Trang chủNewsThời sựViệt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường

Các chuyên gia kinh tế, quan hệ quốc tế của Mỹ cho rằng nước này cần sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết tại phiên điều trần của Bộ Thương mại Mỹ diễn ra vào ngày 8.5, phía Việt Nam nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường.

“Chúng tôi hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần. Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam”, bà Phạm Thu Hằng nói, đồng thời nhấn mạnh: “Việc Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước”.

Quyết định hợp lý cần thiết

Liên quan vấn đề trên, chuyên gia Murray Hiebert (Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế – CSIS, Mỹ) vừa qua có bài phân tích đăng trên website của CSIS mang tựa đề: High Time for the United States to Graduate Vietnam from Its Nonmarket Economy Status (tạm dịch: Đã đến lúc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường).

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 1.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ, Việt Nam được đánh giá hội tụ đầy đủ tiêu chí của một nền kinh tế thị trường

Đào Ngọc Thạch

Ông Hiebert chỉ ra: Việt Nam đã bị Mỹ đưa vào nhóm các nền kinh tế phi thị trường trong hơn 20 năm, vốn bao gồm 12 quốc gia như Nga, Trung Quốc… Điều này vẫn tồn tại ngay cả khi Việt Nam là một trong những đối tác thân cận nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông.

Chỉ vài ngày trước khi nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9.2023 và có nhiều sáng kiến an ninh và kinh tế, Việt Nam chính thức nộp đơn đề nghị Mỹ dỡ bỏ tình trạng nền kinh tế phi thị trường. Một tháng sau, Bộ Thương mại Mỹ đồng ý rà soát để loại Việt Nam khỏi danh sách trên – vốn dễ đối mặt với những tiêu chí khắt khe nhất khi bị buộc tội trong các vụ kiện chống bán phá giá. Theo quy định của Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ có 270 ngày, tức đến cuối tháng 7 là hạn chót, để hoàn thành cuộc khảo sát về hiện trạng của Việt Nam.

Bài viết của ông Hiebert nêu: Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 bằng cách mở cửa đất nước cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, cắt giảm mạnh vai trò trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và từ bỏ nông nghiệp tập thể và kiểm soát giá cả.

Ngày nay, Việt Nam là một thỏi nam châm lớn thu hút đầu tư nước ngoài khi các công ty tìm cách tách khỏi Trung Quốc và tìm các trung tâm sản xuất thay thế. Các công ty của Mỹ như Apple và Intel đã thành lập các nhà máy và trung tâm nghiên cứu lớn, đồng thời quốc gia này nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Thăm Việt Nam vào năm 2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác sản xuất chất bán dẫn và thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Việt Nam là đối tác trong các cuộc đàm phán do Mỹ thúc đẩy để thiết lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) gồm 14 nền kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế khu vực. Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó họ đồng ý trao cho các liên đoàn lao động độc lập một vai trò lớn hơn.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra: “Nhiều nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Úc, Anh và Canada, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nên việc Mỹ xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường có vẻ độc đoán và phản tác dụng đối với một quốc gia mà Mỹ có quan hệ kinh tế sâu sắc và hợp tác an ninh ngày càng mạnh mẽ”.

Chính vì thế, bài viết nhấn mạnh: “Bước hợp lý tiếp theo trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ là Washington vào tháng 7 tới cần công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”.

Những cản lực phi lý

Thuận lợi cho việc công nhận trên, tác giả Hiebert nhận định: “Một số tổ chức thương mại Mỹ như Liên đoàn Bán lẻ quốc gia sẽ ủng hộ mạnh mẽ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tổ chức này trích dẫn sự cởi mở của đất nước đối với đầu tư nước ngoài, khả năng chuyển đổi tiền tệ và thương lượng tự do để ấn định mức lương”.

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 2.

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thường niên năm 2023 với chủ đề “Nâng tầm – Khởi động” diễn ra tại TP.HCM

TTXVN

Ông cũng dẫn ra rằng Việt Nam gần như đáp ứng hầu hết tiêu chí của Mỹ về nền kinh tế thị trường. Nhưng ông quan ngại: “Tiêu chí thứ 6 cho phép những người đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ xem xét các vấn đề “thích hợp” khác. Hạng mục này có thể khá chủ quan”.

Bên cạnh đó, một cản lực khác, theo ông, là một số tổ chức tại Mỹ như Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ, đã đưa ra bình luận kêu gọi chính quyền không đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường. Theo họ, việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách sẽ “gây tổn hại cho các nhà sản xuất tôm tại Mỹ”. Các ngành công nghiệp khác như các nhà sản xuất mật ong, cá da trơn, thép và tủ bếp của Mỹ cũng có thể phản đối.

Đây cũng chính là lo ngại của GS David Dapice (chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH thuộc Trường Chính sách công Kennedy của Đại học Harvard, Mỹ) – một người có nhiều nghiên cứu về kinh tế Việt Nam và khu vực.

