Trang chủNewsNhân quyềnTrẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Cách nhận biết và can thiệp...

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Cách nhận biết và can thiệp sớm


(Dân sinh) – Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có biểu hiện kém phản ứng với âm thanh, hoặc không hiểu lời nói, không hiểu mệnh lệnh,các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, hoạt động nhiều quá mức, rất khó ngồi yên, khó duy trì sự tập trung chú ý trong vài phút, cáu giận vô cớ, xuất hiện thường xuyên, cường độ mạnh…

Theo ThS.BS Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương), chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là một tình trạng chậm trễ trong việc đạt được mốc phát triển về ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về… Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ).

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 tuổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 tuổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.

Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Một số yếu tố nguy cơ của chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ em trai mắc nhiều hơn trẻ em gái khoảng 3 lần; Gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị); Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh, có biến chứng khi sinh.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện đơn độc ở trẻ, hoặc là một trong nhiều triệu chứng của các rối loạn giao tiếp và rối loạn phát triển khác. Vì vậy, khi cha mẹ cần lưu ý phát hiện các bất thường khác đi kèm, bao gồm những bất thường về hàm mặt, về bộ máy phát âm.

Khả năng nghe hiểu của trẻ: Trẻ kém phản ứng với âm thanh, hoặc không hiểu lời nói, không hiểu mệnh lệnh. Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Kém các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội: Gọi ít đáp ứng, giảm nhìn mắt, thờ ơ, ít chơi với các bạn cùng lứa, không biết khoe mách hoặc chia sẻ mối quan tâm, không có các cử chỉ như chỉ ngón, vẫy tay chào, gật/ lắc đầu…

Các hành vi bất thường: động tác chơi tay, vẫy tay bất thường, đi kiễng chân, quay tròn người, cuốn hút quá mức vào một đồ vật, sự việc nào đó…

Hoạt động nhiều quá mức, rất khó ngồi yên, khó duy trì sự tập trung chú ý trong vài phút. Những cơn cáu giận vô cớ, xuất hiện thường xuyên, cường độ mạnh.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình có những bất thường kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín: Nhằm đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ, phát hiện các nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý cần thiết.

Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ cán bộ đa ngành, bao gồm bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu, nhiệt tình, yêu trẻ. Cha mẹ của trẻ sẽ được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trẻ tại gia đình.

Trẻ chậm nói được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trẻ chậm nói được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trẻ chậm nói được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương. Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu khám và can thiệp các rối loạn phát triển, các rối loạn tâm thần trẻ em, Khoa Tâm thần – bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai khám bệnh ngày thứ 7 hàng tuần.

Đồng thời, để giảm bớt chi phí và các thủ tục trong quá trình khám, từ tháng 7/ 2023, Khoa Tâm thần đã triển khai các gói khám trong trường hợp trẻ nghi ngờ tự kỷ, nghi ngờ tăng động.

Một số hướng dẫn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Vui chơi với trẻ là cách thức tốt nhất giúp trẻ học ngôn ngữ. Thông qua các hoạt động chơi tương tác với cha mẹ hoặc với trẻ em khác, trẻ sẽ bắt chước cách phát âm, diễn đạt mong muốn, hiểu yêu cầu của người khác… Trong lúc chơi, cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các điều sau:

Diễn đạt bằng lời những gì trẻ đang làm, đang quan tâm hoặc bạn đang làm, đang quan tâm, nhằm cung cấp môi trường giàu lời nói cho trẻ. Cố gắng thực hiện theo nguyên tắc nói chậm, nói rõ, nói câu ngắn, nói nhấn mạnh. Ví dụ: “đẩy ô tô”, “mở cửa”…

Làm mẫu với những từ ngữ mà bạn mong đợi con phát âm. Ví dụ: “mở ra”, “mẹ lấy”… Khen ngợi với bất cứ nỗ lực phát âm nào của con, cho dù chưa rõ lời.

Hạn chế câu mệnh lệnh. Quá nhiều câu mệnh lệnh hoặc câu hỏi sẽ khiến trẻ bối rối, từ chối nói. Ví dụ: thay vì hỏi “con nói ‘hoa’ đi”, hãy nói “con xem này, hoa”

Đưa ra các lựa chọn, và đợi trẻ phản ứng với lựa chọn bằng cử chỉ hoặc âm thanh. Ví dụ: “Con ăn chuối hay cam. Chuối. Cam”

Đọc sách hoặc nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên, như là một phần trong các hoạt động hàng ngày.

THÀNH NAM



Source link

Cùng chủ đề

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ cuối: Khó như mở trường dạy trẻ tự kỷ

Chưa có quy chuẩn, thiếu quy định, ít mô hình tham khảo, thủ tục rắc rối, phức tạp... là những rào cản cho quá trình hình thành, xây dựng các trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ ở Việt Nam. ...

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ 2: Hoa mắt tìm trường cho con

Công cuộc tìm trường cho con ban đầu tưởng đơn giản, vì chỉ cần đặt lệnh tìm kiếm "trường dành cho trẻ tự kỷ" là ngay lập tức nhận được hàng ngàn kết quả. Có con trai 15 tuổi, phải qua rất nhiều trường...

Trần ai tìm nơi dạy trẻ tự kỷ – Kỳ 1: ‘Tự kỷ’ với những ngôi trường tự kỷ

Trong vai cha mẹ cần tìm trường cho con bị tự kỷ, phóng viên Tuổi Trẻ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã dành nhiều tháng tìm kiếm, thâm nhập. Vụ việc một cháu bé tự kỷ 8 tuổi ở Đà Nẵng bị...

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, viêm màng não do virus gia tăngHiện điều trị tại Trung tâm...

Không chủ quan với bệnh viêm màng não do virus ở trẻ

Nhiều trẻ nhập viện mắc viêm màng não Thời gian gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận, điều trị cho nhiều trẻ nhập viện mắc viêm màng não, nguyên nhân chủ yếu là do Enterovirus (EV). Trong đó, bé trai (7 tuổi, ở Hà Nội), có tiền sử khỏe mạnh, khoảng 1 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện đau đầu từng cơn, kèm theo nôn và sốt. Gia đình đưa trẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lao động tại Nhật, Hàn Quốc về nước là nguồn nhân lực cao cho doanh nghiệp

Đó là đánh giá của đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cũng như Hàn Quốc tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM JaPan về nước. Anh Phạm Văn Chiên, Giám đốc sản xuất công ty TNHH TM&CN Minh Quang là một trong 45 đơn vị tham gia tuyển dụng lao động tại hội chợ việc làm chia sẻ, công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất nên có nhu...

Hà Nội sẽ hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng với Cảnh sát hình sự và Cảnh sát PCCC

Dự kiến sẽ hỗ trợ hàng tháng mức cao nhất là 3,6 triệu đồng/người với lực lượng Cảnh sát hình sự và Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an thành phố Hà Nội. HĐND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CN-CH)...

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Bác sĩ cảnh báo các thói quen gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải

Ngày nay, nhiều người vẫn xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế -...

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Mới nhất