Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamVì sao cần sớm làm đường sắt tốc độ cao?

Vì sao cần sớm làm đường sắt tốc độ cao?


Căn cứ năng lực tài chính quốc gia, các yếu tố kỹ thuật và nhu cầu thực tế của đất nước, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao cần sớm được thực hiện.

Kỳ 1: Giải “cơn khát” nguồn cung vận tải khách

Trong khi vận tải hàng hóa được đáp ứng tốt bởi vận tải đường biển, đường thủy ven bờ, vận tải hành khách lại đang đối mặt tình trạng mất cân bằng giữa các phương thức và quá tải nếu không sớm đầu tư một loại hình vận tải mới, hiện đại.

Có máy bay, tàu hỏa vẫn chọn xe khách

Một tối cuối tuần tháng 9/2024, chia tay người mẹ già ở TP Vinh, anh Phạm Hồng Phương, cán bộ một doanh nghiệp xây dựng giao thông lại vội vã cùng vợ ra đón xe khách trở lại Thủ đô để kịp buổi làm hôm sau.

Vì sao cần sớm làm đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 1.

Lợi ích mà đường sắt tốc độ cao đem lại được chứng minh khi nhiều nước đã đầu tư rất thành công (ảnh minh họa).

Nhiều năm rời quê ra thành phố, đến tận bây giờ, xe khách giường nằm vẫn là loại hình phương tiện được anh lựa chọn trên hành trình hồi hương.

Theo anh Phương, kết nối Hà Nội với TP Vinh còn có tàu hỏa, máy bay. Tàu hỏa an toàn cao nhưng thời gian di chuyển lại khá dài, mất 8 tiếng. 

Đối với máy bay, thời gian chặng bay từ Vinh đến Nội Bài chỉ mất khoảng 35 phút nhưng tính tổng thời gian di chuyển, làm thủ tục mất khoảng 2,5 – 3 tiếng, ngang thời gian đi xe cá nhân, tổng chi phí di chuyển đắt gấp 3 lần xe khách.

Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN:

Kích thích du lịch, phát triển kinh tế

Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện có 7 tuyến, trong đó khối lượng vận tải tuyến Hà Nội – TP.HCM chiếm xấp xỉ 50% khối lượng toàn mạng, nhưng hạ tầng đã được xây dựng hơn 140 năm.

Thực trạng hiện nay cho thấy, cần thiết phải có các tuyến đường sắt mới, hiện đại, vận chuyển khối lượng lớn, tốc độ cao, an toàn để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.

Việc đầu tư ĐSTĐC vừa đáp ứng nhu cầu vận tải, vừa góp phần giãn dân, tránh tập trung vào các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, kích thích du lịch, phát triển kinh tế – xã hội.

“Đi ô tô giường nằm, giá vé chỉ khoảng 300 nghìn đồng/người, hành khách được đưa đón tận nơi, thời gian di chuyển chỉ khoảng 5 tiếng”, anh Phương nói và cho rằng, thực tế phương thức vận tải đa dạng nhưng chưa thực sự thuận tiện. 

Trong tương lai gần, anh mong dải đất miền Trung sẽ có thêm loại hình vận tải nhanh hơn xe khách, tàu hỏa và tiếp cận, đi lại dễ dàng hơn máy bay.

Khoảng 30 năm gắn bó với lĩnh vực vận tải đường sắt, ông Huỳnh Thế Sơn, Phó trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay: Giá vé là yếu tố quan trọng, nhưng mấu chốt quyết định sức hút của đường sắt là tốc độ di chuyển và thời gian hành trình.

Dẫn chứng, ông Sơn cho biết, trên chặng Hà Nội – Vinh, giá vé xe giường nằm trung bình khoảng 300.000 – 350.000 đồng. 

Trong khi giá vé tàu chạy suốt chỉ khoảng 400.000 đồng/giường nằm. Thế nhưng, số lượng hành khách đi tàu là rất ít do thời gian di chuyển gấp đôi xe khách.

