Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTrận mưa thiên thạch 3.000 mảnh giúp thiên thạch học ra đời

Trận mưa thiên thạch 3.000 mảnh giúp thiên thạch học ra đời


Trận mưa thiên thạch trút xuống thị trấn L’Aigle ở Pháp năm 1803 cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của những tảng đá ngoài hành tinh, đánh dấu sự khởi đầu của ngành thiên thạch học.





Mô phỏng trận mưa thiên thạch năm 1783. Ảnh: Wellcome Collection

Mô phỏng trận mưa thiên thạch năm 1783. Ảnh: Wellcome Collection

Trước những năm 1800, các nhà khoa học vẫn hoài nghi về thiên thạch. Bất chấp những ghi chép lịch sử về thiên thạch từ thời La Mã, việc đá rơi từ trên trời xuống nghe có vẻ không hợp lý với giới chuyên gia thời đó. Đa số cho rằng chúng có nguồn gốc từ Trái Đất, có thể từ hoạt động núi lửa, hoặc hình thành khi các hạt bụi trong khí quyển hợp nhất do sét, theo đề xuất của nhà khoa học René Descartes vào thế kỷ 17.

Năm 1794, nhà vật lý Đức Ernst Chladni đi ngược lại với quan niệm phổ biến và đề xuất trong một cuốn sách rằng thiên thạch có nguồn gốc ngoài Trái Đất. Theo Chladni, chúng là những mảnh vỡ rải rác khắp hệ Mặt Trời và không bao giờ hợp nhất thành các hành tinh. Điều này có thể giải thích cho việc những viên đá lao xuống có vận tốc cao và phát sáng mạnh khi tiến vào khí quyển Trái Đất. Chladni cũng chỉ ra mối tương quan giữa những “quả cầu lửa” được phát hiện và các trường hợp đá lao xuống, cùng với sự tương đồng về vật lý ở những tảng đá thu thập được sau khi rơi.

Giả thuyết của Chladni gây ra nhiều tranh cãi vì mâu thuẫn với quan điểm của cả Isaac Newton lẫn Aristotle về các thiên thể. Những khẳng định của ông cũng thách thức niềm tin phổ biến thời đó rằng ngoài Mặt Trăng, không tồn tại gì khác ngoài các ngôi sao và hành tinh. Một số người tán thành giả thuyết của ông về thiên thạch bắt nguồn từ ngoài Trái Đất, nhưng số khác lại kiên quyết bác bỏ và ủng hộ những cách giải thích khác liên quan đến hoạt động núi lửa, dòng hải lưu hỗn loạn hoặc sét đánh vào quặng sắt.

Vài năm sau khi công trình của Chladni được công bố, các nhà thiên văn bắt đầu có những phát hiện đột phá làm tăng thêm sức thuyết phục cho sự tồn tại của thiên thạch trong hệ Mặt Trời. Năm 1801, nhà thiên văn Giuseppe Piazzi phát hiện Ceres, đánh dấu lần đầu tiên tìm ra tiểu hành tinh. Năm 1802, Heinrich Olbers tiếp tục phát hiện tiểu hành tinh Pallas. Cũng trong năm này, hai nhà hóa học Jacques-Luis de Bournon và Edward C. Howard nghiên cứu kỹ thiên thạch, nhận thấy chúng có thành phần hóa học và hàm lượng khoáng chất khác biệt với đá Trái Đất. Những phát hiện mới này dần củng cố cho quan điểm thiên thạch đến từ ngoài hành tinh.

Đầu giờ chiều ngày 26/4/1803, thị trấn L’Aigle ở Normandy, Pháp, trải qua một sự kiện đặc biệt khi hơn 3.000 mảnh thiên thạch rơi xuống. Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhanh chóng cử nhà khoa học trẻ Jean-Baptiste Biot đi điều tra hiện tượng này. Biot nghiên cứu thực địa kỹ lưỡng, thu thập lời kể đa dạng của những người chứng kiến, phân tích các mẫu đá từ vùng lân cận, cuối cùng đưa ra bằng chứng thuyết phục về nguồn gốc ngoài Trái Đất của những viên đá rơi xuống.





