Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam đạt nhiều thành tựu, nghiêm túc thực hiện cam kết...

Việt Nam đạt nhiều thành tựu, nghiêm túc thực hiện cam kết quốc tế về quyền trẻ em

Hơn 30 năm với tư cách là quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Việt Nam luôn thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình.

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) và mở cho các nước ký, phê chuẩn và tham gia theo Nghị quyết số 44/25.

Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được đưa ra và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. UNCRC có hiệu lực từ ngày 2/9/1990.

Việt Nam luôn thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền trẻ em Ảnh Tạp chí Tuyên giáo

Việt Nam luôn thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền trẻ em

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.

Hơn 30 năm qua, với tư cách là quốc gia thành viên UNCRC, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thể hiện trách nhiệm, sự nghiêm túc của quốc gia thành viên trong thực hiện báo cáo định kỳ thực hiện UNCRC, khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đảm bảo tốt nhất quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Ngày 27/12/2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo giới thiệu Khuyến nghị của Ủy ban quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) về báo cáo quốc gia lần 5 và 6 của Việt Nam.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, Ủy ban CRC đánh giá cao quá trình chuẩn bị báo cáo cũng như trả lời danh mục các nội dung quan tâm của Ủy ban và tham gia đối thoại nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam.

Các thành viên Ủy ban CRC đều hoan nghênh thành tựu đạt được của Việt Nam thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, chính sách cũng như các biện pháp thực hiện của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền trẻ em. Quá trình xây dựng báo cáo quốc gia có sự tham gia của các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em đến chuẩn bị đối thoại với Ủy ban CRC.

Trong phiên họp, các thành viên Ủy ban CRC đã đưa ra hàng trăm câu hỏi đối với Việt Nam. Đoàn Việt Nam cũng đã trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, trọng tâm và cũng rất đầy đủ với các thành viên Ủy ban CRC.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, việc các thành viên Ủy ban CRC đưa ra nhiều câu hỏi như vậy cũng thể hiện sự quan tâm đối với các thành tựu cũng như những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt để hướng tới giúp Việt Nam làm tốt hơn nữa việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc.

“Có thể nói, đánh giá chung về kết quả báo cáo và các kết quả đạt được lần này của Việt Nam là rất tích cực”, bà Hà nói.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn xem xét kỹ lưỡng, xây dựng kế hoạch triển khai các khuyến nghị của Ủy ban thông qua các chương trình hành động, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và đề án, dự án về trẻ em.

“Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, coi đó là công tác quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Thông qua phiên đối thoại lần này, nhiều bài học kinh nghiệm, giải pháp, mô hình của Việt Nam đã được chia sẻ với các thành viên của Ủy ban CRC và các quốc gia khác trong tiến trình thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.

Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu của Việt Nam

Cũng tại hội thảo, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam cho biết thêm, trong kỳ báo cáo lần 5 – 6, Ủy ban CRC đánh giá Việt Nam đạt được kết quả toàn diện.

Thứ nhất, Ủy ban CRC đánh giá cao Việt Nam về những tiến bộ trong xây dựng và sửa đổi luật pháp, đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016 so với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004.

Trong đó, Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định rộng hơn các nội dung về quyền trẻ em, đồng thời phạm vi áp dụng của hầu hết các điều khoản cũng đã được mở rộng (các quyền của trẻ em không chỉ được bảo đảm đối với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam).

Luật Trẻ em năm 2016 cũng đưa ra một cơ chế rõ ràng hơn cho công tác lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện quyền của trẻ em ở tất cả các cấp quản lý, đồng thời đảm bảo phân bổ các nguồn lực thích hợp cho việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Ngoài ra, Luật Trẻ em năm 2016 quy định tổ chức phối hợp liên ngành mới cho trẻ em do Thủ tướng Chính phủ thành lập để chỉ đạo, phối hợp và hài hòa việc xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như thực hiện các quyền của trẻ em. Luật còn có một chương mới về quyền tham gia của trẻ em (Chương V) và quy định chi tiết hơn về bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ và chăm sóc thay thế (Chương IV).

Luật Trẻ em năm 2016 cũng đưa ra định nghĩa và quy định đầy đủ hơn về các nhóm “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,” chuyển từ cách tiếp cận tình huống và từng đối tượng sang cách tiếp cận mang tính hệ thống, đáp ứng đầy đủ và liên tục các cách thức phòng ngừa, cung cấp dịch vụ can thiệp và ứng phó sớm dựa trên nhu cầu cá nhân của trẻ và gia đình.

