Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Từ việc triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phù hợp, hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập, góp phần ổn định đời sống.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.Cái bắt tay “lịch sử” của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.
Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 29 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có 267 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng trong vòng 36 tháng.
Theo đó, từ nguồn lực hỗ trợ trong giai đoạn 2021 – 2025, nhất là hỗ trợ sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa các khu vực trên địa bàn huyện.
Là cận hộ nghèo, bà Ma Thị Phận, thôn Phan Thanh, xã Đề Thám cho biết: Năm nay, gia đình vừa được nhận hỗ trợ 2 con trâu để phát triển sản xuất. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chăm sóc bò, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh chuồng trại, gia đình đã chăm sóc trâu phát triển tốt. Gia đình chúng tôi rất phấn khởi vì đây là món tài sản lớn của gia đình
Ông Hoàng Hồng Long, Phó Chủ tịch UBND xã Đề Thám khẳng định: Qua triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp các bà con xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Còn tại xã Tân Tiến, thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo người dân đã được hỗ trợ chăn nuôi lợn thương phẩm và chăn nuôi dê, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Xã Tân Tiến có 25 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 75 con dê sinh sản, với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Nguồn hỗ trợ từ dự án đã góp phần tạo sinh kế mới, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, đến nay 13/25 hộ nhận hỗ trợ đã thoát nghèo.
Ông Hoàng Ngọc Hưng, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp tạo sinh kế đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được thụ hưởng các chính sách có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 30 hộ năm 2023 xuống còn 16 hộ vào cuối năm 2024 chiếm 2,6%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 95 hộ xuống còn 84 hộ chiếm 13,8% dân số của xã
Từ sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được thực hiện khá đồng bộ, đạt hiệu quả tích cực. Qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của các hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở, đất ở, nhu cầu khám chữa bệnh, học tập, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp các hộ nghèo vươn thoát nghèo bền vững.
Thông qua chương trình, cơ sở vật chất, kinh tế -xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn cũng được cải thiện đáng kể, có sự khởi sắc, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng của địa phương.
Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống.
Ông Chu Việt Hà, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, xã hội huyện Tràng Định cho biết: Qua triển khai thực hiện, các hộ gia đình đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Phấn khởi nhất là, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 10,84%, hết năm 2024, đã giảm xuống còn 2,42%.
Nguồn: https://baodantoc.vn/trang-dinh-lang-son-trao-sinh-ke-phu-hop-giup-giam-ngheo-ben-vung-1735028981424.htm