Một mảnh thiên thạch LAigle. Ảnh: Marie-Lan Tay Pamart/Wikimedia Commons

Một mảnh thiên thạch L’Aigle. Ảnh: Marie-Lan Tay Pamart/Wikimedia Commons

Đầu tiên, Biot lưu ý rằng thành phần của những viên đá khác biệt đáng kể so với bất cứ vật liệu địa phương nào, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng với những viên đá được tìm thấy trong các vụ thiên thạch rơi trước đây. Điều này gợi ý chúng có chung nguồn gốc ngoài Trái Đất.

Tiếp theo, Biot phỏng vấn nhiều người quan sát và họ chứng thực một cách độc lập rằng đã nhìn thấy mưa thiên thạch. Những người này có xuất thân khác nhau và Biot tin rằng họ không thể hợp tác để bịa đặt mô tả về một sự kiện không xảy ra. Nghiên cứu của Biot khẳng định những viên đá trong trận mưa thiên thạch L’Aigle có nguồn gốc ngoài Trái Đất, đánh dấu sự khởi đầu của ngành thiên thạch học.

Ngày nay, một mảnh thiên thạch L’Aigle cùng với Angers, mảnh thiên thạch khác rơi xuống nước Pháp 19 năm sau, được bảo quản trong căn phòng đặc biệt tại Muséum d’histoire Naturelle d’Angers, một bảo tàng lịch sử tự nhiên của Pháp. Những thiên thạch này là lời nhắc nhở hữu hình về một thời điểm quan trọng trong lịch sử khoa học, khi sự hoài nghi nhường chỗ cho sự chấp nhận và thiên thạch học trở thành một lĩnh vực nghiên cứu chính thống.

Thu Thảo (Theo Amusing Planet)




Source link

Cùng chủ đề

Quan sát mưa sao băng Geminid ở Việt Nam thế nào?

Tuy nhiên, vì trận mưa sao băng này sẽ đạt cực đại ngay trước ngày trăng tròn, nên việc quan sát có thể bị ảnh hưởng. Theo NASA, ánh sáng từ Mặt trăng sẽ làm mờ đi các thiên thạch mờ hơn trong thời gian mưa sao băng đạt cực đại."Tuy nhiên, Geminid nổi tiếng với các thiên thạch sáng và người ta thường phát hiện ra các ngôi sao băng của chùm này trước thời điểm đạt...

“Hành tinh thứ 9” ghi dấu ấn lên Trái Đất trước khi mất tích?

(NLĐO) - Một hành tinh bí ẩn có thể đã tiếp cận Mặt Trời thuở sơ khai với khoảng cách xa hơn Sao Thiên Vương một chút và sắp xếp lại mọi thứ trong hệ sao. ...

Cái gì đã quyết định trật tự quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt trời?

(Dân trí) - Sự tương tác giữa các hành tinh trong Hệ hay những lực tác động liên sao nào đã khiến các hành tinh có vị trí như hiện nay? Lý thuyết mới đây do các nhà khoa học ở Trường Đại học Garett Brown, Canada, đề xuất và cho rằng những vị khách liên sao như vậy có thể đã bay qua và gây ra những thay đổi trong quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt...

Phát triển không gian sinh hoạt chung cho đồng bào từ kết quả cuộc điều tra 53 DTTS ở Nghệ An

Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tạo ra không gia sinh hoạt chung là chủ trương rất được Nghệ An coi trọng trong những năm qua. Do đó, kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, sẽ là cơ sở để Nghệ An rà soát thực trạng dành nguồn lực nhằm củng cố, xây dựng...

Mặt Trời có thể bắt hành tinh mới, thay đổi sự sống Trái Đất?

(NLĐO) - Một phân tích mới cho thấy Mặt Trời có khả năng "bắt giữ" các vật thể liên sao to hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

ChatGPT, Facebook, Instagram sập ‘chớp nhoáng’ trên toàn cầu

Sự cố không truy cập được ChatGPT xảy ra vào khoảng 7h ngày 12-12 (giờ Việt Nam), gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Ngày 12-12, OpenAI cho biết công ty đang khắc phục sự cố khi công cụ trí...

