Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền con người theo...

Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền con người theo Công ước ICCPR

Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.

Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976.

Cùng với Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR) và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), Công ước ICCPR là một trong ba trụ cột của Bộ luật Nhân quyền quốc tế – nhóm văn kiện nền tảng cho sự hình thành và phát triển các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản trên thế giới.

Nội dung Công ước ICCPR quy định các quyền gắn liền với các cá nhân từ khi sinh ra đến hết cuộc đời (quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn cá nhân, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý xã hội…).

Một số quyền trong Công ước ICCPR sau này được Liên hợp quốc phát triển thành những công ước quốc tế riêng, như: Công ước về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục người khác năm 1984; Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ em năm 1989…

Việt Nam luôn chú trọng đảm bảo quyền con người luôn trong tiến trình phát triển VOV

Việt Nam nỗ lực bảo vệ quyền con người theo Công ước ICCPR

Việt Nam đã gia nhập Công ước ICCPR vào ngày 24/9/1982. Từ đó đến nay, Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên của Công ước.

Hơn 40 năm gia nhập, Việt Nam đã có những bước phát triển trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về các quyền dân sự, chính trị để thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 40 của Công ước ICCPR, Việt Nam đã 3 lần thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo việc thực thi Công ước ICCPR vào các năm 1989, 2002 và năm 2019.

Trong đó, báo cáo lần 3 việc thực thi Công ước ICCPR của Việt Nam nêu rõ, kể từ khi Việt Nam nộp báo cáo quốc gia lần thứ 2 vào năm 2002, Việt Nam ngày càng chú trọng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là sau Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã ban hành rất nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính trị, đồng thời liên tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm mục đích ngày càng ghi nhận đầy đủ nhất các quyền này.

Đặc biệt, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người, quyền công dân đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Các văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã ghi nhận hầu hết các quyền dân sự và chính trị; các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam và đã từng bước được đưa vào cuộc sống để người dân được thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị.

Thực tế đã phản ảnh rõ những kết quả đạt được, như các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn được tôn trọng, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử; báo chí ở Việt Nam đã phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội; cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; một khối lượng lớn nhu cầu liên quan đến vấn đề hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước…

Những thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam trong thời gian này cũng được phái đoàn Việt Nam chia sẻ tại Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam diễn ra các ngày 11 – 12/3/2019.

Đồng thời, phái đoàn Việt Nam cũng cung cấp thêm những thông tin cụ thể để các thành viên Ủy ban Nhân quyền hiểu rõ và chính xác về tình hình thực thi Công ước ICCPR ở Việt Nam; bác bỏ những luận điểm sai trái, không có tính chất xây dựng của một số tổ chức, cá nhân về vấn đề này.

Đại diện Ủy ban Nhân quyền LHQ và đại diện đoàn công tác liên ngành Việt Nam tại phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR ngày 1132019 tại Geneva Thụy Sĩ Ảnh Bộ Tư pháp

Cũng tại phiên họp, đoàn Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực thi Công ước ICCPR, như: năng lực xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực không cao; các nguồn lực cần thiết dành cho phát triển, an sinh xã hội chưa được bảo đảm bền vững; tác động của những vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.

Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và đặt ưu tiên cao nhất là tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật và tư pháp, thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật, nhằm tiếp tục cố gắng đạt nhiều thành tựu tốt hơn trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã đánh giá cao việc tham gia và đối thoại của đoàn Việt Nam tại Phiên họp. Các thành viên Ủy ban Nhân quyền cũng ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR, đồng thời tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Việt Nam hoàn thành nộp báo cáo lần 4

Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành nộp Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4 vào ngày 29/3/2023, theo đúng quy định của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.

Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4 tại Việt Nam cung cấp các thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội nghĩa Việt Nam, thể hiện những bước phát triển và nỗ lực của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị. Báo cáo phản ánh những tiến bộ của Việt Nam cả về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thực tiễn thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2022.

Thông qua Báo cáo, Việt Nam mong muốn thế giới hiểu rõ hơn về những nỗ lực, tiến bộ của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị, cùng với đó, tiếp tục ghi nhận, ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Cùng chủ đề

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Mới nhất