Trang chủNewsThế giớiXung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước...

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt
Lực lượng Ukraine tác chiến trong các hoạt động quân sự ở Malaya Loknya, tỉnh Kursk, Nga ngày 20/8. (Nguồn: Quân đội Ukraine/Reuters)

Nóng cả thực địa và truyền thông

Ngày 6/8, bất chấp khó khăn trên mặt trận phòng phía Đông, Ukraine huy động khoảng 11.000 quân tinh nhuệ cùng nhiều vũ khí mới được phương Tây viện trợ, mở cuộc tiến công lớn nhất kể từ ngày xung đột bùng nổ, vào tỉnh biên giới Kursk của Nga.

Chiến dịch Kursk là “mũi tên nhắm nhiều đích”, buộc Nga phân tán đối phó, giảm áp lực tiến công của Moscow ở miền Đông Ukraine; chứng tỏ sức mạnh với Mỹ và phương Tây; trấn an quân đội và người dân; gây hoang mang trong xã hội Nga; chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Kurchatov làm “con bài” tạo sức ép và lợi thế trao đổi khi phải đàm phán…

Sau 2 tuần tiến công, Ukraine dường như không quá khó để tiến sâu khoảng 40- 50 km, chiếm giữ hơn 1.000 km2 lãnh thổ Nga, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho Moscow. Nga tập trung lực lượng, vũ khí ở Kursk, giành lại một số khu vực, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xoay chuyển được tình thế.

Cuộc chiến truyền thông ác liệt không kém, nhiều tranh cãi về ý đồ, mục đích và kết quả của hai đối thủ. Dư luận có phần bất ngờ với diễn biến chiến trường, cho rằng Ukraine đạt được một số mục tiêu. Ngược lại, nhiều chuyên gia nhìn nhận Kiev quá mạo hiểm, bởi chiếm khó hơn giữ, lại bộc lộ lực lượng, cách xa cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, có nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt lớn. Đặc biệt có thể kích thích Nga tung đòn đáp trả với nhiều loại vũ khí hiện đại.

Dư luận cũng chia rẽ khi đánh giá về Nga. Một số cho rằng Moscow bị động, bất ngờ, thất bại về tình báo, bộc lộ hạn chế phòng thủ biên giới, tổn thất cả binh lực và uy tín sức mạnh… Số khác nói Nga chủ động “giăng bẫy” để đánh đòn quyết định! Đến thời điểm này, loại ý kiến thứ hai chưa thật thuyết phục.

Mỹ và phương Tây tỏ ra vui mừng vì vũ khí hiện đại viện trợ phát huy tác dụng, khiến Nga gặp khó khăn, buộc phải tập trung nỗ lực phòng thủ, khôi phục vùng bị chiếm giữ, không dễ mở rộng tiến công vào lãnh thổ Ukraine, có thể bị sa lầy trên chiến trường.

Điện Kremlin cáo buộc Mỹ và phương Tây đứng sau cuộc tiến công của Ukraine, tuyên bố sẽ buộc họ phải gánh chịu hậu quả. Có điều chưa rõ Moscow đáp trả thế nào? Điều đó cũng khiến Washington và một số lãnh đạo phương Tây lo ngại, tỏ ý can ngăn Kiev sử dụng tên lửa tầm xa được viện trợ tiến công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Thuyết âm mưu và cuộc chiến thông tin làm cho việc đánh giá ý đồ chiến lược, kết quả cũng như tổn thất của hai bên và dự báo diễn biến tiếp theo khó khách quan, toàn diện. Có ý kiến cho rằng, tình thế hiện nay sẽ dẫn đến một đột biến, bước ngoặt, nghiêng về bên này hay bên kia.

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đứng đầu Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov xem các loại vũ khí được cho là đã thu giữ được trong chiến dịch quân sự của Nga, tại Gudermes ngày 20/8. (Nguồn: Reuters)

Những kịch bản – có thể và không thể

Sau những kết quả chậm mà chắc của Nga trong hơn 7 tháng đầu năm 2024, cục diện chiến trường hiện tại trở nên khó đoán định hơn. Có thể xảy ra một số kịch bản sau:

Một là, hai bên ở vào thế giằng co. Ukraine vừa cầm cự trên mặt trận phía Đông, vừa tiếp tục tiến công một số mục tiêu sâu trong đất Nga và quyết giữ vùng mới chiếm được, ít nhất đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ vào tháng 11/2024.

Nga tiếp tục tiến công vào lãnh thổ Ukraine và phản công khôi phục các địa bàn bị chiếm giữ ở Kursk, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa tạo được đột biến đáng kể nào.

Điều này có thể giải thích được. Đằng sau Ukraine là sự chi viện, hỗ trợ, can dự của Mỹ và phương Tây về tài chính, vũ khí trang bị, chuyên gia quân sự, tin tức tình báo từ vũ trụ, trên không. Cùng với đó là đòn trừng phạt kinh tế, cô lập Nga về chính trị, ngoại giao.

Hai là, Ukraine chiếm giữ, kiểm soát phần lớn tỉnh Kursk, tiếp tục tiến công hỏa lực vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga và cơ bản duy trì thế trận phòng thủ ở miền Đông, buộc Nga phải chấp nhận đàm phán, trao đổi giữa Kursk với khu vực mới chiếm giữ ở phía Đông Ukraine. Kịch bản này rất khó có khả năng diễn ra.

