Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ cậu học trò từng bỏ học đến hiệu trưởng Sư phạm...

Từ cậu học trò từng bỏ học đến hiệu trưởng Sư phạm Hà Nội


Từng bỏ học một tháng đầu lớp 10 nhưng không bị thầy cô trách phạt, cậu bé Minh suy nghĩ mãi, rồi quyết định chọn học Sư phạm để dạy học trò biết yêu thương.

Mặc áo phông, đeo giày thể thao, thầy Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xuất hiện trên sân vận động. Sút bóng về khung thành để sinh viên năm thứ ba Khuất Văn Nam khởi động, cả thầy và trò cười tươi. Thầy Minh sau đó động viên cả đội chơi cống hiến.

“Đời sinh viên mấy ai được như vậy. Có lẽ đó là khoảnh khắc em trân trọng nhất với người thầy đáng kính của toàn trường”, Nam chia sẻ.

Với sinh viên Sư phạm, hình ảnh thầy hiệu trưởng giản dị vỗ vai học trò trên sân trường, có mặt ở ký túc xá trong buổi tối đầu tiên sinh viên nhập học, đã quá quen thuộc. Còn với thầy Minh, đó là cách để thầy dạy học trò về tình yêu thương – điều quan trọng nhất với mỗi nhà giáo, cũng là điều thầy tâm niệm kể từ lần bỏ học mà không bị trách phạt.





Thầy Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Thầy Minh năm nay 60 tuổi, quê Quảng Trị. Năm 1978, học hết cấp 2, cậu bé Minh phải thi vào trường cấp 3 Đông Hà cách nhà 24 km vì không có trường nào gần hơn. Khó khăn bủa vây, đói ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở là chuyện thường. Nhà xa lại khó khăn nên Minh bỏ học cả tháng.

Ở nhà một mình trong khi bạn bè đi học cả, cậu bé Minh nghĩ “muốn vượt qua đói nghèo thì phải học” nên lại quyết tâm đi. Trở lại trường, Minh nghĩ thầy cô không cho học nữa.

Những tuần sau đó, thầy cô liên tục gọi lên bảng, có lần Minh làm được một chút, có lúc đứng như trời trồng. Cậu bất ngờ vì thầy cô không chê trách mà tìm cách hướng dẫn để bắt kịp các bạn. Minh tò mò “tại sao thầy cô tốt như vậy?”.

“Điều đó thôi thúc tôi thi vào Sư phạm dù chưa có khái niệm yêu nghề”, thầy Minh nhớ lại.

Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế năm 1985, thầy Minh lên Tây Nguyên, dạy Vật lý tại trường Cao Đẳng Sư phạm. Học trò là người Ê Đê, Xê đăng, Mơ Nông, có cả sinh viên ngoài Bắc theo gia đình vào làm kinh tế mới.

Ở đó, cuộc sống khó khăn, đồng nghiệp lăn lộn với học trò. Thầy Minh nhận ra phải từ tình yêu thương, họ mới chấp nhận tất cả. Thầy tự nhủ mình cũng sẽ ứng xử với học trò như vậy.

Sau đó, thầy Minh được cử đi học thạc sĩ rồi làm nghiên cứu sinh. Quay lại trường khi đã đủ thời gian ở miền núi theo quy định, trường lại thừa biên chế, thầy Minh được cho chuyển công tác. Thầy quyết định ra thủ đô, giảng dạy tại khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1996.

Hai năm sau, thầy Minh được cử đi thực tập ngắn hạn tại Pháp, sau đó thường xuyên thực tập, làm việc tại nước ngoài. Trong gần 10 năm, thầy đặt chân tới Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, rồi Mỹ.

“Tôi vẫn hay nói mình đi làm thuê bằng chuyên môn để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Có lúc tôi phân vân chuyện nên về nước không vì quen môi trường làm việc ở nước ngoài”, thầy Minh nhớ lại.

Khi đó, “bà mẹ nông dân” của thầy nói rằng “Xã hội đã nuôi con lớn bằng này, con mà đi thì hàng xóm nghĩ sao?”. Câu nói của mẹ như nhắc thầy nhớ về sự yêu thương, đùm bọc để quyết định ở Việt Nam, tiếp tục dạy học.

Là giảng viên của trường Sư phạm hàng đầu, thầy Minh tâm niệm bằng nhiều cách phải bồi đắp tình yêu thương cho sinh viên, sau mới đến chuyên môn. Với thầy, ghét nhau thì đơn giản, có thể tức thời, còn xây dựng tình yêu thương, giá trị nhân văn là hành trình dài, đòi hỏi kiên trì.

“Nếu bồi đắp được tình yêu thương, mong muốn gắn kết với nghề, sinh viên sẽ tự tìm cách trau dồi chuyên môn, dựa trên nền tảng được học ở trường”, thầy nói.





Thầy Minh chụp ảnh cùng sinh viên trong lễ bế giảng hồi tháng 6. Ảnh: Minh Hằng

Thầy Minh chụp ảnh cùng sinh viên trong lễ bế giảng tháng 6. Ảnh: Minh Hằng

Năm 2012, thầy Minh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Đúng thời điểm đó, các trường phổ thông bán công phải chuyển sang tư thục hoặc công lập. THPT Nguyễn Tất Thành – trường thực hành của Đại học Sư phạm Hà Nội nằm trong số này.

