Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Thời gian qua, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em DTTS. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhiều bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS được tiếp cận và thụ hưởng những chính sách chăm sóc sức khỏe của Nhà nước.Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.Ngày 5/12, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX), trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 và một số hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam.Thôn Láng Ngựa là khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Raglay. Nguồn vốn của các chương trình MTQG phát huy hiệu quả đầu tư, tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ, Nhân dân địa phương, tích cực góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành Lễ hội quốc gia. Người Cơ Tu vui hội nhập làng. Người Mông Nghệ An “thay áo mới” cho ruộng bậc thang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, 5 năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Thuận có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025.Chiều 5/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam và các đơn vị liên quan phát động Cuộc thi “Hoa khôi sinh viên Việt Nam – Vietnam Miss University 2024”.“Ngày 31/12/2024 sẽ đi kiểm tra thực tế Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei. Nếu Dự án chưa hoàn thành thì kỷ luật chủ đầu tư Dự án”. Đó là khẳng định của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang tại phiên Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, diễn ra chiều 5/12.Chiều 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 (Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
PV: Xin ông cho biết, những nội dung cơ bản của huyện Tràng Định trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn?
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND huyện Tràng Đinh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình cho cả giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; chỉ đạo các cơ quan chuyên, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình, đi đôi với phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.
Thường xuyên chức tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là công tác huy động, vận động người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập hộ gia đình; tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình thực hiện, địa phương chú trọng thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn về cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp thôn bản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
PV: Hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện như thế nào, thưa ông?
Qua triển khai thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tràng Định, đã và đang có nhiều tác động tích cực, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận các thông tin về các chính sách, về công tác giảm nghèo. Đặc biệt, Chương trình đã tạo được sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về công tác giảm nghèo, về ý thức vươn lên thoát nghèo.
Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025, nhất là hỗ trợ sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, từng bước được cải thiện cả về vật chất đến tinh thần, trình độ dân trí. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa các khu vực trên địa bàn huyện. Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống. Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nếu năm 2021 là 10,84% thì đến nay giảm xuống còn 2,47%.
PV: Những khó khăn, thách thức trên hành trình thực hiện công tác giảm nghèo là gì, thưa ông?
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới có 22 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đã và đang gặp một số khó khăn, thách thức như: Địa bàn huyện rộng, trình độ dân trí không đồng đều, người dân chưa được tiếp cận nhiều với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình; cá biệt vẫn còn tình trạng một số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình ở một số xã còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện Chương trình liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là cấp cơ sở chưa phát huy tốt vai trò tham gia của người dân, của Ban giám sát cộng đồng.
Tiến độ triển khai thực hiện Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, việc huy động các nguồn lực đầu tư từ cộng đồng chưa cao. Kết quả thực hiện một số dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu, kế hoạch đề ra.
PV: Trong thời gian tới, huyện Tràng Định sẽ tập trung vào những giải pháp nào để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo, thưa ông?
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, trong thời gian tới huyện tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong quá trình thực hiện, chỉ đạo thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn về cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp thôn bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
Huyện xã tiếp tục xác định nguyên nhân nghèo đối với từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể. Đồng thời, huyện sẽ chú trọng thực hiện các giải pháp như: Hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em, đào tạo nghề, tạo việc làm…, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nguồn: https://baodantoc.vn/trang-dinh-lang-son-tao-su-dong-thuan-va-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac-giam-ngheo-1733452380326.htm