Trả lời Thanh Niên ngày 23.5, GS Dapice nêu: “Các liên đoàn lao động và một số chính trị gia ở Mỹ coi bất kỳ việc nới lỏng quy định phi thị trường nào của Việt Nam là một cách để “cho” một thứ gì đó cho Việt Nam và “lấy” đi một thứ gì đó từ người lao động và các công ty Mỹ. Tôi không đồng ý với điều này, nhưng lo ngại sức ép này khi năm nay là năm bầu cử”.

Ông nhấn mạnh: “Với vấn đề lạm phát đang là mối lo ngại, nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ hợp lý nên được hoan nghênh hơn là bị phản đối. Nếu Việt Nam không xuất khẩu điện thoại thông minh hay đồ nội thất thì các nước khác sẽ làm. Những công việc đó sẽ không quay trở lại Mỹ”.

Đối tác quan trọng của nhau

Tính từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995 thì năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tăng gần 300 lần, vượt mức 120 tỉ USD. Năm 2023, do những yếu tố chung của kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại song phương Việt – Mỹ có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn đạt trên 111 tỉ USD.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục giữ vị trí này, khi xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt trên 34 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Trả lời Thanh Niên, nhiều chuyên gia kinh tế của Mỹ cũng đánh giá cao về tính thị trường của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hướng tới cơ cấu thị trường tự do

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 3.
 

Nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hướng tới cơ cấu thị trường tự do. Nỗ lực mở rộng nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân là một ví dụ. Lãi suất đã được hạ xuống vào năm 2023 cũng là một bằng chứng khác. Việt Nam cũng đã tăng cường khả năng tín dụng cho đầu tư và đổi mới lớn hơn ở khu vực tư nhân.

Ngoài ra, Việt Nam có giao dịch tiền tệ minh bạch, việc xác định tiền lương thực sự thông qua thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hơn nữa, Việt Nam luôn hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn là động lực chính của nền kinh tế tại thời điểm này.

Việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ là tín hiệu cho thấy đây là nền kinh tế an toàn và ổn định để đầu tư, được thúc đẩy bởi các nguyên tắc thị trường hơn là chính sách tập trung. Qua đó, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn. Đồng thời, khi được công nhận nền kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ ít bị áp thuế cao khi xuất khẩu vào các thị trường lớn. Và đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, điều đó cũng sẽ là tín hiệu cho các công ty trên toàn thế giới rằng Việt Nam trở thành điểm đến hợp lý để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

TS Steven Cochrane

(Kinh tế gia trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Công ty phân tích tài chính Moody’s, Mỹ)

Giao dịch theo giá thị trường thì là nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 4.
 

Tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường đôi khi mang tính chính trị hơn là kinh tế. Từ quan điểm của một nhà kinh tế, tôi cho rằng nền kinh tế nào mà hầu hết các giao dịch được thực hiện trên thị trường theo giá thị trường, thì đó là nền kinh tế thị trường. Nhưng các tiêu chí pháp lý mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra có thể bao gồm một số yếu tố cân nhắc khác.

GS Dwight Perkins

(chuyên về kinh tế, Đại học Harvard, Mỹ)

Việt Nam cần được xếp vào nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 5.
 

Về xuất khẩu và nhập khẩu, Việt Nam cần được xếp vào nền kinh tế thị trường. Việt Nam không có những khoản trợ cấp để hàng xuất khẩu có giá rẻ một cách giả tạo. Tuy nhiên, một số mức giá thấp là do các yếu tố khác. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam được quản lý nhưng không bị thao túng vì lợi ích không công bằng. Một số đầu vào như đất đai hoặc một số dịch vụ có thể không hoàn toàn theo định hướng thị trường hoặc mở cửa, nhưng chúng không có tác động lớn đến dòng chảy thương mại hoặc đầu tư.

GS David Dapice

(chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard, Mỹ)

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 6.

Ngô Minh Trí – Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-hoan-toan-la-nen-kinh-te-thi-truong-185240523230431461.htm

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi thành tích kinh tế và ngoại giao của Việt Nam

Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh thêm, tiếp nối những thành tích đã đạt được trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn trong năm 2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi,...

Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu

Với dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng cố vị thế, tận dụng cơ hội trở thành mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầuVới dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Người dân cần được tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất

30% người bệnh đang phải chi tiền túi khi khám chữa bệnh. Cùng với đảm bảo nguồn cung, giá thuốc phải được kiểm soát chặt với nguyên tắc người dân tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất. ...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Cùng chuyên mục

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ,...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam hết sức quan trọng ...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Đồng thời, lên kế hoạch phóng tên lửa tầm bắn tối...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp Giáng sinh 2024

Kinhtedothi - Sáng 17/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp lễ Giáng sinh 2024 và chuẩn bị chào đón năm mới 2025. Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Giám mục Hoàng Minh Tiến - Giám mục Chính tòa Giáo...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất

Bạc quay đầu tăng nhẹ