Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ...

Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?


Cựu Thủ tướng Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2016) Arseniy Yatsenyuk, hiện là người đứng đầu Diễn đàn An ninh Kiev (KSF) cho biết, việc tịch thu khoảng 300 tỷ EUR tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn thế giới là vấn đề mà nhóm Diễn đàn này đang dành rất nhiều sự quan tâm.

Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?
Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?. (Nguồn: FT)

Người đứng đầu Diễn đàn An ninh Kyiv cho biết: “Tôi coi nhiệm vụ này là một trong những ưu tiên chiến lược của Ukraine, như tôi đã nhiều lần tuyên bố cả công khai và riêng tư”.

Để đạt mục tiêu tịch thu khối tài sản khổng lồ bị đóng băng của Nga, theo ông Yatsenyuk, điều rất quan trọng hiện nay là phải “mở rộng vòng tròn” các đồng minh, nhằm hỗ trợ Ukraine triển khai theo hướng này.

Thông tin mới nhất do cựu Thủ tướng Yatsenyuk cho biết, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã thông báo, Brussels sẽ chuyển cho Ukraine 1,7 tỷ EUR thu được dưới dạng thuế đánh vào thu nhập từ tài sản bị đóng băng của Nga. Ông Yatsenyuk đánh giá, đây mới “chỉ là bước đầu tiên, nhưng là bước đi đúng đắn”.

Theo quan điểm công khai được ông Arseniy Yatsenyuk đưa ra, rằng tài sản bị phong tỏa của Nga phải dùng để bù đắp tổn thất và đầu tư trở lại cho quá trình tái thiết Ukraine.

“Bước đi này nên được tiếp nối bởi các bước tiếp theo – phê chuẩn quyết định của các nước G7 về việc chuyển tài nguyên của Nga cho Ukraine, tạo ra một cơ chế chuyển giao như vậy và xác định thủ tục áp dụng nó”, ông Yatsenyuk viết.

Trước đó, Ukrinform đưa tin, tại hội nghị chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Brussels, Bỉ ngày 11/10, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tuyên bố rằng, trong năm nay, Bỉ có kế hoạch ra mắt quỹ đặc biệt trị giá 1,7 tỷ EUR để hỗ trợ Ukraine – sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Giới truyền thông đưa tin, sau cuộc gặp với ông De Croo tại Bỉ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng thông báo trên Telegram rằng, ông đã thảo luận về các cách “làm thế nào để có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga ngay bây giờ mà không lãng phí thời gian để bù đắp thiệt hại”. Ông Zelensky cũng cảm ơn nhà lãnh đạo Bỉ vì “những hành động đúng theo nguyên tắc liên quan tới khối tài sản của Nga bị đóng băng”.

Cũng với mục tiêu tìm cách sử dụng tài sản Nga bị đóng băng ở nước ngoài, người đứng đầu Bộ Tài chính Ukraine vừa nêu lại vấn đề với phía Mỹ nhằm mong đợi sự hỗ trợ. “Kiev kỳ vọng Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng cơ chế sử dụng tài sản của Nga vì lợi ích của Ukraine”.

Đề nghị trên được Bộ Tài chính Ukraine đưa ra trong cuộc gặp mới đây giữa Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergii Marchenko và Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Jay Shambaugh, trong cuộc họp thường niên của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Trong cuộc gặp, Bộ trưởng Marchenko ghi nhận sự ủng hộ của Mỹ, “Tôi rất biết ơn vì việc cung cấp vốn nhịp nhàng và có thể dự đoán được trong năm nay, cho phép chúng tôi đảm bảo thực hiện ngân sách kịp thời. Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc cung cấp tài chính cho Ukraine. Số tiền hỗ trợ ngân sách trực tiếp đã lên tới 22,9 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột”. Tuy nhiên, ông không quên nhấn mạnh: “Tài sản của Nga sẽ trở thành cơ sở để tài trợ thêm cho quá trình phục hồi và tái thiết Ukraine”.

Khi thảo luận về dự thảo Ngân sách năm 2024, Kiev đã nêu nhu cầu hỗ trợ ngân sách sẽ ở mức của năm hiện tại. Thâm hụt ngân sách dự kiến ở mức 42,9 tỷ USD và Bộ Tài chính Ukraine đang trông cậy cả vào sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, để tài trợ cho các chi tiêu xã hội và nhân đạo.

Tuy nhiên, đến nay việc tịch thu khối tài sản khổng lồ của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài, hay có làm được việc này hay không, vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều.

Đề cập vấn đề này trong bài phát biểu tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ, tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga bị phong tỏa phần lớn nằm ở châu Âu, không phải ở Mỹ. Họ đang xem xét cách thức có thể sử dụng những tài sản đó để tái thiết Ukraine. “Mỹ và EU cần đảm bảo cơ sở pháp lý để tịch thu tài sản của Nga”, ông Blinken khẳng định.

