Triều cường rằm tháng Giêng ở TPHCM có thể ở mức báo động 2

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong12/02/2025

TPO - Đỉnh triều đợt này sẽ xuất hiện vào ngày 13 -15/2 (tức 16 -18 tháng Giêng Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) sẽ ở khoảng 1,47-1,52m, xấp xỉ báo động 2.


TPO - Đỉnh triều đợt này sẽ xuất hiện vào ngày 13 -15/2 (tức 16 -18 tháng Giêng Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) sẽ ở khoảng 1,47-1,52m, xấp xỉ báo động 2.

Sáng 12/2, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, trong 24 giờ qua mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ít biến đổi và ở mức thấp.

Đến 7 giờ ngày 12/2, đỉnh triều cao nhất ngày đo tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) ở mức 1,28m, trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) ở mức 1,32m, đều ở mức dưới Báo động 1.

Dự báo mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên chậm trong những ngày tới.

Triều cường rằm tháng Giêng ở TPHCM có thể ở mức báo động 2 ảnh 1

Triều cường rằm tháng Giêng ở TPHCM có thể đạt báo động 2. Ảnh minh họa: Hữu Huy

Đỉnh triều đợt này xuất hiện vào ngày 13 -15/2 (tức 16-18 tháng Giêng), ở mức sau: Tại trạm Phú An và trạm Nhà Bè ở khoảng 1,47-1,52m, xấp xỉ báo động 2.

Thời gian xuất hiện đỉnh triều cường từ 4-6 giờ sáng và 17-19 giờ chiều.

Trạm Biên Hòa ở khoảng 1,7-1,8m xấp xỉ hoặc dưới Báo động 1 khoảng 0,10m. Trạm Thủ Dầu Một khoảng 1,50-1,55m xấp xỉ hoặc trên Báo động 2 khoảng 0,05m.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 11-20/2, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức cao và có xu hướng giảm dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 390 – 400cm, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 0 đến 3 giờ và 14 đến 17 giờ hằng ngày.

Mực nước thủy triều phía biển Tây (trạm Rạch Giá) từ ngày 11-20/02 dao động ở mức cao và có xu hướng giảm dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 55-60cm, thời gian xuất hiện trong khoảng 3 đến 6 giờ hằng ngày.

Tình hình xâm nhập mặn ở Tây Nam bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20/2: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao đến ngày 16/2 sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Cà Mau có độ mặn cao hơn.

Chiều sâu ranh giới mặn 4‰ tại các cửa sông chính:

Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (phạm vi xâm nhập mặn 45-55km); Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (phạm vi xâm nhập mặn 40-45km); sông Hàm Luông (phạm vi xâm nhập mặn 45-55km); sông Cổ Chiên (phạm vi xâm nhập mặn 45-55km); sông Hậu (phạm vi xâm nhập mặn 45-55km); sông Cái Lớn (phạm vi xâm nhập mặn 30-40km).

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3/2025 (từ ngày 10-16/2; 27/2-4/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-2/4; 27/4-1/5).

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

Sau cơn mưa trái mùa, thời tiết TPHCM những ngày tới sẽ ra sao?
Sau cơn mưa trái mùa, thời tiết TPHCM những ngày tới sẽ ra sao?

Xuất hiện áp thấp trên Biển Đông, TPHCM có mưa trái mùa
Xuất hiện áp thấp trên Biển Đông, TPHCM có mưa trái mùa

TPHCM chốt ngày khởi công cầu đi bộ nghìn tỷ hình lá dừa qua sông Sài Gòn
TPHCM chốt ngày khởi công cầu đi bộ nghìn tỷ hình lá dừa qua sông Sài Gòn

Hữu Huy



Nguồn: https://tienphong.vn/trieu-cuong-ram-thang-gieng-o-tphcm-co-the-o-muc-bao-dong-2-post1716318.tpo

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available