Meta triển khai mô AI tiên tiến tối ưu hóa trải nghiệm vũ trụ ảo Metaverse

Vào ngày 12/12 vừa qua, Meta thông báo sẽ ra mắt một mô hình trí tuệ nhân tạo mới mang tên Meta Motivo. Mô hình này có khả năng điều khiển chuyển động của các tác nhân kỹ thuật số có hình dạng giống con người, mở ra tiềm năng nâng cao trải nghiệm...

ChatGPT đạt 300 triệu người dùng hàng tuần

DNVN - Sam Altman, Giám đốc điều hành của OpenAI, gần đây tiết lộ rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT hiện có hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024. ...

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Gói dịch vụ ChatGPT Pro để hỗ trợ lĩnh vực nghiên cứu có gì đặc biệt?

OpenAI đã ra mắt ChatGPT Pro, gói đăng ký trị giá 200 USD (khoảng 5 triệu đồng) mỗi tháng dành cho chatbot hàng đầu của mình. ...

Cùng chuyên mục

Tương lai long đong của TikTok tại Mỹ

Số phận tại Mỹ của ứng dụng TikTok giờ sẽ 'nằm trong tay' Tòa án tối cao Mỹ, hoặc Tổng thống đắc cử Donald Trump. TikTok hiện phải nhanh chóng gửi yêu cầu lên Tòa án tối cao để ngăn chặn hoặc lật ngược...

Phát hiện sốc về tổ tiên khác loài của người dân Á

(NLĐO) - Một loạt cuộc hôn phối dị chủng giữa tổ tiên Homo sapiens và một loài khác đã xảy ra liên tục từ 50.500 - 43.500 năm trước ở châu Á và châu Âu. ...

Lõi trong của Trái Đất có dấu hiệu “biến dạng”

DNVN - Các nhà khoa học vừa công bố một phát hiện quan trọng: Lõi trong của Trái Đất - phần kim loại đặc nằm sâu dưới lớp lõi ngoài dạng lỏng - không chỉ thay đổi tốc độ quay mà còn có khả năng đang biến dạng. ...

Apple vướng kiện tụng, CEO Tim Cook đến gặp ông Trump tại nhà

Cũng như nhiều ông lớn công nghệ khác, CEO Apple cũng muốn được gặp riêng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Tối 13-12 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có buổi gặp riêng với CEO Apple Tim Cook tại dinh...

Tàu săn sự sống ngoài hành tinh hồi sinh bất ngờ

(NLĐO) - Sau 11 tháng kể từ ngày kết thúc sứ mệnh đột ngột, tàu săn sự sống ngoài hành tinh Ingenuity đã bắt đầu một nhiệm vụ mới. ...

Mới nhất

Mưa dài ngày, nhiều nhà vườn Đà Nẵng nhọc nhằn vụ hoa Tết

Chỉ hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng hoa ở Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thời tiết mưa lạnh kéo dài. ...

Hải Phượng, Đinh Linh, Anh Tấn xúc động trước thành quả của học trò Thạc sĩ Kim Yến

(NLĐO) - Cuộc thi nhạc cụ dân tộc mang tên F-Sound Thanh Âm FPT University mùa 3- 2024 đã tạo dấu ấn đậm nét. ...

81 tân thạc sĩ của Trường ĐH Cửu Long

(NLĐO) - Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng 3 học viên đạt thành tích tốt nghiệp thủ khoa, có thành tích cao...

Việt Nam lần đầu thử nghiệm thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư

Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Hoa Kỳ thử nghiệm thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại. Tin mới y tế ngày 13/12: Việt Nam lần đầu thử...

Ngành dệt may chuyển đổi ‘kép’ để tiến xa hơn

DNVN - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hội nghị tổng kết 2024 ngày 14/12, ông Đặng Vũ Hùng – Phó Chủ...

Mới nhất