc Cổ điển lần thứ 3 do Nhà hát Lớn Hà Nội và Nhà hát nhạc...

Mới nhất