Trên cung chặng 300 – 400km, đường sắt đang mất nhiều khách sang đường bộ. Sau khi cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đi vào khai thác, khách đi tàu tuyến Hà Nội – Vinh giảm thấy rõ. 

Dịp hè năm 2023, ngoài đôi tàu khách chạy thường xuyên (NA1/NA2), đơn vị vận tải không lập thêm tàu như các năm trước vì nhu cầu không có.

“Ngay cả khi nhu cầu khách tăng đột biến, chúng tôi cũng không thể tăng thêm tàu vì năng lực đường đã tới hạn”, ông Sơn nói.

Mất cân đối giữa các phương thức

Thị phần vận tải hành khách giữa các phương thức đang có sự mất cân đối là đánh giá của Bộ GTVT về tổng thể bức tranh vận tải hiện nay.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, hiện hàng không đang phải nỗ lực duy trì các chặng bay cự ly dưới 500km (thường không có lợi nhuận), lấy lợi nhuận từ chặng bay dài bù lỗ cho chặng ngắn. Trong khi trên chặng Hà Nội – TP.HCM vẫn có những chuyến xe vận tải khách chạy xuyên suốt bằng đường bộ.

“Quá trình lập quy hoạch các lĩnh vực của ngành GTVT đã xem xét tiềm năng, lợi thế của từng phương thức để xây dựng kịch bản phát triển.

Theo đó, đối với vận tải hành khách, cự ly ngắn (dưới 150km) ưu thế thuộc về đường bộ. Cự ly trung bình (150 – 800km) đường sắt tốc độ cao chiếm hoàn toàn ưu thế. Cự ly dài (trên 800km) thị phần chủ yếu thuộc về hàng không và một phần của ĐSTĐC.

Đầu tư xây dựng ĐSTĐC sẽ góp phần quan trọng trong cơ cấu lại thị phần vận tải hành khách giữa các phương thức theo hướng bền vững”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.

Cần phương thức vận tải lớn, tốc độ nhanh

Ông Chu Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, trên hành lang Bắc – Nam, hệ thống GTVT gồm: Đường bộ có thị phần vận tải lớn nhất (năm 2019 chiếm gần 63% khách, hơn 50% hàng).

Đường sắt kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu nên thị phần rất thấp (năm 2019 chiếm 3,2% khách và 0,5-1% hàng).

Đường thủy và hàng hải có khả năng vận chuyển khối lượng lớn, chi phí thấp, đảm nhận phần lớn nhu cầu vận tải hàng hóa trên trục Bắc – Nam (năm 2019, khối lượng 133 triệu tấn/năm, chiếm hơn 48%).

Hàng không những năm vừa qua có bước tăng trưởng nhanh, khoảng 18%/năm, chiếm thị phần khoảng 36,6% vận tải khách.

“Vận tải hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp. Tuy nhiên, vận tải hành khách đang có sự mất cân đối”, ông Tuân nhận định.

Theo ông, hành lang kinh tế Bắc – Nam chiếm 54% dân số, 63% khu kinh tế, 72% cảng biển lớn, 40% khu công nghiệp và đóng góp trên 51% GDP cả nước.

Đến năm 2050, nhu cầu vận tải hàng hóa trên hành lang Bắc – Nam lên tới 1,4 – 1,7 tỷ tấn/năm, nhu cầu hành khách đạt 1,1 – 1,3 tỷ lượt hành khách/năm.

Khối lượng dự báo này sẽ do tất cả các phương thức vận tải đảm nhiệm. Trong đó, vận tải đường biển, đường sông có ưu thế về vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, chi phí rẻ nên đảm nhận phần lớn thị phần vận tải.