Cũng năm đó, một học sinh lớp 12 của trường mắc bệnh tim, mất sau khi chạy trong giờ Thể dục. Viếng đám tang học trò, hình ảnh chàng trai cao ráo, khỏe mạnh ám ảnh thầy suốt mấy tháng. Câu hỏi “Tại sao một đứa trẻ vô tội phải mất trong nỗi xót xa như vậy?” dằn vặt người đứng đầu trường Sư phạm.

Từ trăn trở đó, khi viết đề án chuyển đổi trường Nguyễn Tất Thành thành trường công lập tự chủ tài chính – mô hình rất mới ở Việt Nam lúc bấy giờ, thầy Minh nêu yêu cầu đầu tiên với cộng sự là không bắt học sinh học Thể dục hay Âm nhạc như nhau. Các em được chọn nội dung theo thể lực, sở thích.

Quan điểm về phát triển năng lực học sinh theo hướng cá nhân hóa khi đó là “rất lạ”. Sau này, trường còn quy định học sinh có quyền học vượt và tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu. Mô hình trường Nguyễn Tất Thành được Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ủng hộ. Ngày nay, trường trở thành nơi thực hành cho sinh viên và địa chỉ được học sinh, phụ huynh tin cậy.

Với sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Minh cùng thầy cô chú trọng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thời đại, củng cố các lớp chất lượng cao – nơi quy tụ những sinh viên tốt nhất; mở các khóa dạy bằng tiếng Anh cho các khoa tự nhiên như Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ thông tin.

Sinh viên những lớp này được học vượt, không giới hạn số tín chỉ trong một năm. Những em có khả năng nghiên cứu được áp dụng chính sách riêng như xem xét miễn thời gian lên lớp nếu phải tập trung cho công bố khoa học hay báo cáo tại hội thảo quốc tế. Những sinh viên xuất sắc được học các chuyên đề tương đương sau đại học để tiết kiệm thời gian nếu học lên.

Với giảng viên, trăn trở lớn nhất của thầy Minh là câu chuyện thu nhập của giảng viên. Là trường tự chủ một phần chi thường xuyên, sinh viên được cấp bù học phí, nguồn thu chủ yếu dựa vào đào tạo sau đại học và đào tạo bên ngoài, trường luôn dành tỷ trọng cao nhất cho con người.

Thầy Minh quan niệm “dù phải giật gấu vá vai cũng không để phúc lợi của giảng viên giảm”. Trong hai nhiệm kỳ thầy làm hiệu trưởng, phúc lợi cho cán bộ, giảng viên trường Sư phạm tăng theo từng năm. Phần thu nhập tăng thêm được chia theo năng lực, tạo sự bình đẳng chứ không bình quân.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng xây dựng các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học; giải thưởng cho giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tốt để thúc đẩy tinh thần làm việc của thầy cô.

Hiệu trưởng Sư phạm từng bỏ học và cách dạy sinh viên biết yêu thương

Thầy Minh giúp sinh viên khởi động trong giải bóng đá của trường cuối tháng 10. Video: Khuất Văn Nam

Nhìn lại 10 năm trên cương vị hiệu trưởng, thầy Minh cho rằng những gì bản thân làm được không quá đặc biệt.

“Việc trường Sư phạm phát triển và được tin yêu là công sức của tất cả cán bộ, giảng viên và sinh viên. Còn điều khiến tôi vui nhất là được sinh viên yêu quý”, thầy Minh nói, cho hay có tháng nhận vài chục email của sinh viên, từ băn khoăn về nghề nghiệp đến chuyện gia đình.

Ở tuổi 60, chuẩn bị kết thúc hai nhiệm kỳ hiệu trưởng, thầy Minh sẽ về giảng dạy tại khoa Vật lý để tiếp tục được gần gũi với sinh viên, được thấy những mảnh giấy trái tim chúc mừng 20/11 treo ở cửa phòng và thấy sinh viên trưởng thành, đem tình yêu thương đến các trường học trên mọi miền đất nước.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Kỷ luật hiệu trưởng “đấu khẩu” với phụ huynh việc thu chi xã hội hóa

(Dân trí) - Liên quan đến vụ lùm xùm thu chi xã hội hóa tại một trường học ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), UBND huyện này đã thi hành kỷ luật hiệu trưởng. Ngày 7/11, lãnh đạo UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết đã có quyết định kỷ luật khiển trách đối với bà Đ.T.B.C., Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt.Bà C. là người từng khiến dư luận xôn xao khi xảy...

Kỷ luật hiệu trưởng giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng hội phụ huynh

Có hành vi giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng hội phụ huynh cũng như mắc nhiều sai phạm về tài chính, bà Đinh Thị Bùi Chung, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bị kỷ luật khiển trách. Ngày 7/11, ông Nguyễn Bắc Việt, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình xác nhận, hội đồng kỷ luật của huyện vừa xét kỷ luật đối với bà Đinh Thị...

Kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trong lễ tổng kết

Nguyên nhân dẫn đến bà Chung bị kỷ luật là đã có hành vi giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trường, khi người này nói về những khuất tất xã hội hóa trong lễ tổng kết năm học và nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực quản lý và tài chính.Tại biên bản bàn giao số tủ này, có sự không thống nhất của bên tài trợ tủ, khi một bên thì ghi ban chấp hành hội phụ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh bị khiển trách

Hội đồng kỷ luật của huyện Minh Hóa đã đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách với bà Đinh Thị Bùi Chung, hiệu trưởng Trường mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt vì nhiều sai phạm về tài chính cũng như hành vi giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế, Dự án này bị...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Mới nhất

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Mới nhất