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt
Góc nhìn từ máy bay không người lái cho thấy những gì lực lượng Ukraine cho biết là các cuộc tấn công bằng tên lửa vào quân đội Nga tại Novozhelanne ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine vào ngày 21/8. (Nguồn: Reuters TV)

Ba là, Nga tập trung lực lượng, với nhiều loại vũ khí hiện đại, có khả năng sát thương cao, gây tổn thất nặng nề, tạo ra cục diện chiến trường đột biến, buộc Ukraine rơi vào thế bất lợi, phải chấp nhận các điều kiện của Moscow.

Nga có thể tiến công theo ba phương án. Thứ nhất, lấy tiến công đường không mạnh mẽ vào nhiều mục tiêu trên các tỉnh, thành phố Ukraine và tiến công đường bộ trên địa bàn Donetsk, mở rộng vùng chiếm giữ ở miền Đông Ukraine làm mặt trận chính; ngăn chặn, kìm giữ, bao vây, tiêu diệt đối phương ở Kursk là mặt trận phối hợp.

Thứ hai, tiếp tục tấn công đường không, đường bộ vào lãnh thổ Ukraine để phối hợp với mặt trận chính, bao vây, tiêu diệt lớn lực lượng Ukraine ở Kursk. Thứ ba, tiến công lớn, đồng thời trên cả hai mặt trận, tạo cục diện đột biến, đẩy Ukraine vào thế bị động, chịu tổn thất nặng nề, buộc phải chấp nhận thất bại. Việc Belarus tăng cường lực lượng phòng thủ vừa bảo vệ biên giới vừa khiến Ukraine phải chú ý hơn đến động thái mới trên hướng Bắc.

Nhiều chuyên gia bỏ phiếu cho kịch bản ba. Nhưng với tình thế hiện nay, Điện Kremlin khó tập trung lực lượng đủ mạnh để mở cuộc tiến công lớn, đồng thời trên cả hai mặt trận và bảo đảm phòng thủ trên toàn bộ lãnh thổ của mình.

Không loại trừ Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, nhằm răn đe phương Tây can dự sâu hơn và Ukraine có hành động liều lĩnh, ở thế đường cùng. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân, bất kể ở cấp nào, cũng là vạn bất đắc dĩ, phương án cuối cùng. Bởi khi đó, xung đột có thể bùng phát, vượt tầm kiểm soát, gây hậu quả thảm khốc cho tất cả các bên và khu vực, thế giới.

Bốn là, hai bên chấp nhận đàm phán ngừng bắn. Cục diện giằng co kéo dài, hai bên gặp nhiều khó khăn hoặc diễn ra kịch bản thứ hai, thứ ba cùng với nỗ lực trung gian hòa giải của một số nước, đều có thể dẫn đến việc kết thúc xung đột bằng đàm phán. Đây là kịch bản khả dĩ nhất.

Nhiều kịch bản khác nhau, nên hình thức, điều kiện, thời gian và kết quả đàm phán cũng khác nhau. Trong đó, bên có ưu thế chiến trường sẽ giành lợi thế hơn trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, khả năng và kết cục đàm phán còn phụ thuộc vào ý đồ chiến lược và mức độ can dự của Mỹ và phương Tây. Tùy theo tình thế, mà Nga cũng sẽ đặt điều kiện với Mỹ và phương Tây. Vì thế, diễn biến và kết cục sẽ khó đoán định. Hãy chờ xem.





Nguồn: https://baoquocte.vn/xung-dot-nga-ukraine-va-du-bao-ve-dot-bien-mang-tinh-buoc-ngoat-283538.html

Cùng chủ đề

Triều Tiên công bố sách trắng chỉ trích Hàn Quốc

Hãng thông tấn KCNA vừa công bố một sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khiến Hàn Quốc phải đối mặt nguy cơ chiến tranh hạt nhân thông qua các chính sách của ông đối với Triều Tiên. ...

Iran đe dọa Israel, nói đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân

Quan chức Iran tuyên bố nước này đã có đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân và có thể thay đổi học thuyết hạt nhân nếu bị đe dọa sự tồn vong. ...

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ngoại trưởng Nga lần đầu đến EU kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tới quốc gia thuộc Liên minh châu Âu kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.Đại sứ quán Malta tại Nga cho biết quyết định tổ chức cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng OSCE ở Malta vào ngày 5 - 6/12 "áp dụng cho tất cả thành viên, bao gồm cả Liên bang Nga"."Các phái đoàn...

Bóng đá ở Ukraine đang diễn ra như thế nào?

(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Bài đọc nhiều

Nvidia ‘lật đổ’ Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Hôm 25.10, Nvidia đã 'soán ngôi' Apple để giành danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 3.530 tỉ USD. ...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quan chức tình báo phương Tây nói lính Triều Tiên đã vào Ukraine

Một nhóm nhỏ binh sĩ CHDCND Triều Tiên được cho là đã có mặt tại Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói lực lượng Kyiv có quyền tấn công trong trường hợp đó. ...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Cùng chuyên mục

Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng cuộc tấn công Thượng Hải để xem máy bay chiến đấu từ Nhật Bản có thể đến gần đến mức nào, theo South China Morning Post hôm nay 3.11. ...

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng “áp đảo”

Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném bom hạng nặng B-1B ở khu vực phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ điều máy bay ném bom tập trận với Hàn

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận không quân chung hôm nay 3.11 với sự tham gia của máy bay ném bom B-1B. ...

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.

Mới nhất

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Mới nhất