Vận tải hành khách sẽ phân bổ cho đường sắt, đường bộ và hàng không tùy thuộc vào cự ly mỗi phương thức có lợi thế. Riêng vận tải trên hành lang đường sắt, dự báo đến năm 2050 đạt khoảng 18,2 triệu tấn/năm và 122,7 triệu khách/năm.

“Nhu cầu vận tải hành khách sẽ thiếu hụt rất lớn nếu không có phương thức vận tải khối lượng lớn, tốc độ nhanh như ĐSTĐC”, ông Tuân nói.

Ưu tiên vận tải khách

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hiện chi phí trung bình 1 tấn/km đối với hàng hải, đường thủy khoảng 450 đồng, đường sắt khoảng 680 đồng, hàng không đắt hơn.

Vì sao cần sớm làm đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 2.

Dự án đường sắt tốc độ cao đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, điểm đầu tại TP Hà Nội (tổ hợp ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm). Đồ họa: Nguyễn Tường.

Các quốc gia ven biển có địa hình trải dài tương tự Việt Nam như: Nhật Bản, Italia, Indonesia… đều lựa chọn vận tải hàng hóa chủ yếu bằng đường biển, thủy nội địa do có lợi thế về giá thành.

“Trung Quốc là nước có đường sắt phát triển nhưng khi quyết định xây dựng tuyến vận tải hàng hóa từ Nam Ninh ra phía biển đã đầu tư Kênh đào Bình Lục 134km cho cỡ tàu 5.000 tấn, tổng kinh phí trên 10 tỷ USD”, lãnh đạo Bộ GTVT dẫn chứng và cho biết, đa số các quốc gia có mạng lưới đường sắt phát triển đều dùng đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa, ĐSTĐC vận chuyển khách là chủ yếu.

Gắn bó nhiều năm với sự phát triển của ngành GTVT, ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá, Bắc – Nam là hành lang quan trọng nhất trong 38 hành lang vận tải của đất nước, nhu cầu vận tải rất cao với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm.

Dự báo đến năm 2030, nếu không phát triển một phương thức vận tải mới, việc đáp ứng nhu cầu vận tải là rất khó. Thực tế ấy đòi hỏi Việt Nam cần sớm có tuyến đường sắt mới (ĐSTĐC) bổ sung cho tuyến đường sắt hiện hữu, tập trung chủ yếu vào vận tải hành khách.

“Việt Nam là nền kinh tế mở, hàng hóa sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Dọc tuyến Bắc – Nam lại có nhiều cảng biển, hàng hóa sẽ được gom bằng đường bộ ra cảng biển. Vận tải hàng hóa bằng đường biển vẫn là tối ưu”, ông Đông lý giải.

Cũng theo ông Đông, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2030 tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 130 – 135 tỷ USD, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 – 17%.

“Kinh nghiệm trên thế giới, ĐSTĐC có mối quan hệ tương hỗ tích cực đối với các ngành du lịch, dịch vụ. Việc phát triển ĐSTĐC là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển dịch vụ, du lịch”, ông Đông phân tích.

Làm sớm ngày nào tốt ngày đó

Theo ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội), năng lực vận tải của đường sắt rất tốt và mang lại hiệu quả cao. 

Tuy nhiên nhiều năm qua, đường sắt nói chung và tuyến Bắc – Nam nói riêng chưa được ưu tiên dành nguồn lực thích đáng để đầu tư. Do vậy, việc làm ĐSTĐC sớm ngày nào tốt ngày đó.

“Dự án ĐSTĐC có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nguồn lực đầu tư lớn. Vì thế, việc huy động thế nào cần được tính toán kỹ để đảm bảo khả thi”, ông Thịnh nói.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) nhìn nhận, một đất nước có chiều dài hơn 2.000km như nước ta, phát triển ĐSTĐC là rất cần thiết.