Thứ hai, Ủy ban CRC cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội và phát triển bền vững.

Chính phủ không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà còn chú trọng phát triển xã hội, trong đó có các vấn đề mật thiết liên quan đến trẻ em như giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo… nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

Thứ ba, Ủy ban CRC quan tâm tới các vấn đề mới liên quan đến quyền trẻ em trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Ví dụ như vấn đề biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế và đời sống nhân dân cũng như việc thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

Đặc biệt từ năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, trong đó có việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Cục trưởng Đặng Hoa Nam tái khẳng định, việc Việt Nam tham gia tích cực vào cơ chế đối thoại của Ủy ban CRC và thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CRC rất có ý nghĩa với việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam.

Trước hết, sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong cơ chế đối thoại của Ủy ban CRC thể hiện việc Việt Nam đã thực hiện một cách có trách nhiệm nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của UNCRC.

Từ quá trình tham vấn và xây dựng báo cáo quốc gia, đối thoại với Ủy ban CRC, xem xét, chấp thuận và triển khai các khuyến nghị thông qua Chương trình hành động của Chính phủ, Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện UNCRC, góp phần triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Ý nghĩa thứ hai là qua quá trình này, Việt Nam đã chia sẻ được với các thành viên của Ủy ban CRC và với các quốc gia khác kinh nghiệm trong quá trình thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, Việt Nam cũng có cơ hội được trao đổi với Ủy ban về các vấn đề, thách thức cần phải vượt qua, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm của quốc tế để có thể làm tốt hơn công tác này ở trong nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp thu được nhiều kinh nghiệm để đưa vào các kế hoạch, chiến lược biện pháp cụ thể để quá trình triển khai làm sao đảm bảo tốt hơn quyền trẻ em ở Việt Nam.

Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam UNICEF Lê Hồng Loan phát biểu tại hội thảo giới thiệu Khuyến nghị của Ủy ban quyền trẻ em liên hợp quốc về báo cáo quốc gia lần 5 và 6 của Việt Nam Ảnh Dân trí

Thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam

Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam, ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thực hiện quyền trẻ em.

“Hơn 30 năm trôi qua, chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em như đã giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi; tăng tỷ lệ tiêm chủng, cải thiện chăm sóc sức khỏe; tăng tỷ lệ trẻ em đi học; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại”, bà Loan khái quát.

Bên cạnh đó, bà Loan cũng bày tỏ quan ngại về những bất bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền của trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi vấn đề di cư…

Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em cho rằng, bản báo cáo lần 5 và 6 là khuôn khổ toàn diện để xem xét và đánh giá lại tình hình thực hiện quyền trẻ em, góp phần xây dựng chính sách, luật pháp và kế hoạch và thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

Đại diện UNICEF Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những biện pháp nhằm cải thiện việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh thêm những vấn đề then chốt cần hành động cụ thể như sửa đổi định nghĩa “trẻ em” trong Luật Trẻ em; tăng cường ngân sách cho dịch vụ bảo vệ trẻ em; cải thiện chất lượng giáo dục và giải quyết bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công, đặc biệt là nhóm trẻ dễ bị tổn thương…

“Thực hiện quyền trẻ em là sứ mệnh của UNICEF, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, các Bộ, ngành, tổ chức, người dân và trẻ em Việt Nam để cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch hành động để triển khai hiệu quả những khuyến nghị của Ủy ban CRC”, bà Loan cho hay.

Hoa Vũ

Cùng chủ đề

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp. Quang cảnh phiên họp. (Ảnh THỦY NGUYÊN) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng...

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Trong chuyến thăm gần đây của tôi đến Yên Bái, một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão Yagi ở Việt Nam, tôi đã gặp trẻ em và gia đình của các em. Những câu chuyện khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều có chung nỗi buồn. Tất cả đều gom góp những mảnh vỡ rải rác còn sót lại để xây dựng lại cuộc sống.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mới nhất

Ngành Hải quan: Thu ngân sách năm 2024 dự kiến đạt 418 nghìn tỷ đồng

(PLVN) -   Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD Năm 2024, dưới sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Đảng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự quan tâm, chỉ đạo...

Giá vàng hôm nay, 18-12: Tiếp tục sụt giảm

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay chưa dừng đà giảm trong bối cảnh thị trường dự báo Mỹ ngưng giảm lãi suất trong năm 2025 ...

Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai?

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ sáng kiến của Belarus để Minsk tham gia các cuộc hòa đàm Moscow-Kiev trong tương lai.

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp...

Mới nhất