Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngTìm đường trở lại cho hợp đồng BT

Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT


Thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện đang là giải pháp được đặt lên bàn thảo luận để phương thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân.





Các dự án BT được đánh giá vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

Hình thức đầu tư BT trở lại

Sự trở lại của phương thức hợp đồng BT trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu không đồng nghĩa với tái diễn những tồn tại khiến hình thức đầu tư này bị dừng vào năm 2021.

“Luật PPP đã dừng triển khai dự án BT vì các yếu tố bất cập và các dự án không thành công của giai đoạn trước. Nhưng nếu thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện, khắc phục tối đa những bất cập của giai đoạn trước, BT vẫn là cách thức tốt để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân”, bà Nguyễn Thị Linh Giang, Chánh Văn phòng PPP, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ quan điểm của Ban soạn thảo tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật.

Phải nhắc lại, theo Luật PPP, kể từ năm 2021, hợp đồng BT không áp dụng đối với dự án đầu tư mới. Lý do được đưa ra khi đó là một số dự án không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác, đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…

Trước đó, trước năm 2014, hình thức BT được áp dụng cả hai hình thức thanh toán bằng tiền và bằng quỹ đất theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP. Kể từ năm 2014, Chính phủ dừng thực hiện hình thức thanh toán bằng tiền. Từ năm 2018, hình thức thanh toán bằng quỹ đất theo cơ chế ngang giá được luật hoá tại Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.

Nhìn nhận lại giai đoạn này, nhiều bộ, ngành, địa phương có dự án BT cho rằng, các dự án này vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa phương, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân, giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, các dự án đối ứng được thanh toán đầu tư cũng góp phần đáng kể cho việc cải thiện hạ tầng về nhà ở, dịch vụ, hình thành các đô thị mới, khu dân cư mới…

Đây cũng là cơ sở để Quốc hội cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm TP.HCM, TP. Hà NộiNghệ An. Tuy nhiên, cách thức áp dụng còn chưa thống nhất, tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. TP.HCM được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách thành phố). Nghệ An được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tiền thu từ đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất). Hà Nội được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (ngân sách thành phố) hoặc thanh toán bằng quỹ đất.

Vẫn còn bài toán thanh toán bằng tiền hay bằng đất

Cho tới thời điểm này, cơ chế thanh toán bằng tiền hay bằng đất vẫn đang được cân nhắc. Trong Dự thảo Luật mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đưa ra lấy ý kiến, vẫn có 2 phương án được đưa ra.

Phương án 1 quy định áp dụng hợp đồng BT thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền. Phương án 2 là áp dụng cả cơ chế thanh toán bằng tiền và bằng đất.

Bà Linh Giang cho biết, điểm khác biệt so với giai đoạn trước là, các điều kiện triển khai chặt chẽ, nhưng tổng mức đầu tư dự án được xác định căn cứ trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, tương tự công trình đầu tư công. Cách này sẽ tránh việc nâng khống giá trị công trình. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải qua đấu thầu, không được chỉ định thầu…

Với phương án 1, nguồn thanh toán phải được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để có cơ sở thanh toán hoặc được chi trả trực tiếp cho nhà đầu tư dự án BT từ nguồn tiền thu được từ đấu giá tài sản công. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có rủi ro, nếu chậm thanh toán, thì phần lãi phát sinh sẽ dẫn đến giá trị công trình tăng lên. Đây chính là bất cập đã xảy ra trong thực tế của nhiều dự án BT giai đoạn trước.

Mặt khác, đối với mô hình thanh toán bằng nguồn thu từ tiền đấu giá tài sản công, Ban soạn thảo cho rằng, sẽ phải xem xét, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước (để cho phép áp dụng cơ chế tiền thu được từ bán đấu giá được chi trả trực tiếp cho nhà đầu tư dự án BT, mà không phải nộp về ngân sách nhà nước) và sửa đổi Luật Đấu giá tài sản (để cho phép nhà đầu tư dự án BT được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu giá).

Phương án 2 cho phép áp dụng hợp đồng BT thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền (như phương án 1) và bằng quỹ đất. Phương án này tạo cơ sở pháp lý để huy động thêm nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển và phần nào khắc phục được bất cập trong việc xác định giá trị công trình BT, giá trị quỹ đất thanh toán tại thời điểm lập dự án, đấu thầu, ký kết hợp đồng.