“Lợi ích mà ĐSTĐC đem lại được chứng minh khi nhiều nước đã đầu tư rất thành công. Với công nghệ chạy hoàn toàn bằng điện, ĐSTĐC còn góp phần phát triển kinh tế xanh – mục tiêu mà chúng ta đang hướng đến. Ở thời điểm hiện tại, việc đầu tư là việc “cần làm ngay””, ông Tiến nói.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cũng cho rằng: “Lẽ ra chúng ta nên làm từ lâu. Việc có một phương thức vận tải khối lượng lớn, tốc độ cao, an toàn là đòi hỏi cấp thiết”.

Ông Lạng phân tích, việc đặt mục tiêu cao thì vốn đầu tư sẽ cao là đương nhiên. Tuy nhiên, chúng ta có thể huy động từ rất nhiều nguồn, không phải chỉ trông chờ vào ngân sách. “Vốn không thành vấn đề, quan trọng nhất là tính toán sao cho hiệu quả, khả thi”, ông Lạng góp ý.

Thời điểm thích hợp

Nghiên cứu của Bộ GTVT và tư vấn cho thấy, Nhật Bản đã quyết định đầu tư tuyến đường sắt đầu tiên năm 1950, khi GDP tính theo đầu người mới đạt khoảng 250 USD.

Trung Quốc đầu tư năm 2005, khi GDP đầu người đạt 1.753 USD; Uzbekistan đầu tư năm 2011, khi GDP đầu người đạt 1.926 USD. Indonesia đầu tư năm 2015, khi GDP đầu người khoảng 3.322 USD.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng tuyến ĐSTĐC khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD vào năm 2030.

Quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP.

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng ĐSTĐC vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Làm đường sắt tốc độ cao thẳng nhất có thể

Sáng 25/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo tình hình triển khai dự án ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy báo cáo, mục tiêu phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội (Tổ hợp ga Ngọc Hồi). Điểm cuối tại TP.HCM là Ga Thủ Thiêm. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố.

Kết luận cuộc làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT trong quá trình tiếp thu cần chú ý, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP Hà Nội đến điểm cuối tại TP.HCM, cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến ĐSTĐC từ địa đầu Móng Cái đến Mũi Cà Mau.

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350km/h thẳng nhất có thể, gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu.

Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công.

Bộ GTVT cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga…



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-can-som-lam-duong-sat-toc-do-cao-192240930235436264.htm

Cùng chủ đề

Phân cấp quản lý đường bộ theo nguyên tắc “1 việc, 1 người chịu trách nhiệm”

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về rà soát, hoàn thiện dự thảo 4 nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. ...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Cần tự chủ đầu tư đường sắt tốc độ cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8. ...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn phương án bố trí vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Lô cốt “bủa vây” lòng đường, Hà Nội tắc càng thêm tắc

Cả chục hàng rào (lô cốt) thi công từ các dự án thoát nước, đường điện... chiếm dụng lòng đường ở nhiều tuyến phố gây ùn tắc giao thông, phương tiện "chật vật" di chuyển ngày qua ngày. Đại diện Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội cho biết: Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng nhằm đảm bảo cấp điện cho TP Hà Nội. Liên danh CTCP...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Đồng Nai bãi bỏ thông báo thu hồi đất dự án đường liên cảng 1.200 tỷ

Do hướng tuyến của đường liên cảng đã thay đổi cũng như dự án chưa triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quyết định từ năm 2010 nên Đồng Nai quyết định bãi bỏ thông báo thu hồi đất cũ. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

2 lần trả lại tài sản cho khách nước ngoài trong một ngày

Hôm nay (04/11/2024), tiếp viên đường sắt đã trả lại tài sản cho 2 trường hợp khách nước ngoài để quên tài sản trên tàu. Cụ thể: Sáng nay, Trưởng tàu SP4 Phạm Quang Chiến vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Hà Nội. Được biết, hành khách mua riêng 1 khoang giường nằm, sau khi xuống tàu đã để quên 1 ba lô màu đen. Bên trong gồm 01 quyển hộ chiếu, 01...

Mới nhất

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất