Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục… của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng là để cho những người xung quanh không bị hút thuốc lá thụ động. Mặc dù quy định đã có, chế tài xử phạt cũng khá cao nhưng đến nay tại nhiều nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với nhiều người thì “cấm cứ cấm” và “ hút cứ hút”.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục… của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới…Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 – 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.Sáng 17/12, trước phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029, 980 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế – xã hội của dân tộc Rơ Măm.
Hằng năm, các xã trên địa bàn huyện tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng, từ đó đề ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Thực tế cho thấy, nếu vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại thì việc thoát nghèo cực kỳ khó khăn. Chính vì thế, khi triển khai các chính sách về giảm nghèo, Hàm Yên luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về ý nghĩa Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Với hình thức và nội dung phong phú, linh hoạt, các hoạt động tuyên truyền đã nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân. Thông qua đó, thể hiện quyết tâm nỗ lực vươn lên, triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo kịp thời nhưng đồng thời cũng phát huy tinh thần tự giác vươn lên của mỗi hộ nghèo.
Anh Nông Văn Tiến, dân tộc Dao ở xã Hùng Đức (Hàm Yên) từng được nhận Giấy khen của UBND huyện Hàm Yên về điển hình vươn lên thoát nghèo. Xuất phát điểm thấp, kinh tế khó khăn khi vừa phải nuôi các con ăn học trong khi chỉ trông vào mấy sào ruộng, đất vườn chưa phát huy hiệu quả. Gia đình anh được Nhà nước tạo điều kiện vay vốn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp VAC.
Trong quá trình phát triển sản xuất, anh được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tổ chức tại địa phương. Bản thân anh và gia đình luôn biết ơn sự giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền địa phương, coi đó là sự khích lệ gia đình đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Anh động viên các thành viên trong gia đình cùng đoàn kết, chăm chỉ lao động, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật đã học vào sản xuất. Nhờ đó, gia đình anh đã có nguồn thu ổn định và thoát nghèo từ nhiều năm nay. Anh Tiến bảo, nếu không có sự nỗ lực của bản thân và gia đình thì việc thoát nghèo thực sự khó và không bền vững được. Theo anh, mấu chốt thoát nghèo vẫn là ý chí và quyết tâm của mỗi người. Nếu không quyết tâm vươn lên cứ trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước thì sẽ không bao giờ thoát nghèo được.
Còn anh Nguyễn Việt Phong, Trưởng thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh, Giám đốc HTX rau quả an toàn Đức Ninh, gia đình anh tập trung phát triển kinh tế gia đình từ việc trồng cây bưởi đặc sản theo tiêu chuẩn VietGap. Anh đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, mỗi năm cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên, với mức lương trung bình hàng tháng khoảng 7 triệu đồng/người/1 tháng.
Dựa vào những đặc điểm của đối tượng người nghèo, khu vực miền núi vùng đồng bào DTTS…, Hàm Yên luôn tạo điều kiện để người dân thuận lợi tham gia các dự án, mô hình phát triển sản xuất tại cộng đồng. Từ các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tại Hàm Yên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, đại diện cho tinh thần lao động sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của người dân.
Từ trước đến nay, trên địa bàn huyện có rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo thật đáng trân trọng. Huyện cũng tích cực ghi nhận, biểu dương kịp thời, để từ đó nhân rộng, lan tỏa. Đó là câu chuyện viết Đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của cụ bà Quyền Thị Dưỡng, 85 tuổi, tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên; cụ Đặng Thị Kỉnh, 85 tuổi thôn Soi Long, xã Thái Hòa; cụ Nguyễn Thị Tuyết, thôn Cây Xoan, xã Đức Ninh,… Các cụ tuổi cao sức yếu nhưng luôn là tấm gương sáng trong lao động và thể hiện tinh thần vượt qua khó khăn khiến nhiều người nể phục.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, huyện Hàm Yên đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện có hiệu quả 03 Chương trình MTQG, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, huyện Hàm Yên đã triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, theo đó, tổng kế hoạch vốn được giao cho Chương trình là 18 tỉ 576 triệu đồng, đến nay, huyện đã giải ngân 10 tỉ 569 triệu đồng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ham-yen-tuyen-quang-nguoi-dan-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-chu-dong-vuon-len-thoat-ngheo-1734348739914.htm