Trong khi đó, hiện tuyên bố nói trên của Bỉ về việc chuyển lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga sang Ukraine được giới quan sát cho là chưa có tiền lệ và được đánh giá là khá mạo hiểm. Nhiều nhà lập pháp trong khối đã chỉ ra rằng, “không có con đường pháp lý đáng tin cậy nào cho phép tịch thu tài sản bị phong tỏa hoặc tài sản cố định chỉ vì lý do duy nhất là những tài sản này đang chịu các biện pháp hạn chế của EU”. Nói cách khác, hệ thống pháp luật EU chỉ cho phép “đóng băng” tài sản chứ không được sung công.

Thời gian qua, các quan chức EU đã lên lịch thảo luận để nghiên cứu cách sử dụng số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để trang trải chi phí tái thiết Ukraine sau xung đột. Tuy nhiên, dù có sự đồng thuận chính trị về việc này thì châu Âu vẫn chưa thể hành động vì phải nghiên cứu tính hợp pháp trong cách khai thác những tài sản này.

Ngoài ra, theo phương tiện truyền thông châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số bộ trưởng tài chính EU lo ngại, động thái này có thể làm giảm uy tín của đồng Euro và trái phiếu chính phủ châu Âu trong mắt các ngân hàng trung ương khác.

Mới đây nhất, trong một tuyên bố chung vào ngày 12/10, các Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu ngân hàng trung ương của các quốc gia G7 tái khẳng định, “đã cam kết sẽ giữ tài sản của Nga trị giá khoảng 280 tỷ USD cho đến khi Moscow bồi thường thiệt hại cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự”.

Các bộ trưởng tài chính và người đứng đầu ngân hàng trung ương G7 nói rõ, họ sẽ xem xét “tất cả các con đường có thể hỗ trợ Ukraine, phù hợp với hệ thống pháp luật tương ứng của chúng tôi và luật pháp quốc tế”, đặc biệt là trong việc sử dụng tài sản có chủ quyền bị đóng băng của Nga.

Trong khi, động thái của phương Tây mới dừng lại ở đây, thì Ukraine đã nhiều lần đơn phương hành động, tịch thu và quốc hữu hóa tài sản của các doanh nhân Nga với cáo buộc tài trợ cho cuộc xung đột, kể từ tháng 2/2022.

Ngày 6/10 vừa qua, Cục An ninh Ukraine (SBU) cho biết, họ tiếp tục phong tỏa tài sản thuộc 20 công ty ở Ukraine, vốn sở hữu bởi các tỉ phú Nga Mikhail Fridman, Pyotr Aven và Andrey Kosogov. Đây là những người được cho thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin và góp phần tài trợ quy mô lớn cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Moscow.

Tổng trị giá các tài sản lên tới 464,48 triệu USD, bao gồm chứng khoán và quyền doanh nghiệp của các nhà mạng, một nhà sản xuất nước khoáng, các công ty tài chính và bảo hiểm.

Trong khi đó, đề cập vấn đề này, phía Nga đã nhiều lần chỉ trích nỗ lực của phương Tây nhằm tìm cách lấy các khoản tiền thuộc sở hữu của Nga và chuyển cho Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả tương tự nếu cần thiết. Điện Kremlin tuyên bố, việc phong tỏa tài sản của Nga “sẽ là một bước vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Châu Âu “bơm căng” kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông “co ro”

Giá khí đốt tự nhiên tăng và tình hình bất ổn ngày càng gia tăng sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa Đông này. Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa "gõ cửa" khu vực.

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ “rất đau đớn”

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với "hạm đội ngầm" của Nga.

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm muộn 3/12, bất chấp việc nhà lãnh đạo không hợp tác.

Khát vọng đổi mới và vươn tầm vị thế quốc phòng Việt Nam

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 (19-22/12), Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel đã giới thiệu nhiều sản phẩm thế hệ mới ứng dụng công nghệ cao, khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất và phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam. "Cầm đuốc" tiên phong Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội...

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đưa ra nhận định về tương lai của Hiệp ước an ninh 3 bên giữa nước này với Anh và Australia (AUKUS) trong nhiệm kỳ ông Donald Trump lãnh đạo, bắt đầu từ 20/1/2025.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Cùng chuyên mục

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Những lô hàng xuất khẩu nông sản cuối năm tại Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục góp phần tạo nên niềm vui cho mùa Xuân mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.

Một dự luật của ông Trump không được Hạ viện Mỹ “gật đầu”, chính phủ Mỹ lại “lung lay”

Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12 (giờ địa phương). Điều này khiến chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.

Được “trời phú” cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng cửa các nhà máy công nghiệp. Vì sao nghịch lý này lại xảy ra?

Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

USDA dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tiếp tục tăng thêm 146.000 tấn so với năm trước và đạt mức 2,5 triệu tấn. Còn thị trường Mỹ ước tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong năm tới.

Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.

Mới nhất

Sơn Dương (Tuyên Quang): Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá - văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát...

Bí thư huyện kết nối học bổng cho trò khuyết tật, khen cô giáo đưa trò tới lớp

Sau bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp' đăng trên Tuổi Trẻ Online, cả cô và trò được bí thư Huyện ủy Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tuyên dương và trao hỗ trợ. ...

Quảng Nam nói về việc có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Lãnh đạo sở ở Quảng Nam nói về vụ việc người dân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách trong nghị quyết 29 của tỉnh này. ...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội)...

Mới nhất