Tuy nhiên, phương án này chưa xử lý được tình trạng giá trị quỹ đất thực tế tại thời điểm giao đất vượt gấp nhiều lần giá trị quỹ đất dự kiến tại hợp đồng; mặc dù cho phép cơ chế bù trừ chênh lệch nhưng vẫn thiếu cơ sở để giao toàn bộ quỹ đất dự kiến cho nhà đầu tư theo cam kết tại hợp đồng.

Đối với phương án này, trong quá trình lấy ý kiến, có đề xuất không sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT, mà chỉ sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 217, Luật Đất đai năm 2024 để thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, đề nghị bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán, áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư đề xuất đầu tư xây dựng công trình và chuyển giao cho Nhà nước quản lý, sử dụng mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng…

Rõ ràng, việc lựa chọn cơ chế nào sẽ cần phải cân nhắc nhiều, để đạt được mục tiêu khắc phục các vấn đề bất cập của mô hình này, đồng thời hoàn thiện quy định để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn.

Theo kế hoạch, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu sẽ được hoàn thiện, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10 tới đây.

Đánh giá lại hơn 3 năm thực hiện Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP. Những dự án này đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn của quốc gia, địa phương, với tổng mức đầu tư khoảng 380.000 tỷ đồng, nhu cầu sử dụng khoảng 190.000 tỷ vốn nhà nước.

Các dự án PPP mới triển khai theo quy định của Luật PPP dự kiến hình thành khoảng 1.000 km đường cao tốc, 2 cảng hàng không tiêu chuẩn cấp 4C, 3 công trình xử lý chất thải rắn cấp đặc biệt, 3 nhà máy cung cấp nước sạch, góp phần mở rộng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế – xã hội của các địa phương.

Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật vẫn còn và đang được sửa đổi.





Nguồn: https://baodautu.vn/tim-duong-tro-lai-cho-hop-dong-bt-d224329.html

Cùng chủ đề

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất, gỡ vướng cho các dự án BT

UBND TP.HCM vừa ban hành quy trình thanh toán cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) theo cơ chế, chính sách của nghị quyết 98. Theo quy trình, thời điểm thực hiện giao đất, cho thuê đất để thanh toán căn...

110 dự án chậm tiến độ, Quảng Ngãi xử lý thế nào?

Quảng Ngãi hiện có 110 dự án chậm tiến độ. Trong đó có 14 dự án trong Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ rất nhức nhối. Năm 2025 Quảng Ngãi sẽ rà soát quỹ đất khu kinh tế, phân loại dự án chậm và xử lý dứt điểm. ...

Rút ngắn thời gian thực hiện dự án công nghệ cao, bán dẫn nhờ thủ tục đặc biệt

Với những thủ tục đầu tư đặc biệt, là những quy định mới mang tính đột phá, thời gian thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao sẽ được rút ngắn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt.  Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục đầu tư...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền

Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật sửa đổi, bổ sung 119 điều, khoản và 3 Phụ lục của 4 Luật; lược bỏ cơ bản các nội dung quy định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm,...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực....

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây...

Xuất xưởng máy biến áp 500 kV

Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) vừa tổ chức xuất xưởng và gắn biển công trình “Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA” chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam. Xuất xưởng máy biến áp 500 kV - 3x300 MVA đầu tiên được sản xuất trong nước Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) vừa tổ chức xuất xưởng và gắn biển công trình...

Doanh nghiệp nông nghiệp than khổ vì hai bộ luật

Các doanh nghiệp mong muốn hai bộ luật này sẽ sửa đổi, bãi bỏ những quy định không cần thiết để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mong muốn hai bộ luật này sẽ sửa đổi, bãi bỏ những quy định không cần thiết để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp khổ vì quy định không cần thiết Luật...

Bài đọc nhiều

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. Chiều...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiết lộ gây ‘sốc’ về việc chậm triển khai dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, Hà Nội

(CLO) Mặc dù Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã lý do...

Cùng chuyên mục

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

TPO - Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. 18/12/2024 | 20:33 ...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận...

Xu hướng thị trường bất động sản 10 năm tới sẽ ra sao?

(NLĐO) - Nếu không giải quyết bài toán về giá nhà ở, thị trường bất động sản khó ổn định. Trong khi đó, việc tăng giá nhà gây khó khăn cho người dân. ...

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây...

Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân. Nâng cao hiểu biết về CBRN trong ngành Công Thương Thực hiện Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó...

Mới nhất

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

Mới nhất